Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Viết Của
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Từ Thánh Thể đến Truyền Giáo - Quyền Năng Biến Đổi của Chúa Thánh Thần - Hãy để Chúa Thánh Thần biến Bạn thành Thừa Sai Thánh Thể
Khám phá Căn Tính Thật Sự của Chúng Ta trong Thiên Chúa
Bốn Trụ Cột của Năm Truyền Giáo Thánh Thể
Bài Thuyết Trình của Đức Cha Robert Barron trong Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc 2024
Bài Giảng của Đức Hồng Y Luis Tagle trong Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc Hoa Kỳ 2024
Tám Lý Do Để Biến Đổi Một Giáo Xứ Từ Tình Trạng Bảo Trì sang Truyền Giáo
Quyền Năng của việc Chầu Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 8 – Tiến về Phía Trước – Yêu Đến Cùng
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 7 – Đời Sông Giáo Xứ Hậu COVID – Tạo Không Gian để Gỡ và Liên Hệ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 6 – Vun Trồng Một Nền Văn hóa Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 5 – Xây Dựng một Nền Văn hóa Thánh Thể
Bài 4 – Thánh Lễ và Sứ Vụ: Hành Trình từ Phụng Vụ sang Phúc Âm Hoá
Bài 3 - Bày Tỏ Đức Kitô: Dâng Lễ vật đến Kinh Tạ Ơn
Bài 2 - Mối Liên hệ giữa Phụng Vụ Lời Chúa, Tin Mừng và Mầu Nhiệm Bàn Thờ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ (Linh đạo Thánh Thể của Linh mục – Bài 1)
Chuẩn bị cho Chiến Dịch Mời Một Người Trở Lại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
TÔN THỜ THÁNH THỂ (Bài 9 - Nhất Quán Thánh Thể)
TÔN THỜ THÁNH THỂ
RƯỚC LỄ LÀ HIỆP THÔNG VỚI ĐỨC KITÔ VÀ HỘI THÁNH
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài IV Chúa Giêsu là Chúa và Người Yêu Các Linh Hồn
Sự Hiện Diện Thật của Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài III – Lời Mời Gọi Nên Thánh Phổ Quát
SỰ HIỆN DIỆN THẬT CỦA ĐỨC KITÔ TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ
TẠI SAO CHÚA GIÊSU CHỊU CHẾT?
Cuộc Hành Hương Thánh Thể theo Lộ Trình Phía Nam St. Juan Diego sẽ đi qua nhiều Cộng Đồng Việt Nam
Người Công giáo tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Toàn quốc và Đại hội Thánh Thể Toàn quốc có cơ hội lãnh nhận Ơn Toàn Xá
Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa Là Dâng Hy Tế Thiêng Liêng
Thánh Lễ Là Suối Nguồn của Lòng Thương Xót
Bài Ca Thứ Tư Người Tôi Tớ Đau Khổ (Is 52:13-53:12)
BÀI CA THỨ BA NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 50:4-11)
BÀI CA THỨ HAI NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (49:1-6)
BÀI CA THỨ NHẤT NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 42:1-9)
NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ VÀ THÁNH THỂ
THÁNH LỄ LÀ GÌ?
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN BÍ TÍCH THÁNH THỂ
BÀI GIỚI THIỆU TÀI LIỆU MẦU NHIỆM THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH - CỦA ĐỨC CHA ANDREW COZZENS
BỐN BƯỚC DỄ DÀNG ĐỂ ĐI TỪ SÁM HỐI CHIẾU LỆ ĐẾN CÁCH XƯNG TỘI HẤP DẪN VÀ HIỆU QUẢ
Phục hưng Thánh Thể là Phương Thuốc Giải độc duy nhất cho Chủ Nghĩa Thế tục hôm nay
Giới thiệu 5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ
Sống một Mùa Chay Thánh Thể
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC HỒNG Y LUIS TAGLE TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC ĐẠI HỘI THÁNH THỂ TOÀN QUỐC HOA KỲ 2024


Dưới đây là lược dịch bài giảng của Đức Hồng Y Luis Tagle, Đại diện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc Hoa Kỳ lần X ngày 20 tháng 7 năm 2024 tại Indianapolis, Indiana.

