Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Thành Long
ĐỐ VUI NĂM MẬU TUẤT – 2018
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA
MẸ FATIMA - MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Một Đức Kitô “rất Chúa” và cũng “rất người”
Thánh sử Mathêu - 21.9 - BỨC TRANH ĐỔI ĐỜI TUYỆT ĐẸP
Lễ thánh Monica: BÀ MẸ CÔNG GIÁO ANH HÙNG
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ (Thứ Năm Tuần Thánh)
TRI ÂN NGƯỜI CỨU MẠNG
MÙNG 2 TẾT - MẮC NỢ MẸ CHA
MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN
Đấu nào ta đang đong cho Chúa và cho tha nhân?
Tôi đang làm chứng hay phản chứng về đạo?
Lần Chuỗi Mân Côi – một việc đạo đức đang bị giới trẻ “xếp xó”
Nước Thiên Chúa – Nước vĩnh hằng
‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC (Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)
Thứ Sáu Tuần Thánh - Suy tôn Thánh Giá và hôn chân Chúa
Lễ kính Thánh Giuse “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”
LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN
LỜI CẦU XIN ĐẸP LÒNG CHÚA
LO LẮNG THÁI QÚA LÀ THIẾU LÒNG TIN
ĐỨC KITÔ - VỊ LƯƠNG Y THỨ THIỆT
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Đến với Chúa nhờ Ánh Sáng Trời Cao soi dẫn
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
CỦA LỄ DÂNG CHÚA HÀI NHI
XIN ĐƯỢC PHỤNG SỰ VUA GIÊSU
CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC ĐANG CẦN NHỮNG THỨ GÌ?
DU LỊCH TƯỞNG NHỚ
Liệu ta có bị ai thế chỗ trong Nước Trời?
NICKNAME CỦA CHÚA GIÊSU
BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
PHỤC SINH – BIẾN CỐ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Hành trình Thương khó của Chúa Giêsu
Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống
Yêu thương thù địch - điều không dễ chút nào
CUỘC CÁCH MẠNG VỀ LỀ LUẬT
50 CÂU ĐỐ VUI NĂM CON NGỰA (GIÁP NGỌ)
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
THÁI ĐỘ SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI “NGỒI TRÊN TOÀ MÔISÊ”

Chúa Nhật 31 TN A

Mấy ngày qua các phương tiện truyền thông nói nhiều về cái chết thảm của nhà lãnh đạo độc tài Gadhafi. Nhiều sự thật trần trụi về lối sống giả hình, hai mặt của ông cũng đã được đưa lên mặt báo. Một trong những sự thật phũ phàng đó là sau khi nổi dậy cướp chính quyền từ vua Libya năm 1969, Gadhafi đã trở thành người hùng của dân tộc, song chẳng bao lâu sau ông đã chìm đắm trong quyền lực, tiền bạc và gái đẹp như những vị bạo vương. Đại tá Gadhafi tài hoa khi xưa, giờ đây lại xa rời dân chúng lúc nào không biết.

Trong suốt 42 năm cầm quyền, ông hô hào xây dựng một đất nước dân chủ và phồn thịnh, nhưng chính ông lại tham nhũng, bạo lực và cường quyền. Ông đã vơ vét rất nhiều của cải của nhân dân, của đất nước, với hàng trăm tỉ đôla được tẩu tán ra nước ngoài và hàng tỷ đôla khác được cất dấu dưới các hầm bí mật. Trong khi dân chúng thì sống trong cảnh nghèo khổ. Bên ngoài ông tỏ ra là một người vị tha và đức hạnh, nhưng thực chất bên trong ông không hề biết thế nào là khoan dung, tha thứ và hòa giải. Những người chống lại ông đều bị tiêu diệt không thương tiếc. “Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, là nguyên tắc cai trị sắt máu của ông lúc tại vị. Ông nói một đàng nhưng sống và làm một nẻo. Đúng là một con người giả hình. Những gì mà ông đã gây ra cho Libya thật đau đớn. Lịch sử bị kéo lùi tới 42 năm, sự chia rẽ và lòng hận thù sẽ còn chồng chất dài dài.

Tuy nhiên hành động giả hình ấy đã bị chính người dân Lybia trừng trị. Khi bắt được ông từ dưới ống cống, họ đã tức giận lôi ông ta lên và bắn vào đầu ông ta. Chưa hết, sau khi chết, ông ta đã bị lột trần và bị kéo đi trên phố như một con vật. Có những 170 tỷ đôla, nhưng ông ra đi không một xu mang theo xuống âm phủ. Đó là cái giá ông phải trả cho lối sống giả hình của mình!

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng lên án gay gắt một thái độ giả hình khác, thái độ giả hình của các luật sĩ Biệt Phái. Sự giả hình này còn tệ hại hơn cả sự giả hình của Gadhafi vì đây là sự giả hình ngay trong một lãnh vực thánh thiêng : lãnh vực tôn giáo.

