|
Bài Viết Của Phaolô Phạm Xuân Khôi
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Cái Chết trong Gia Đình
“Mỗi khi một gia đình gặp tang tóc - thậm chí tang tóc khủng khiếp – họ tìm thấy
sức mạnh để bảo vệ đức tin và đức mến là những điều liên kết chúng ta với những
người mà chúng ta yêu thương, nó ngăn chặn không cho sự chết lấy đi tất cả mọi
sự.”
ĐTC Phanxicô |
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Bệnh Tật trong Gia Đình
“Sự yếu đuối và đau khổ của những người thân yêu nhất và thánh thiêng nhất của
chúng ta, có thể trở thành một trường học sống cho con cái và cháu chắt chúng ta
- điều quan trọng là phải giáo dục con cháu hiểu sự gần gũi này khi có người đau
ốm trong gia đình.”
ĐTC Phanxicô |
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Gia Đình và sự Nghèo Khổ
“Hội Thánh là mẹ, và không được quên được thảm cảnh này của con cái mình. Chính
Hội Thánh cũng phải nghèo, để trở nên hiệu quả và đáp ứng với đau khổ lớn lao
như thế. Một Hội Thánh nghèo là một Hội Thánh tự nguyện thực hành sự đơn giản
trong cuộc sống của mình - trong các cơ cấu của mình, trong cách sống của các
thành viên của mình - để đạp đổ mọi bức tường ngăn cách, đặc biệt là với người
nghèo.” |
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Việc Đính Hôn
“Cần phải tái lượng giá thời gian đính hôn như thời gian để hiểu biết nhau và
chia sẻ dự định với nhau. Cuộc hành trình chuẩn bị hôn nhân phải được sắp đặt
theo quan điểm này… Việc đính hôn là một con đường trong đời sống cần được chín
mùi như trái cây, một con đường trưởng thành trong tình yêu, cho đến khi nó trở
thành hôn nhân.” |
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Việc Giáo Dục Con Cái
“Nền tảng của tất cả (nền giáo dục) là tình yêu, tình yêu mà Thiên Chúa ban cho
chúng ta, tình yêu “không thô lỗ, không tìm tư lợi, không nóng giận, không oán
thù, không vui mừng vì điều bất chính, … hoàn toàn bao dung, hoàn toàn tin tưởng,
hoàn toàn hy vọng, chịu đựng tất cả.” (1 Cor 13,5-6)” |
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Ba Lời Quan Trọng trong Gia Đình: “Xin Phép”, “Cảm Ơn” và “Xin Lỗi”
“Ba lời “xin phép”, “cảm ơn” và “xin lỗi”… mở ra một con đường để sống hạnh phúc
và an hoà trong gia đình. Những lời này rất đơn sơ, nhưng không dễ thực hành! Chúng
hàm chứa một sức mạnh phi thường: sức mạnh để bảo vệ gia đạo, ngay cả trước hàng
ngàn khó khăn và thử thách; ngược lại, việc thiếu chúng sẽ từ từ sẽ gây ra các
rạn nứt, thậm chí có thể làm đổ vỡ gia đình..” |
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Tam Nhật Thánh
“Trong những ngày này của Tam Nhật Thánh, chúng ta đừng chỉ giới hạn mình trong
việc tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa, nhưng hãy bước vào mầu nhiệm, và hãy
nhận lấy những tâm tình và thái độ của Chúa làm của mình, như Thánh Tông Đồ
Phaolô mời gọi chúng ta: “Anh chị em hãy có cùng một tâm tình của Chúa Giêsu
Kitô” (Phil 2:5).” |
|
ĐTC Phanxicô: Hãy Cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình
“Tôi xin anh chị em vui lòng đừng tiếc lời cầu nguyện của anh chị em. Tất cả
mọi người – từ Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám Mục, linh mục, tu sĩ đến giáo dân -
chúng ta được mời gọi cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục. Có điều này rất
cần là đừng bàn ra tán vào!” |
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Trẻ Em – Phần 1
“Trẻ em tự chúng là một kho báu cho nhân loại và cho Hội Thánh, vì chúng liên
tục nhắc nhở chúng ta điều kiện cần thiết để được vào Nước Thiên Chúa: không coi
mình là tự túc, nhưng cần được giúp đỡ, yêu thương và tha thứ.”