Sau khi chào hỏi các tham dự viên bằng nhiều thứ tiếng, Đức Hồng Y đã nhắc nhở chúng ta về mối liên hệ sâu xa giữa việc hoán cải Thánh Thể và Truyền Giáo, nhấn mạnh đến sứ vụ của Chúa Giêsu như một món quà của chính Người. Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi chúng ta hoán cải trở về với Thánh Thể, nhấn mạnh rằng lòng nhiệt thành truyền giáo thực sự bắt nguồn từ việc nhận ra mọi sự là hồng ân. Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể là một món quà hay hồng ân cần được chia sẻ, và việc thiếu trân quý món quà này sẽ làm nguội dần lòng nhiệt thành truyền giáo. Chúng ta được khuyến khích nhìn thấy và chia sẻ món quà này trong chính mình và những người khác, thể hiện tình yêu dịu dàng, lòng trắc ẩn và sự hòa giải của Chúa Giêsu. Ở lại với Chúa Giêsu có nghĩa là được Người sai đi, biến trải nghiệm Thánh Thể thành hoạt động truyền giáo và sứ vụ tích cực, đem tình yêu của Chúa Giêsu vào thế gian.

 

Chào tất cả anh chị em.

Anh chị em thân mến,

Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, Một Thiên Chúa là Tình Yêu, đã quy tụ chúng ta như một gia đình đức tin trong Thánh Lễ bế mạc của Đại hội Thánh Thể Toàn quốc này. Tôi mang đến cho anh chị em lời chúc lành của người cha chung, Đức Thánh Cha Phanxicô. Như tất cả chúng ta cầu nguyện, Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện để Đại hội có thể đâm hoa kết quả, thật nhiều hoa quả, cho sự canh tân của Hội Thánh và xã hội Hoa Kỳ.

Trước khi đến đây, tôi đã hội ý Đức Thánh Cha xem ngài có thông điệp gì cho anh chị em hay không. Ngài nói, “Hãy trở lại với Thánh Thể. Hãy hoán cải trở về với Thánh Thể.” Sau đó, ngài quay sang tôi và nói, “Hãy cư xử tốt.” Vì Đại hội Thánh Thể sẽ được tiếp nối bằng việc sai các thừa sai Thánh Thể ra đi truyền giáo, tôi muốn đưa ra một số điểm để chúng ta suy nghĩ về mối liên hệ, sự liên kết, giữa việc hoán cải Thánh Thể và hoán cải truyền giáo.

Điểm Thứ Nhất: Được Sai Đi để Làm Món Quà cho Người Khác

Chủ đề của Đại hội Thánh Thể Toàn quốc của chúng ta được trích từ Chương 6 của Tin Mừng Thánh Gioan. Vào thời viên mãn, Chúa Cha đã sai Ngôi Lời hằng hữu của Ngài trở thành nhục thể nhờ Chúa Thánh Thần. Người hiện diện giữa loài người chúng ta, như một con người giống như chúng ta trong xác phàm, ngoại trừ tội lỗi. Chúa Con được Chúa Cha sai đến như một món quà ban sự sống, một món quà trong xác thịt con người của Chúa Giêsu. Chính Người đã tuyên bố, “Thịt Ta để cho thế gian được sống”. Chúng ta nên lưu ý rằng mô tả của Chúa Giêsu về việc Người được Chúa Cha sai đến luôn gắn liền với món quà Thịt của Người được ban cho người khác. Người được sai đến và trở thành một món quà.

Trong Tin Mừng Thánh Gioan, Chương 6, câu 38, Chúa Giêsu nói, “Vì Ta từ trời xuống không phải để làm theo ý Ta, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai Ta.” Chúa Giêsu có một ý thức sâu xa rằng Người đã được sai đi để thi hành một sứ vụ. Người cũng nói, trong Gioan 6:32, “Chính Cha Ta đã ban cho các người bánh thật sự bởi Trời.” Nhưng bánh này là gì? Chúa Giêsu nói, trong câu 35, “Ta là Bánh Hằng Sống”. Chúa Giêsu được Chúa Cha sai đến để ban cho người khác, được sai đến để trở thành một món quà. Người không được sai đến chỉ để đi lang thang và vui hưởng cuộc đời. Người được sai đến để được ban tặng. Người truyền giáo là một món quà. Truyền giáo không chỉ là công việc, mà còn là món quà hiến tặng chính bản thân mình.