Ngài đã thẳng thắn vạch mặt chỉ tên những hành động giả hình của họ vì “Họ chỉ nói mà không làm. Họ đặt lên vai kẻ khác những bó nặng, nhưng chính họ lại không màng giơ tay lay thử” (Mt 23,3-4). Họ là những người có chức phận quyền uy trong Đạo. Họ “có thế” ngồi trên tòa Môisê để giảng dạy và “có quyền” trục xuất khỏi Hội Đường những ai không giữ Luật. Họ mang hộp kinh thật to (hộp kinh là một túi nhỏ đựng những thẻ bài ghi những câu Kinh Thánh quan trọng), để chứng tỏ mình biết Kinh Thánh hơn mọi người. Họ mang tua áo thật dài để chứng tỏ mình là người có chức cao quyền trọng trong dân. Trong khi đời sống của họ thì lại khác xa một trời một vực.

Không chỉ tố cáo thái độ sống đạo méo mó lệch lạc, Chúa Giêsu còn lên án việc sống đạo vụ hình thức nặng nề của họ. Họ chủ trương tuân giữ luật lệ một cách tỉ mỉ, rườm rà theo bề ngoài mà quên đi cái cốt lõi của luật. Tâm thức vụ luật ấy khiến cho họ tìm mọi cách làm cho số luật lệ gia tăng thêm nhiều, và biến chúng thành khí cụ để áp chế, để bóp nghẹt sự tự do tinh thần của dân chúng. Hậu quả là mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa trở thành một cái gánh nặng nề. “Họ đã không vào Nước Trời, nhưng lại còn cản trở những người khác vào” - Chúa Giêsu đã từng phê phán như thế.

Trong thời Cựu Ước, thế kỷ thứ V, ngôn sứ Malakhi thừa lệnh của Thiên Chúa, đã nặng lời quở trách các nhà lãnh đạo Dothái đương thời cũng cùng một tội ấy. Lúc bấy giờ Đền thờ đã được tái thiết đàng hoàng, nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo Dothái chỉ quan tâm tổ chức các lễ nghi hoành tráng bề ngoài, mà không màng quan tâm hướng dẫn tinh thần cho dân chúng. Từ đó phát sinh nhiều tệ nạn : các lễ vật dâng tiến cho Chúa là những con vật què quặt, đui mù, thậm chí là những con vật ăn cắp ; dung túng cho việc li dị, hôn nhân với người ngoại; trốn thuế thập phân… Còn các nhà lãnh đạo thì đối xử với dân chúng một cách quan liêu, hống hách chỉ để nhằm tư lợi.

Ngày hôm nay, những người Pharisiêu không còn, nhưng tinh thần Pharisiêu vẫn chưa chết. Giáo Hội qua thời đại phải nhìn nhận rằng tinh thần thế tục xa lạ đã len lỏi vào trong hàng ngũ các đấng bậc. Những chức tước, “thẻ kinh”, “tua áo” đã làm hoen ố đi hình ảnh một Giáo Hội chân thật, một Giáo Hội của người nghèo. Chính vì thế, Công đồng Vatican II đã bỏ đi nhiều điều phù phiếm đó. Một giai thoại kể rằng trong khi diễn ra Công Đồng, một quan sát viên cho biết : Có hai Giám mục của xứ nghèo đã đeo ở tay những chiếc nhẫn vàng to tướng! Đức Phaolô VI ghi nhận và ngài đã nêu gương bằng cách biếu mỗi nghị phụ một chiếc nhẫn đơn sơ. Và rồi một số các nghị phụ đã quyết định thay thế cây Thánh giá vàng bằng một cây Thánh giá gỗ.

Trong thư gửi giáo đoàn Thesalô, thánh Phaolô đã mô tả chân dung thật đẹp nhà lãnh đạo tinh thần trong đạo mới mà chính ngài là điển hình. Cốt lõi của nhiệm vụ, ấy là lương tâm trách nhiệm về năng quyền mà Chúa trao phó. Ngài biết ai đã sai phái ngài đi và đi đến với ai. Ngài là Tông đồ của Chúa. Sứ mạng ấy là một ơn huệ đặc biệt Chúa ban cho ngài và cho toàn dân : ơn soi sáng, ơn sức mạnh, ơn Tình yêu. Ngài luôn tâm niệm rằng người Tông đồ phải phục vụ tận tuỵ đêm ngày và sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống mình để Lời Chúa được loan báo cho mọi người.

“Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải là người phục vụ anh em” (Mt 23,11). Đó là điều Chúa Giêsu căn dặn tất cả chúng ta, là các linh mục, là quý ông bà anh chị em, những người “ngồi trên tòa Môisê” hướng dẫn kẻ khác. “Kẻ khác” đó là ai, nếu không phải là đàn chiên, là con cháu của mình.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tác giả: Lm. Nguyễn Thành Long

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!