Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Thành Long
ĐỐ VUI NĂM MẬU TUẤT – 2018
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA
MẸ FATIMA - MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Một Đức Kitô “rất Chúa” và cũng “rất người”
Thánh sử Mathêu - 21.9 - BỨC TRANH ĐỔI ĐỜI TUYỆT ĐẸP
Lễ thánh Monica: BÀ MẸ CÔNG GIÁO ANH HÙNG
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ (Thứ Năm Tuần Thánh)
TRI ÂN NGƯỜI CỨU MẠNG
MÙNG 2 TẾT - MẮC NỢ MẸ CHA
MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN
Đấu nào ta đang đong cho Chúa và cho tha nhân?
Tôi đang làm chứng hay phản chứng về đạo?
Lần Chuỗi Mân Côi – một việc đạo đức đang bị giới trẻ “xếp xó”
Nước Thiên Chúa – Nước vĩnh hằng
‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC (Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)
Thứ Sáu Tuần Thánh - Suy tôn Thánh Giá và hôn chân Chúa
Lễ kính Thánh Giuse “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”
LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN
LỜI CẦU XIN ĐẸP LÒNG CHÚA
LO LẮNG THÁI QÚA LÀ THIẾU LÒNG TIN
ĐỨC KITÔ - VỊ LƯƠNG Y THỨ THIỆT
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Đến với Chúa nhờ Ánh Sáng Trời Cao soi dẫn
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
CỦA LỄ DÂNG CHÚA HÀI NHI
XIN ĐƯỢC PHỤNG SỰ VUA GIÊSU
CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC ĐANG CẦN NHỮNG THỨ GÌ?
DU LỊCH TƯỞNG NHỚ
Liệu ta có bị ai thế chỗ trong Nước Trời?
NICKNAME CỦA CHÚA GIÊSU
BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
PHỤC SINH – BIẾN CỐ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Hành trình Thương khó của Chúa Giêsu
Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống
Yêu thương thù địch - điều không dễ chút nào
CUỘC CÁCH MẠNG VỀ LỀ LUẬT
50 CÂU ĐỐ VUI NĂM CON NGỰA (GIÁP NGỌ)
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
CUỘC GẶP GỠ LÀM NÊN LỊCH SỬ

Chúa Nhật III Mùa Chay A

Tin Mừng đề cập đến rất nhiều cuộc gặp gỡ. Có những cuộc gặp gỡ mà bên ngoài xem ra rất thường tình, song lại là những cuộc gặp gỡ làm nên lịch sử. Điển hình là những cuộc gặp gỡ : giữa Chúa Giêsu và Giakêu, Chúa Giêsu và Lêvi, Chúa Giêsu và Simon Phêrô, Chúa Giêsu và người đàn bà ngoại tình, và hôm nay một cuộc gặp gỡ khác, cuộc gặp gỡ rất đặc biệt giữa Chúa Giêsu với người phụ nữ Samari. Dưới ngòi bút linh động của thánh sử Gioan, thì đây là cuộc gặp gỡ làm nên cuộc “cách mạng” lớn, cuộc “cách mạng” trên 3 bình diện: chủng tộc, giới tính và tôn giáo.  

1. Cuộc cách mạng phá đổ hàng rào phân biệt về chủng tộc.

Chúng ta biết rằng mối bất hòa giữa dân Do thái và dân Samaria bắt nguồn từ một câu truyện rất xa xưa. Khoảng năm 720 tcn, người Assyri xâm chiếm và thống trị vương quốc Samaria ở phía bắc. Người Samari bắt đầu cưới gả với người ngoại bang mới đến. Người Do thái coi đó là trọng tội, không thể tha thứ. Vì họ đã làm mất thuần chủng Do thái. Cho đến nay, trong gia đình Do thái có một luật hết sức nghiêm khắc là, nếu có một đứa con trai hay con gái cưới vợ lấy chồng ngoại bang, thì người ta lập tức làm lễ an táng người con ấy, vì bị xem như đã chết rồi. Như vậy, đa số dân xứ Samaria thuộc vương quốc miền bắc bị đầy sang Mêđi và không bao giờ trở về nữa, họ bị đồng hóa với các dân tộc thống trị họ. Số người còn trong xứ lại cưới gả với dân ngoại bang được đưa đến đó, nên họ cũng mất luôn quyền làm công dân Dothái.

Về sau, vương quốc miền Nam, là Giuđêa cũng bị xâm lăng và bại trận. Dân chúng bị đày sang Babylon, nhưng không mất gốc, họ vẫn còn là dân Do thái ngoan cố. Sau thời lưu đày trở về, công việc đầu tiên của họ là tu sửa lại Đền thờ Giêrusalem đã bị phá hủy. Người Samaria đến giúp đỡ, vì muốn được cùng làm công việc thánh thiêng ấy, nhưng họ bị khinh miệt và khước từ. Nhục vì bị từ khước, người Samaria quay lại chống đối kịch liệt dân Giuđêa.