Chúa Giêsu hoàn thành sứ vụ của mình bằng cách ban tặng chính mình, Thịt Người và sự hiện diện của Người cho người khác như Chúa Cha mong muốn. Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể là một món quà và là sự hoàn thành sứ vụ của Người. “Đây là Mình Thầy được ban cho các con, Máu Thầy đổ ra cho các con”, luôn luôn vì các con, vì tất cả mọi người, không bao giờ vì Thầy, vì các con, vì tất cả mọi người. Trong Chúa Giêsu, sứ vụ và món quà ban tặng chính mình gặp nhau. Bí tích Thánh Thể là khoảnh khắc đặc ân để cảm nghiệm sứ vụ của Chúa Giêsu như một món quà ban tặng chính bản thân mình.

Các bạn thân mến, tôi chợt nghĩ rằng khi chúng ta thiếu hoặc nhụt đi lòng nhiệt thành truyền giáo, có lẽ một phần là do sự suy yếu trong việc trân quý những món quà và ý thức rằng mình là quà tặng. Chúng ta có còn nhìn vào chính mình, vào những con người, đồ vật, công việc của mình, xã hội, các biến cố của cuộc sống hàng ngày và các thụ tạo trong tầm nhìn về món quà hay không? Hay là tầm nhìn này đang biến mất? Nếu tầm nhìn của chúng ta chỉ là thành tích, thành công và lợi nhuận, thì không có chỗ để nhìn thấy và đón nhận những món quà nhưng không. Không có chỗ cho lòng biết ơn và sự tự hiến. Sẽ chỉ có một cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ để tự khẳng định chính mình, cuối cùng trở nên áp bức và mệt mỏi, dẫn đến việc chỉ biết nghĩ đến mình hoặc chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn.

Và khi sự bi quan chiếm ưu thế, chúng ta chỉ thấy bóng tối, thất bại, vấn đề, những điều đáng phàn nàn. Chúng ta không còn nhìn thấy các món quà trong những con người và các sự kiện. Và những người không nhìn thấy món quà trong chính mình và trong người khác sẽ không biết tặng quà. Họ sẽ không đi ra truyền giáo được. Thực ra, tôi nghe nói rằng một số người thích liên hệ với những người được gọi là bạn bè hoặc hẹn hò do trí tuệ nhân tạo làm ra vì họ không nhìn thấy món quà ở những người thực sự bằng xương bằng thịt.

Với những người chồng và người vợ ở đây, có thể cho tôi biết những ai đã kết hôn ở đây, những ai là những người chồng và những người vợ ở đây không? Chà! Những người chồng và người vợ, các bạn nhìn thấy điều gì ở nhau? Một món quà hay một vấn đề? Câu trả lời không rõ ràng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi không có sứ vụ giữa vợ và chồng. Nếu bạn không coi họ là món quà, thì, hỡi ôi! Những người con, có ai là những người con ở đây không? Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều là những người con. Những người con, các bạn nhìn thấy gì ở cha mẹ mình? Một món quà hay một thẻ ATM? Các bậc cha mẹ, các cha mẹ, các anh chị thấy gì ở con cái mình? Một món quà hay gánh nặng? Linh mục và Phó tế, các bạn thấy gì ở Giám mục của mình? Xin lỗi, phải không? Các tu sĩ nam nữ, các bạn thấy gì ở Bề trên nhà dòng của mình? Giám mục, các bạn thấy gì ở các Linh mục và Phó tế của mình? Ồi, các ngài nói là vấn đề. Một món quà, món quà, món quà.

Hỡi các bạn, các bạn thấy gì ở một người nghèo, một người vô gia cư, một người bệnh? Các bạn thấy gì ở một người khác biệt với các bạn? Giống như Chúa Giêsu, chúng ta hãy trao tặng cho nhau món quà là sự hiện diện. Hãy đến nhà thờ, đi Lễ, với món quà là thân xác, giọng hát, mồ hôi, nước mắt, nụ cười của bạn. Chúa Giêsu trao tặng Thịt của Người. Tại sao chúng ta không thể trao tặng Người và cộng đồng món quà là sự hiện diện thể xác của mình?

