Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Viết Của
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Rao Giảng Đức Kitô trong Thế Giới Hiện Đại - Sứ Vụ Truyền Giáo của Đức Lêo XIV
Triều Đại ĐGH Phanxicô Dưới Sự Quan Phòng của Thiên Chúa
Nền Tảng và Cùng Đích của Cuộc Lữ Hành Hy Vọng
Người Lữ Hành Hy Vọng trước Các Thách Đố của Thời Đại
Thánh Lễ Là Cuộc Tưởng Niệm Chữa Lành Ký Ức của Chúng Ta
Thánh Thể và Lời Mời Gọi Truyền Giáo, Phần I
Bí Tích Thánh Thể Chữa Lành Lo Âu Và Trầm Cảm
Thánh Thể Là Linh Hồn Của Một Hội Thánh Hiệp Hành
Bí Tích Thánh Thể Chữa Lành Trái Tim Tan Vỡ của Chúng Ta
Từ Thánh Thể đến Truyền Giáo - Quyền Năng Biến Đổi của Chúa Thánh Thần - Hãy để Chúa Thánh Thần biến Bạn thành Thừa Sai Thánh Thể
Khám phá Căn Tính Thật Sự của Chúng Ta trong Thiên Chúa
Bốn Trụ Cột của Năm Truyền Giáo Thánh Thể
Bài Thuyết Trình của Đức Cha Robert Barron trong Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc 2024
Bài Giảng của Đức Hồng Y Luis Tagle trong Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc Hoa Kỳ 2024
Tám Lý Do Để Biến Đổi Một Giáo Xứ Từ Tình Trạng Bảo Trì sang Truyền Giáo
Quyền Năng của việc Chầu Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 8 – Tiến về Phía Trước – Yêu Đến Cùng
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 7 – Đời Sông Giáo Xứ Hậu COVID – Tạo Không Gian để Gỡ và Liên Hệ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 6 – Vun Trồng Một Nền Văn hóa Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 5 – Xây Dựng một Nền Văn hóa Thánh Thể
Bài 4 – Thánh Lễ và Sứ Vụ: Hành Trình từ Phụng Vụ sang Phúc Âm Hoá
Bài 3 - Bày Tỏ Đức Kitô: Dâng Lễ vật đến Kinh Tạ Ơn
Bài 2 - Mối Liên hệ giữa Phụng Vụ Lời Chúa, Tin Mừng và Mầu Nhiệm Bàn Thờ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ (Linh đạo Thánh Thể của Linh mục – Bài 1)
Chuẩn bị cho Chiến Dịch Mời Một Người Trở Lại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
TÔN THỜ THÁNH THỂ (Bài 9 - Nhất Quán Thánh Thể)
TÔN THỜ THÁNH THỂ
RƯỚC LỄ LÀ HIỆP THÔNG VỚI ĐỨC KITÔ VÀ HỘI THÁNH
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài IV Chúa Giêsu là Chúa và Người Yêu Các Linh Hồn
Sự Hiện Diện Thật của Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài III – Lời Mời Gọi Nên Thánh Phổ Quát
SỰ HIỆN DIỆN THẬT CỦA ĐỨC KITÔ TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ
TẠI SAO CHÚA GIÊSU CHỊU CHẾT?
Cuộc Hành Hương Thánh Thể theo Lộ Trình Phía Nam St. Juan Diego sẽ đi qua nhiều Cộng Đồng Việt Nam
Người Công giáo tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Toàn quốc và Đại hội Thánh Thể Toàn quốc có cơ hội lãnh nhận Ơn Toàn Xá
Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa Là Dâng Hy Tế Thiêng Liêng
Thánh Lễ Là Suối Nguồn của Lòng Thương Xót
Bài Ca Thứ Tư Người Tôi Tớ Đau Khổ (Is 52:13-53:12)
BÀI CA THỨ BA NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 50:4-11)
BÀI CA THỨ HAI NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (49:1-6)
TẤT CẢ MỌI NGƯỜI PHẢI TRỞ THÀNH MÔN ĐỆ TRUYỀN GIÁO

 

Không ai được miễn chước lời mời gọi trở thành Môn Đệ Truyền Giáo.