Sự bất hòa còn gay gắt hơn, khi người Do thái phản đạo là Manasê tìm cách xây một đền thờ đối lập trên núi Garizim, nằm trung tâm xứ Samaria mà người phụ nữ đã đề cập đến. Về sau, năm 129 tcn, quân Dothái mở cuộc tấn công người Samaria và hủy diệt ngôi Đền thờ tại Garizim. Người Do thái và Samaria lại càng thù ghét nhau hơn. Cuộc bất hòa giữa hai dân tộc, Do thái và Samaria, đã có từ hơn bốn trăm năm, nhưng vẫn gay gắt vào thời Chúa Giêsu. Cho nên người đàn bà Samaria sửng sốt khi thấy Chúa Giêsu là một người Do thái, lại bắt chuyện với mình, một người Samari. (x. Bài giảng của tác giả NT). Đó là bình diện thứ nhất mà cuộc cách mạng của Chúa Giêsu đã phá đổ, bình diện phân biệt chủng tộc.

2. Cuộc cách mạng phá đổ hàng rào kỳ thị về giới tính.

Người Samaria mà Chúa Giêsu gặp gỡ hôm nay lại là một phụ nữ. Trong khi luật cấm nam nhân chào hỏi phụ nữ giữa những nơi công cộng, cấm ngay cả với vợ, con gái hay chị em của mình nữa. Một số người Biệt phái còn nhắm nghiền mắt lại khi gặp phụ nữ ngoài đường phố. Một đạo sĩ bị bắt gặp nói chuyện công khai với phụ nữ thì kể như tiếng tăm sự nghiệp tiêu tan. Thế nhưng Chúa Giêsu lại trò chuyện với một người, chẳng những là phụ nữ, mà còn là một phụ nữ xấu nết, chồng con lăng nhăng, 5-6 lần rối. Không một người đàn ông đứng đắn nào, chứ đừng nói đến đạo sĩ, hay ngôn sứ chịu để cho người ta thấy mình đứng chung hay trao đổi dù chỉ một lời với bà ta. Vậy mà điều đó lại xảy ra với Chúa Giêsu (x. Bài giảng của tác giả NT). Bởi thế khi các môn đệ trở về, trông thấy sự việc, họ cho là Thầy mình đã gây ra một xì-căng-đan, có nguy cơ “mất phần linh hồn”.

3. Cuộc cách mạng phá đổ hàng rào độc quyền về tôn giáo.

Những người Samari thờ phượng Thiên Chúa trên núi Garizim. Còn những người Dothái thờ phượng Thiên Chúa trên núi Sion, tức Giêrusalem. Và hai bên tranh cãi với nhau, thù ghét nhau.

Chúa Giêsu khẳng định: "Đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Jêrusalem!” Cách nói thân tình của Người diễn tả một mạc khải quan trọng: thời kỳ cũ đã qua rồi và cách thờ phượng cũ đã chấm dứt. Nay là thời thiên sai, thời kỳ của ơn cứu độ phổ quát: "Đã đến lúc những người thờ phượng đích thực, sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần khí và sự thật”. Thờ phượng trong thần khí là thờ phượng theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần; thờ phượng trong sự thật là thờ phượng với tâm tình kết hợp với Đức Giêsu, Đấng đã xưng mình là đường, là sự thật và là sự sống.

Đức Giêsu đã khai mở và thiết lập giao ước mới. Nghi lễ cũ phải nhường cho nghi lễ mới. Người chính là của lễ mới và là Đền thờ duy nhất của Thiên Chúa Cha. Những ai tin nhận Người là Đấng Thiên sai, Đấng giải thoát con người khỏi tội lỗi và sự chết, thì sẽ có được sự sống mới của Thiên Chúa cách đích thực. Tôn giáo nào đưa con người gặp gỡ được với Thiên Chúa trong Thánh thần, trong chân lý là tôn giáo được đón nhận. Đây hẳn là một cái nhìn mang tính cách mạng, cách mạng về nơi thờ phượng tôn giáo.

Qua cuộc gặp gỡ với người phụ nữ Samaria, Chúa Giêsu đã phá vỡ các hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc và các lề thói chính thống của Do thái giáo. Tại đây Ngài đã thực hiện cuộc cách mạng giải phóng con người khỏi ý thức hệ, vốn trói buộc con người hàng chục thế kỷ. Tại đây tính cách phổ quát của Tin mừng là khởi điểm. Tại đây Thiên Chúa đang yêu thương thế gian, không bằng lý thuyết, nhưng bằng hành động, hành động đem lại ơn cứu độ. Dĩ nhiên chỉ có Đấng là Mêsia, là Thiên Sai mới làm nên điều kỳ diệu đó. Ngài chính là Đấng mà Cựu Ước đã loan báo, Đấng Cứu Độ mà muôn dân đang trông đợi, Đấng đem lại Nước Hằng Sống cho con người. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tác giả: Lm. Nguyễn Thành Long

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!