Điểm Thứ Hai Chúa Giêsu Là Một Món Quà

Chúa Giêsu, một món quà hay một vấn đề? Một món quà. Vâng, Chúa Giêsu đã nói với những người nghe Người trong Tin Mừng Thánh Gioan, Chương 6, rằng để tiếp nhận Người, chấp nhận Người, trước hết có nghĩa là tin vào Người và thứ đến là ăn Thịt và uống Máu Người. Các môn đệ, những người ban đầu háo hức lắng nghe Người, bắt đầu nghi ngờ. Họ nói, “Câu nói này khó nghe quá. Ai có thể chấp nhận được?” Họ cũng đặt câu hỏi liệu Chúa Giêsu có được Thiên Chúa sai đến hay không vì họ biết Người là con ông Giuse và bà Maria. Kết quả là, nhiều môn đệ của Người đã rời bỏ Người, nghĩa là, và tôi trích dẫn, “Họ trở lại lối sống trước đây của họ và không còn đi theo Người nữa.” Họ trở lại lối sống trước đây của họ và không còn đi theo Người nữa. Họ trở lại lối sống không có Chúa Giêsu. Họ chọn sự vắng mặt của Người hơn là sự hiện diện của Người trong cuộc đời của họ. Thay vì đi cùng Người, họ đi một mình. Việc họ từ chối món quà là Lời, Mình và Máu của Chúa Giêsu có nghĩa là họ sẽ không bước đi theo Người. Và Người cũng không thể sai họ đi ra truyền giáo.

Tôi mời các bạn, cùng với anh chị em của mình, hãy dừng lại và đặt ra những câu hỏi khá đớn đau về sự từ bỏ Chúa Giêsu cách bí ẩn này của các môn đệ. Liệu chúng ta, những môn đệ của Người, có thể cũng một phần nào làm cớ cho những người khác rời bỏ Chúa Giêsu mà đi không? Tại sao một số người lại bỏ Chúa Giêsu khi Người ban tặng cho họ món quà quý giá nhất là sự sống đời đời? Tại sao một số người đã được rửa tội lại quay lưng lại với món quà của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể? Liệu việc đào luyện về Kinh Thánh, giáo lý và phụng vụ của chúng ta có cho phép món quà là Con Người của Chúa Giêsu tỏa sáng một cách rõ ràng không? Việc cử hành Thánh Lễ của chúng ta có biểu lộ sự hiện diện của Chúa Giêsu hay nó làm lu mờ sự hiện diện của Người? Những người đi Lễ có biểu lộ sự hiện diện của Đức Kitô qua các chứng từ về cuộc sống, lòng bác ái và sứ vụ của họ không? Các cộng đồng giáo xứ của chúng ta có cung cấp những kinh nghiệm về sự gần gũi và quan tâm của Chúa Giêsu không? Gia đình chúng ta có vẫn là những thày dạy và truyền đạt đức tin chính không? Những người trẻ có cảm thấy được lắng nghe và nghe về cuộc tìm kiếm Chúa Giêsu của họ không? Những tư duy văn hóa nào thách đố đức tin vào Lời Chúa Giêsu và Món quà Tự hiến của Người?

Bây giờ tôi chuyển hướng câu hỏi của mình. Có thể có những người mong muốn được hiện diện với Chúa, nhưng họ ngần ngại không dám đến, giống như những người nghèo, vô gia cư, di cư, tị nạn, dân bản địa, khiếm thính, người già và nhiều người vô danh khác, có thể cảm thấy họ không thuộc về nơi này. Nhưng chúng ta đừng nản lòng. Chúa Giêsu sẽ không mệt mỏi khi đến với chúng ta với món quà là Chính Người, ngay cả khi Ngài bị thương tích.

Điều Này Dẫn Tôi Đến Điểm Thứ Ba và Điểm Cuối Cùng

Sau khi một số môn đệ rời đi, Chúa Giêsu đã hỏi mười hai Tông Đồ, “Các con cũng muốn bỏ đi sao?” Ông Simon Phêrô thưa Người, “Thưa Thầy, chúng con sẽ theo ai? Thầy có lời ban sự sống đời đời. Chúng con đã tin và xác tín rằng Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa.” Chúa Giêsu đang hỏi mỗi người chúng ta, “Các con cũng muốn bỏ Thầy như những người khác sao?” Tôi hy vọng chúng ta có thể trả lời như ông Phêrô, “Chúng con sẽ ở lại với Thầy, lạy Chúa. Chúng con từ chối sống xa Thầy.” Nhưng đừng để những lời này là sáo ngữ. Giống như ông Phêrô, chúng ta nên tin với lòng tin vững chắc. Chúa Giêsu không áp đặt mình lên bất kỳ ai. Người kêu gọi sự tự do nội tâm của chúng ta. Đức tin và sự xác tín là những món quà chúng ta tặng lại cho Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mình cho chúng ta. Vậy nên tôi hỏi anh chị em, anh chị em thân mến, anh chị em có ở lại với Chúa Giêsu không? Amen.