Tiếp tục loạt bài về chủ đề “Môn Đệ Truyền Giáo”, chúng tôi xin giới thiệu bản dịch bàiNo one is exempt from call to be missionary disciple” của Đức Cha Michael Mulvey, Giám Mục Giáo Phận Corpus Christ, Texas. Trong bài này Đức Cha nói: “Hội Thánh ngày nay cần các môn đệ có một sự hiểu biết và lòng nhiệt thành để trở thành các nhà truyền giáo”.  Tất cảchúng ta được mời gọi làm chứng và rao giảng Tin Mừng của Chúa cho những người khác..., để giúp mở cánh cửa ân sủng cho những người đã xa lìa Hội Thánh và Thiên Chúa vì bất cứ lý do nào”.  Nhưng chúng ta phải “trước hết sống và cảm nghiệm sứ điệp Tin Mừng và chia sẻ sứ điệp ấy không chỉ bằng cách lặp lại các lời của Tin Mừng, mà bằng hoa quả của việc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh trong những lời ấy và ảnh hưởng của Người trong cuộc sống của mình”.  Ngài mời gọi mọi người hãy “xét lại bằng một cách mới mẻ tất cả những gì chúng ta nói và làm trong việc làm chứng và công bố Đức Kitô”.  Ngài kết luận rằng “Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm mang Đức Kitô đến cho người khác.  Không ai được miễn chước lời mời gọi này”.  Bài này được đăng trên South Texas Catholic ngày 1 tháng 5 năm 2014: https://southtexascatholic.com/news/no-one-is-exempt-from-call-to-be-missionary-disciple.

 

Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng Phanxiô nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không chỉ là các môn đệ của Đức Chúa Giêsu Kitô mà còn là "các môn đệ truyền giáo".

Việc biết và đơn thuần nhận mình là môn đệ có thể bị hiểu lầm là cuộc hành trình đức tin của chúng ta chỉ liên hệ đến một vài nguyên tắc tâm linh, chẳng hạn như tham dự các lớp đào luyện ở các giáo xứ, v.v ....  Trong tất cả những điều ấy chúng ta có thể có cảm giác rằng mình là những môn đệ tốt lành và trung tín, nhưng đó có phải là điều chúng ta cần ngày nay không?

Hội Thánh ngày nay cần các môn đệ có một sự hiểu biết và lòng nhiệt thành để trở thành các nhà truyền giáo.  Khi còn trẻ, nhiều người trong chúng ta có thể đã có ý nghĩ muốn trở thành một nhà truyền giáo.  Nhiệt tình trẻ trung và mong ước tự hiến hoàn toàn của mình có thể đưa chúng ta đến kết luận ấy.  Ngày nay, theo tinh thần Tân Phúc Âm hóa, chúng ta được mời gọi làm chứng và rao giảng Tin Mừng của Chúa cho những người khác (Mt 4:18).  Chúng ta được mời gọi để giúp mở cánh cửa ân sủng cho những người đã xa lìa Hội Thánh và Thiên Chúa vì bất cứ lý do nào.  

Đức Thánh Cha, và thực sự là toàn thể Hội Thánh, đang mời gọi tất cả chúng ta khơi dậy lòng nhiệt thành truyền giáo trong Hội Thánh để kêu gọi tha nhân và chính mình đến một đức tin mới trong Tin Mừng.