|
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Ơn Gọi và Sư Vụ của Những Người Cao Niên
“Chúng ta có thể cảm tạ Chúa vì những ơn ích nhận được, và lấp đầy khoảng trống
vô ơn bao bọc quanh Người. Chúng ta có thể cầu bầu cho những kỳ vọng của các
thế hệ trẻ…. Chúng ta có thể nhắc nhở những người trẻ đầy tham vọng rằng một
cuộc đời không có tình yêu là một cuộc đời cằn cỗi. Chúng ta có thể nói với
những người trẻ đang sợ hãi rằng nỗi lo âu về tương lai có thể được khắc phục. Chúng
ta cũng có thể dạy cho những người trẻ chỉ biết yêu mình rằng cho đi còn vui hơn
là nhận lại.” |
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Những Người Cao Niên
“Một cộng đồng Kitô hữu, ở đó sự gần gũi và lòng rộng lượng không còn được coi
là cần thiết thì sẽ đánh mất linh hồn của mình. Ở đâu không có sự tôn trọng
những người cao niên thì ở đó cũng không có tương lai cho những người trẻ.” |
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Tình Huynh Đệ trong Gia Đình
“Mối tình huynh đệ được hình thành trong gia đình giữa con cái, nếu xảy ra trong
một môi trường giáo dục rộng mở cho tha nhân, là trường học lớn về tự do và hòa
bình. Trong gia đình, giữa anh chị em, chúng ta học cách chung sống giữa con
người, như chúng ta phải sống trong xã hội.” |
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Con Cái trong Gia Đình
“Làm con cái là điều kiện cơ bản để nhận biết tình yêu của Thiên Chúa, Đấng là
nguồn mạch tận cùng của phép lạ này. Trong linh hồn mỗi đứa con, dù có yếu đuối
thế nào đi nữa, cũng được Thiên Chúa đặt ấn tín của tình yêu này, đó là nền tảng
của phẩm giá cá nhân của nó, một phẩm giá không có gì và không ai có thể tiêu
diệt được.” |
|
Diễn từ của ĐTC Phanxicô dành cho các Tham Dự Viên Hội Nghị Thường Kỳ của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân
Thời gian vừa qua, kể từ Đại Hội lần trước của anh chị em cho đến nay, là một
thời gian hoạt động và thực hiện các sáng kiến tông đồ đối với anh chị em. Trong
đó anh chị em dùng Tông Huấn
Evangelii Gaudium
như văn bản nền tảng cho các chương trình hoạt động và như một la bàn để hướng
dẫn các suy tư và hành động của anh chị em. Năm mới vừa bắt đầu đánh dấu một kỷ
niệm quan trọng: kỷ niệm 50 năm ngày bế mạc Công Đồng Vaticanô II. Về vấn đề
này, tôi biết rằng anh chị em đang chuẩn bị cách thích đáng một buổi lễ kỷ niệm
ngày ban hành Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân (Laici
Apostolicam Actuositatem).
Tôi khuyến khích sáng kiến này, là sáng kiến không chỉ nhìn vào quá khứ, mà còn
nhìn vào hiện tại và tương lai của Hội Thánh. |
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Sự Hiện Diện của Người Cha trong Gia Đình – Phần 2
“Điều cần thiết trước hết là điều sau đây: người cha phải hiện diện trong gia
đình. Nghĩa là gần gũi vợ mình, để chia sẻ tất cả mọi sự, vui buồn, nhọc nhằn
và hy vọng. Nghĩa là gần gũi con cái trong sự lớn lên của chúng.” Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô được ban hành ngày 4 tháng 2
năm 2015 trong buổi Triều Yết Chung tại Đại Sảnh Phaolô VI. Hôm nay ĐTC tiếp
tục chu kỳ Giáo Lý về Gia Đình. Ngài giải thích về giá trị của sự hiện diện của
người cha trong gia đình..
|
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Sự Hiện Diện của Người Cha trong Gia Đình
“Sự vắng bóng của người cha trong cuộc sống của trẻ em và thanh thiếu niên tạo
ra những khoảng cách và những vết thương có thể rất trầm trọng…. Sự lầm đường
lạc lối của trẻ em và thanh thiếu niên có thể phần lớn là do sự thiếu vắng này,
thiếu các gương sáng và những hướng dẫn có thẩm quyền trong cuộc sống hàng ngày
của các em, thiếu sự gần gũi, thiếu tình yêu của người cha.” |
|
Bài Giáo Lý 17 của ĐTC Phanxicô về Hội Thánh: Mẹ Hội Thánh
“Một xã hội mà không có các bà mẹ sẽ là một xã hội vô nhân đạo, bởi vì các bà mẹ
luôn biết làm chứng, ngay cả trong những lúc đen tối nhất, sự dịu dàng, sự tận
tâm và sức mạnh luân lý… Nếu không có các bà mẹ, thì không những sẽ không có các
tín hữu mới, mà đức tin sẽ bị mất nhiều sức nóng đơn sơ và sâu xa của nó. Và
Hội Thánh là một người mẹ, là mẹ của chúng ta với tất cả những điều ấy!” |
|
Bài Giáo Lý 15 của ĐTC Phanxicô về Hội Thánh: Ơn Gọi Nên Thánh Phổ Quát
“Để nên thánh, không nhất thiết phải là các giám mục, linh mục hay tu sĩ: không, tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh… Khi Chúa mời gọi chúng ta nên thánh, Người không gọi cho chúng ta làm một điều gì nặng nề, buồn thảm… Đó là một lời mời để chia sẻ niềm vui của Người, để sống và dâng hiến với niềm vui từng giây phút của cuộc đời mình, đồng thời nó trở thành một món quà yêu thương cho những người ở bên cạnh chúng ta.”
|
|
Bài Giáo Lý 14 của ĐTC Phanxicô về Hội Thánh: Tác Vụ Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế trong Hội Thánh
“Khốn cho một Giám Mục, một linh mục hay một phó tế khi nghĩ rằng mình biết hết mọi sự, rằng mình luôn luôn có câu trả lời đúng cho tất cả mọi sự và không cần bất kỳ ai. Ngược lại, ý thức rằng mình trước hết là đối tượng của lòng thương xót và lòng từ bi của Thiên Chúa phải đưa một mục tử của Hội Thánh đến một thái độ luôn luôn khiêm tốn và cảm thông với những người khác.”
|
|
Bài Giáo Lý 13 của ĐTC Phanxicô về Hội Thánh: Hội Thánh Phẩm Trật
“Chức Giám Mục là một việc phục vụ, chứ không phải là một vinh dự để khoe khoang. Làm Giám Mục có nghĩa là luôn luôn giữ trước mắt mình gương của Chúa Giêsu, như Vị Mục Tử Nhân Lành, đến không phải để được phục vụ mà để phục vụ, và để hiến mạng sống mình cho đoàn chiên của mình.”
|
|
[1]
4
5 6
7
8
9
10
11
12
13 [6/13] |