Được rồi, tôi chưa nói hết. Những ai chọn ở lại với Chúa Giêsu sẽ được Chúa Giêsu sai đi. Món quà là sự hiện diện và tình yêu của Người dành cho chúng ta sẽ là món quà chúng ta tặng lại cho mọi người. Chúng ta không được giữ Chúa Giêsu cho riêng mình. Đó không phải là môn đệ. Đó là ích kỷ. Món quà chúng ta đã nhận được, chúng ta phải tặng như một món quà. Anh chị em đã trải nghiệm sự dịu dàng của Chúa Giêsu đối với các môn đệ mệt mỏi của Người, cho họ thời gian để nghỉ ngơi và ăn uống, như được kể lại trong Tin Mừng hôm nay chưa? Hãy đi và chia sẻ tình yêu dịu dàng của Chúa Giêsu với những người mệt mỏi, đói khát và đau khổ. Anh chị em đã trải nghiệm lòng trắc ẩn và sự hướng dẫn của Chúa Giêsu khi anh chị em như những con chiên không có người chăn chưa? Hãy đi và chia sẻ sự vuốt ve của mục tử Giêsu với những người lạc lối, bối rối và yếu đuối. Anh chị em đã trải nghiệm trái tim bị thương tích của Chúa Giêsu kết hợp với những người đang bị xa lìa nhau, như Thánh Phaolô đã nói trong thư gửi tín hữu Êphêsô chưa? Bây giờ hãy đi và chia sẻ món quà hòa giải và hòa bình của Chúa Giêsu với những người đang chia rẽ.

Trong thư gửi cho tôi, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã bày tỏ hy vọng, và tôi xin trích dẫn, “Những người tham dự Đại hội, nhận thức đầy đủ về những món quà phổ quát mà họ nhận được từ lương thực bởi Trời, có thể truyền đạt chúng cho người khác.” Vì vậy, một dân tộc Thánh Thể là một dân tộc truyền giáo và Phúc Âm hoá.

Kết Luận

Giờ đây, tôi thực sự kết thúc bài này ngay bây giờ. Tôi xin phép được kết thúc bằng cách chia sẻ một kinh nghiệm. Khi tôi còn là một Linh mục coi giáo xứ, tôi để ý thấy một người phụ nữ vô cùng tận tụy với nhà thờ. Vào các ngày Chủ Nhật, bà đến sớm vào buổi sáng để giúp đỡ trong tất cả các Thánh Lễ và các hoạt động khác và chỉ về nhà khi nhà thờ đã được dọn dẹp và đóng cửa. Một ngày nọ, tôi cảm ơn bà vì sự tận tụy của bà, và tôi cũng cảm ơn gia đình bà đã cho phép bà phục vụ. Câu trả lời của bà khiến tôi ngạc nhiên. Bà nói, “Cha ơi, đừng lo lắng về gia đình con. Con ở lại đây trong nhà thờ và tham dự tất cả các Thánh Lễ vì con không muốn gặp chồng con. Con ước gì ngày nào cũng là Chúa Nhật để con có thể tránh xa gia đình con.”

Các bạn thân mến, khi Linh mục hoặc Phó tế nói “Thánh Lễ đã hết, chúc anh chị em ra về bình an”, xin hãy đi! Hãy đi ngay! Đừng dành cả ngày để uống cà phê với Đức Ông hoặc các Cha. Hãy đi! Hãy đi! Và những gì bạn đã nghe, đã chạm vào và đã nếm thử, bạn phải chia sẻ với người khác. Chúng ta đã nhận được món quà của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy đi để rao giảng Chúa Giêsu một cách sốt sắng và vui tươi để cho thế gian được sống.

Phaolô Phạm Xuân Khôi

Phỏng dịch theo video YouTube.

Tác giả: Phaolô Phạm Xuân Khôi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!