Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Nguyễn Thành Long

CÙNG MẸ ĐÓN CHÚA
Trong Chúa Nhật thứ II và thứ III Mùa Vọng, chúng ta đã cùng với Gioan chuẩn bị tâm hồn đón Chúa bằng việc dọn đường. Hôm nay, Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng, Lời Chúa mời gọi ta cùng với Mẹ Maria chuẩn bị tâm tình và thái độ đón Chúa đến.

LÀM CHỨNG CHO ÁNH SÁNG SỰ THẬT
 Tối hôm qua, Thứ 7 (10.12.2011), các em Thiếu Nhi có xem nguyệt thực không? Hiện tượng nguyệt thực còn được gọi bằng một cái tên dân gian là gì? Là “gấu ăn trăng”. Nguyệt là trăng; thực là ăn. Sự thật thì có phải là mặt trăng bị gấu ăn không? Gấu nào mà ghê thế! Nguyệt thực hôm qua là toàn phần hay bán phần? Toàn phần. Đối với người dân Việt Nam, đây là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Em nào chưa xem thì bây giờ xem lại một vài hình ảnh trên màn hình máy chiếu nha (…)

NHỮNG CÁI CHẾT THẮM NỒNG LỬA YÊU MẾN VÀ HỒNG SÁNG NIỀM HY VỌNG
 Sau cú đấu đầu kinh hoàng giữa chiếc container và chiếc xe khách 54 chỗ, cô gái trẻ này đã cố nhoài người ra khỏi chiếc xe để tránh lửa, nhưng đôi chân của cô bị kẹt cứng. Cô ta đã khóc lóc van xin mọi người chặt đôi chân mình để lôi cô ra, nhưng không ai làm được. Mọi người đành bất lực nhìn ngọn lửa nuốt trọn thi thể nạn nhân. Một người dân chứng kiến ngẹn lời kể lại với phóng viên : "Cảnh tượng thật khủng khiếp. Còn hơn cả những gì có trong phim. Chắc suốt cả đời tôi không sao quên được giây phút kinh hoàng ấy".

Thái độ sống của những người “ngồi trên toà Môisê”
Mấy ngày qua các phương tiện truyền thông nói nhiều về cái chết thảm của nhà lãnh đạo độc tài Gadhafi. Nhiều sự thật trần trụi về lối sống giả hình, hai mặt của ông cũng đã được đưa lên mặt báo. Một trong những sự thật phũ phàng đó là sau khi nổi dậy cướp chính quyền từ vua Libya năm 1969, Gadhafi đã trở thành người hùng của dân tộc, song chẳng bao lâu sau ông đã chìm đắm trong quyền lực, tiền bạc và gái đẹp như những vị bạo vương. Đại tá Gadhafi tài hoa khi xưa, giờ đây lại xa rời dân chúng lúc nào không biết.

Thánh sử Luca: “Chữ Tâm kia mới bằng 3 Chữ Tài”
Người ta nói rằng trong 3 vị thánh sử của sách Tin Mừng Nhất Lãm, thánh Luca là người có tài năng về văn chương nhất; cụ thể, bút pháp thì điêu luyện, lối trình bày các câu chuyện thì khéo léo, lôi cuốn và hấp dẫn.

Bí quyết nên thánh : làm việc nhỏ với tình yêu lớn
Giáo hội Công giáo đã có bề dày lịch sử hơn 2000 năm, thế nhưng con số các vị thánh tiến sĩ thực sự rất khiêm tốn. Chỉ vỏn vẹn có 33 vị. Trong số đó, 30 vị là thánh nam, chỉ có 3 vị là thánh nữ. Và điều đặc biệt là trong số 3 vị thánh nữ ấy, nổi bật nhất vẫn là thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu mà Giáo hội mừng kính hôm nay. Thế thì nói nổi bật nhất là nổi bật ở những điểm nào ?

ĐỒNG BẠC CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG
Trong những năm gần đây hiện tượng đình công ở các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc ở các công ty xảy ra rất phổ biến, với tầm mức ngày càng lớn và nghiêm trọng. Nguyên nhân của vấn đề là do các ông chủ của các công ty này bóc lột, và đối xử với công nhân cách bất công quá lẽ. Phải làm việc vất vả, nhưng họ lại được các ông chủ của mình trả công quá bèo, không đủ sống. Báo chí còn đăng tải rất nhiều vụ : chủ của các công ti nước ngoài đối xử với các công nhân như những rô bốt, có khi còn nhục mạ xúc phạm đến thậm tệ, khiến công luận phải lên tiếng gay gắt.

THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA
Con người là một hữu thể sống cùng sống với người khác. Và khi biết sống cùng sống với người khác, ta càng trở nên “là người” hơn. Lời bài hát “Tôi chỉ thật sự là người nếu tôi sống với anh em tôi” diễn tả chân lý đó. Song thực tế cũng vì cuộc sống chung đụng, nên không thể tránh khỏi những điều va vấp, xúc phạm làm tổn thương đến nhau. Trong đời sống cộng đoàn, các môn đệ ngày xưa cũng đối mặt với vấn đề khó khăn tương tự. Điều quan trọng là phải biết thứ tha. Nhưng tha thứ có giới hạn không ? Bao nhiêu lần thì đủ ? Tha thứ để được gì ? Tại sao phải tha thứ ? v.v….

Môn đệ với Thập Giá
 Trên thực tế, có nhiều người muốn theo Chúa nhưng không muốn từ bỏ, càng không muốn vác thập giá mình. Thập giá của mình, chứ chưa nói đến chuyện vác thập giá của người khác. Những người đó không xứng đáng là môn đệ Chúa Giêsu. Cũng có người tôn thờ thập giá nhưng không vác thập giá. Có người quý chuộng Thập giá Chúa Giêsu, nhưng không quý chuộng thập giá mình. Một điểm đáng lưu tâm nữa trong lời mời gọi của Chúa Giêsu là hãy vác thập giá “hằng ngày”. Vác thập giá không phải chỉ một ngày hai ngày, hoặc chỉ vác thập giá của hôm qua hay hôm nay, mà là hằng ngày, mọi ngày trong suốt cuộc đời.

BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề đang được xã hội cũng như Giáo hội quan tâm nhiều đó là vấn đề giáo dục. Và điều khiến cho nhiều người bức xúc nhất đó là chương trình dạy và học quá tải. Càng cải cách thì chương trình càng nặng. Số môn học và lượng bài tập, bài học cứ thế mỗi năm mỗi tăng. Chiếc cặp học sinh càng ngày càng to càng nặng, có khi nặng hơn cả trọng lượng của các em. Hậu quả là cả thầy và trò, cả người học lẫn người dạy đều phải vật vả thương đau.

PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ : HAI VIÊN ĐÁ TẢNG DIỆU KỲ
Chúa Giêsu đã long trọng đặt tên mới cho ngài là Phêrô, tiếng Dothái là Kêpha, nghĩa là đá. Simon, cái tên đang đẹp như vậy, giờ được đổi thành đá (Nguyễn văn Đá !). Chắc hẳn Phêrô đã rất ngạc nhiên vì cha mẹ mình đặt tên như vậy, sao giờ Thầy mình lại đặt cho cái tên lạ lùng như thế. Tại sao lại là Đá ? Là đá có ý nghĩa gì ?

Sống tình thân với Chúa
Xưa kia thánh Augustino cũng khắc khoải đi tìm Chúa suốt cả chục năm trời, nhưng chẳng gặp được Chúa, nên Augustino cảm thấy khắc khoải triền miên. Mãi đến tuổi ba mươi, Augustino mới được ơn nhận biết Chúa ở ngay trong tâm hồn mình. Bấy giờ tâm hồn Augustino tràn ngập hạnh phúc nhưng đồng thời ngài cũng tỏ vẻ nuối tiếc vì mình biết Chúa quá muộn. Augustino tâm sự : "Lạy Chúa, con yêu Chúa quá muộn màng. Chúa vẫn ở trong con, đang khi con mải lo tìm Chúa bên ngoài".

MỤC TỬ NHÂN LÀNH
Ngài biết rõ từng con chiên. Biết theo nghĩa Thánh kinh, tức là không phải chỉ biết trên lý thuyết, biết theo con số, nhưng là biết tường tận từng đặc điểm, từng tính cách của mỗi con chiên và Ngài có thể gọi tên từng con một, dẫu đàn chiên của Ngài là vô cùng đông đảo. Tương quan giữa Ngài và đàn chiên là rất gần gũi và mật thiết. Đàn chiên trở nên lẽ sống của Ngài.

CÓ CHÚA LUÔN ĐỒNG HÀNH
Đúng như linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã viết trong một ca khúc của mình: “Mộng vàng tan mây, nhọc nhằn lê gót chân buồn đường dài”. Những năm tháng theo Thầy bôn ba rao giảng Tin Mừng, họ đã trọn niềm tin và niềm hy vọng vào Người. Tin Người là Ðấng Thiên Sai, Ðấng đã được các tiên tri loan báo từ ngàn xưa, và nay đã đến lúc Người sẽ ra tay giải thoát dân Ít-ra-en khỏi ách thống trị ngoại bang. Người sẽ đem lại sự ấm no và thịnh vượng cho dân tộc. Đồng thời Ngừơi sẽ thiên lập vương quốc và sẽ lên ngôi trị vì dân tộc. Còn họ sẽ là những nhân vật có chức cao quyền trọng.