Hội Thánh đã tham gia vào công cuộc Phúc Âm hóa trong suốt thiên niên kỷ.  Vậy có gì là mới mẻ trong việc Phúc Âm hóa ngày nay? Sự mới mẻ là lời mời gọi chúng ta trước hết sống và cảm nghiệm sứ điệp Tin Mừng và chia sẻ sứ điệp ấy không chỉ bằng cách lặp lại các lời của Tin Mừng, mà bằng hoa quả của việc gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh trong những lời ấy và ảnh hưởng của Người trong cuộc sống của mình.  Nhiều người ngày nay đang bị các tà thần thế tục nắm bắt và do đó tự mình xa lìa Thiên Chúa và Hội Thánh của Ngài.

Việc Tân Phúc Âm hóa là nỗ lực của chúng ta để loan báo Đức Chúa Giêsu Kitô, là Đấng từ Người mà mọi sự được phát sinh, bằng một cách thế mới mẻ với lòng nhiệt thành vui tươi.  Chúa Giêsu là Đấng đã được sai đến để mang lại cho chúng ta ơn cứu rỗi bằng cách hòa giải chúng ta với Chúa Cha.  Cuộc đời, cái chết và việc Phục Sinh của Người đã tỏ bày Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa dành cho tất cả chúng ta, kể cả những người sống ở ngoại biên của Hội Thánh, là những kẻ không biết Người.

Là các môn đệ truyền giáo, sứ điệp cao cả nhất mà chúng ta phải chia sẻ và tặng cho những người khác là "Thiên Chúa yêu thương bạn".  Thiên Chúa yêu bạn vô cùng.  Thiên Chúa thương xót những yếu đuối của chúng ta và có thể tha thứ cho tội lỗi cho chúng ta.  Nhiều người không biết Lòng Thương Xót nghĩa là gì; có lẽ bởi vì họ đã không cảm nghiệm được nó từ những người khác, hoặc không biết làm thế nào để cầu xin Lòng Thương Xót ấy.  Đó là công việc Phúc Âm hóa; đó là sứ điệp dành cho cho mỗi môn đệ truyền giáo để chia sẻ với tha nhân.

Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên nhủ chúng ta hãy chia sẻ thực tại về tình yêu và Lòng Thương Xót này với nhiệt tình và niềm vui, bắt đầu từ nhà của mình, giữa các phần tử trong gia đình của mình, trong lối xóm của mình, trong các thành phố và thị trấn của mình, trong khắp giáo phận và ở mọi nơi.  Hãy tưởng tượng xem giáo phận của chúng ta sẽ đẹp thế nào, Hội Thánh nói chung sẽ đẹp đẽ ra sao nếu nhiệt tình và niềm vui này bùng nổ.

Tôi không đề cập đến một nhiệt tình thiếu thực tế hay niềm vui đạo đức, nhưng một nhiệt tình và niềm vui dẫn chúng ta đến sứ mệnh, trở thành những nhà truyền giáo.

Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng, qua những cuộc gặp gỡ truyền giáo với tha nhân, chúng ta sẽ trở nên lành mạnh hơn.  Khi vượt qua chính mình (từ bỏ mình), chúng ta bỏ lại phía sau một cuộc sống cô lập, là sự thiệt hại chính cho sức khoẻ và hạnh phúc.  Là các môn đệ truyền giáo của Đức Kitô, chúng ta khám phá ra ý nghĩa của sức khỏe, nhiệt tình và vui mừng, bởi vì chúng ta mang trong mình Lời của Thiên Chúa như Đức Maria, Mẹ của Ngôi Lời.

Hôm nay chúng ta cần phải xem xét lại bằng một cách mới mẻ tất cả những gì chúng ta nói và làm trong việc làm chứng và công bố Đức Kitô.  Đức Thánh Cha Phanxicô đã lặp đi lặp lại trong suốt năm đầu tiên của triều đại Giáo Hoàng của ngài rằng tất cả chúng ta đều phải tham gia vào sứ mệnh Phúc Âm hóa.  Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm mang Đức Kitô đến cho người khác.

Không ai được miễn chước lời mời gọi này.

+ Giám Mục Michael Mulvey

Giáo Phận Corpus Christi, TX

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Tác giả: Phaolô Phạm Xuân Khôi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!