Thứ 6 Tuần Thánh: DUNG MẠO NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ
 Chúa Giêsu đã đón nhận tất cả những đau khổ đó với thái độ tự hạ, tự hiến nhằm dâng lên Thiên Chúa Cha của lễ hy sinh làm giá cứu chuộc nhân loại. Ngài như con chiên hiền lành bị đem đi giết mà không một lời kêu ca. Bị hành hạ, Ngài không một lời kêu than. Bị xỉ nhục, Ngài không mắng chửi. Bị vác thập giá, Ngài không vừa vác vừa càm ràm than trách. Bị ngã lên ngã xuống, Ngài không thở dài tuyệt vọng. Bị treo trần trụi trên thập giá, Ngài không uất ức nguyền rủa.

NIỀM VUI ƠN CỨU ĐỘ
 Chúa nhật hôm nay, Chúa Nhật IV Mùa Chay được gọi là Chúa Nhật của niềm vui, niềm vui ơn cứu độ đã gần kề. Màu sắc nào nói lên điều đó ? Thưa là màu hồng. Ngoài sắc màu của Phụng vụ, thì chi tiết nào trong Tin mừng diễn tả niềm vui nữa? Ánh sáng. Vâng, ánh sáng diễn tả niềm vui hân hoan. Chẳng hạn đang đêm cúp điện tối om, bỗng nhiên có điện lại, hẳn là ai cũng vui mừng. Chính ánh sáng đã đem lại niềm vui. Cũng vậy, việc Chúa Giêsu mở mắt cho anh mù, để đem lại ánh sáng cho anh, đồng nghĩa với việc Ngài đem lại cho anh niềm vui lớn lao. Không chỉ có một, mà cùng lúc anh có đến bốn niềm vui.

Cuộc gặp gỡ làm nên lịch sử
Tin Mừng đề cập đến rất nhiều cuộc gặp gỡ. Có những cuộc gặp gỡ mà bên ngoài xem ra rất thường tình, song lại là những cuộc gặp gỡ làm nên lịch sử. Điển hình là những cuộc gặp gỡ : giữa Chúa Giêsu và Giakêu, Chúa Giêsu và Lêvi, Chúa Giêsu và Simon Phêrô, Chúa Giêsu và người đàn bà ngoại tình, và hôm nay một cuộc gặp gỡ khác, cuộc gặp gỡ rất đặc biệt giữa Chúa Giêsu với người phụ nữ Samari. Dưới ngòi bút linh động của thánh sử Gioan, thì đây là cuộc gặp gỡ làm nên cuộc “cách mạng” lớn, cuộc “cách mạng” trên 3 bình diện: chủng tộc, giới tính và tôn giáo.  

“Như nai rừng mong mỏi, tìm về suối nước trong”
Ngày 22/3 vừa qua, tại Nam Phi đã diễn ra nhiều hoạt động quốc tế kỷ niệm Ngày Nước Thế Giới, với chủ đề “Nước cho phát triển đô thị”. Hiện nay, dân số sinh sống tại các đô thị trên thế giới đã đạt đến 3,3 tỉ người và quá trình đô thị hóa vẫn không ngừng phát triển. Nhu cầu cấp thoát nước cho các đô thị đã trở thành vấn đề cấp thiết do nguồn nước bị suy giảm, mực nước sông hạ thấp, nhiều hồ, ao, kênh, mương bị san lấp...đang là những vấn nạn đối với nhiều đô thị.

Chiêm ngắm vinh quang thần tính Chúa tiền Phục Sinh
Các bản tin liên tục cập nhật con số thương vong theo chiều hướng ngày một tăng làm cho nhiều người choáng váng. Đặc biệt là tin tức dự báo về các dư chấn mạnh sẽ còn xảy ra nhiều trong thời gian sắp tới, cũng như tin về mức độ phát tán chất phóng xạ nguy hiểm trong không khí từ các lò phản ứng hạt nhân bị nổ hay bị hư hỏng… Tất cả đã tạo ra một bầu khí hoang mang và ảm đạm bao trùm toàn thể nước Nhật, kể cả thủ đô Tokyo, một thành phố hiện đại bậc nhất của xứ sở Hoa Anh Đào. Đối diện với hiểm nguy rình rập từ các vụ dư chấn, nhất là phóng xạ hạt nhân, các du học sinh sinh viên và kiều bào nước ngoài sinh sống tại Nhật đã phải tìm cách tháo chạy khỏi nước Nhật càng sớm càng tốt. Còn người dân bản xứ cảm thấy hoang mang và lo sợ não nề.   

HÀNH TRÌNH “LỘT XÁC” CỦA GIAKÊU
Đó là những cuộc trở lại lớn. Còn những cuộc trở lại nhỏ hơn thì cũng thế. Bởi vì chân lý đã được nêu rõ trong bài Tin Mừng hôm nay là bất cứ cuộc trở lại nào, dù lớn hay nhỏ, cũng đòi ta phải hy sinh và từ bỏ. Niềm vui sướng của ông Giakêu khi trở lại là một niềm vui rất lớn. Lớn đến nỗi ông trở thành một con người hết sức hào phóng, quảng đại bỏ đi hơn phân nửa tài sản của mình mà không mảy may tiếc nuối.

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 [5/8]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!