Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Viết Của
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Nền Tảng và Cùng Đích của Cuộc Lữ Hành Hy Vọng
Người Lữ Hành Hy Vọng trước Các Thách Đố của Thời Đại
Thánh Lễ Là Cuộc Tưởng Niệm Chữa Lành Ký Ức của Chúng Ta
Thánh Thể và Lời Mời Gọi Truyền Giáo, Phần I
Bí Tích Thánh Thể Chữa Lành Lo Âu Và Trầm Cảm
Thánh Thể Là Linh Hồn Của Một Hội Thánh Hiệp Hành
Bí Tích Thánh Thể Chữa Lành Trái Tim Tan Vỡ của Chúng Ta
Từ Thánh Thể đến Truyền Giáo - Quyền Năng Biến Đổi của Chúa Thánh Thần - Hãy để Chúa Thánh Thần biến Bạn thành Thừa Sai Thánh Thể
Khám phá Căn Tính Thật Sự của Chúng Ta trong Thiên Chúa
Bốn Trụ Cột của Năm Truyền Giáo Thánh Thể
Bài Thuyết Trình của Đức Cha Robert Barron trong Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc 2024
Bài Giảng của Đức Hồng Y Luis Tagle trong Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc Hoa Kỳ 2024
Tám Lý Do Để Biến Đổi Một Giáo Xứ Từ Tình Trạng Bảo Trì sang Truyền Giáo
Quyền Năng của việc Chầu Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 8 – Tiến về Phía Trước – Yêu Đến Cùng
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 7 – Đời Sông Giáo Xứ Hậu COVID – Tạo Không Gian để Gỡ và Liên Hệ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 6 – Vun Trồng Một Nền Văn hóa Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 5 – Xây Dựng một Nền Văn hóa Thánh Thể
Bài 4 – Thánh Lễ và Sứ Vụ: Hành Trình từ Phụng Vụ sang Phúc Âm Hoá
Bài 3 - Bày Tỏ Đức Kitô: Dâng Lễ vật đến Kinh Tạ Ơn
Bài 2 - Mối Liên hệ giữa Phụng Vụ Lời Chúa, Tin Mừng và Mầu Nhiệm Bàn Thờ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ (Linh đạo Thánh Thể của Linh mục – Bài 1)
Chuẩn bị cho Chiến Dịch Mời Một Người Trở Lại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
TÔN THỜ THÁNH THỂ (Bài 9 - Nhất Quán Thánh Thể)
TÔN THỜ THÁNH THỂ
RƯỚC LỄ LÀ HIỆP THÔNG VỚI ĐỨC KITÔ VÀ HỘI THÁNH
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài IV Chúa Giêsu là Chúa và Người Yêu Các Linh Hồn
Sự Hiện Diện Thật của Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài III – Lời Mời Gọi Nên Thánh Phổ Quát
SỰ HIỆN DIỆN THẬT CỦA ĐỨC KITÔ TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ
TẠI SAO CHÚA GIÊSU CHỊU CHẾT?
Cuộc Hành Hương Thánh Thể theo Lộ Trình Phía Nam St. Juan Diego sẽ đi qua nhiều Cộng Đồng Việt Nam
Người Công giáo tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Toàn quốc và Đại hội Thánh Thể Toàn quốc có cơ hội lãnh nhận Ơn Toàn Xá
Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa Là Dâng Hy Tế Thiêng Liêng
Thánh Lễ Là Suối Nguồn của Lòng Thương Xót
Bài Ca Thứ Tư Người Tôi Tớ Đau Khổ (Is 52:13-53:12)
BÀI CA THỨ BA NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 50:4-11)
BÀI CA THỨ HAI NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (49:1-6)
BÀI CA THỨ NHẤT NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 42:1-9)
NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ VÀ THÁNH THỂ
BÀI CA THỨ TƯ NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (IS 52:13-53:12)


Phaolô Phạm Xuân Khôi

Bài ca Người Tôi Tớ thứ Tư là một đoạn trong sách Ngôn Sứ Isaia (Is 52:13-53:12) mô tả chi tiết về cuộc khổ nạn, cái chết và sự minh oan của Người Tôi Tớ của Chúa. Người Tôi Tớ này thường được truyền thống Kitô giáo hiểu là tiền trưng cho Chúa Giêsu Kitô. Và đoạn văn này có liên hệ đặc biệt với Bí tích Thánh Thể.

Việc Tôn Vinh Người Tôi Tớ

Isaia 52:13-15 bắt đầu với lời khẳng định về việc được suy tôn đến tột cùng của Người Tôi Tớ. Ngôn sứ Isaia tuyên bố: “Này đây, người tôi trung của Ta sẽ thành đạt, sẽ vươn cao, nổi bật, và được suy tôn đến tột cùng” (Is 52:13). Sự tôn vinh này là công nhận chiến thắng và vinh quang tột đỉnh của Người Tôi Tớ, bất chấp những đau khổ mà Người phải chịu. Nó là tiền đề cho sự tương phản giữa việc được suy tôn với những sỉ nhục và đau khổ của của Người Tôi Tớ. Những gì xảy ra cho Người là những điều vô tiền khoáng hậu.

13Này đây, người tôi trung của Ta sẽ thành đạt,

sẽ vươn cao, nổi bật, và được suy tôn đến tột cùng.

14Cũng như bao kẻ đã sửng sốt khi thấy tôi trung của Ta

mặt mày tan nát chẳng ra người,

không còn dáng vẻ người ta nữa,

15cũng vậy, nó sẽ làm cho muôn dân phải sững sờ,

vua chúa phải câm miệng, vì được thấy điều chưa ai kể lại,

được hiểu điều chưa nghe nói bao giờ.

Những Đau Khổ của Người Tôi Tớ

Trong Isaia 53:1-3, trọng tâm chuyển sang sự đau khổ và bị chối từ mà Người Tôi Tớ sẽ trải qua. Người được mô tả là bị khinh khi và loại trừ, một người rất đau khổ. Cách miêu tả những đau khổ của Người Tôi Tớ này rất sống động và sâu sắc, làm nổi bật mức độ khổ đau của Người và việc bị nhân loại khai trừ mà Người sẽ phải đối mặt.

1Điều chúng ta đã nghe, ai mà tin được?

Cánh tay uy quyền của ĐỨC CHÚA đã được tỏ cho ai?

2Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh,

như khúc rễ trên đất khô cằn.

Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong

đáng chúng ta ngắm nhìn,

dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích.

3Người bị đời khinh khi ruồng rẫy,

phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật.

Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn,

bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới.

 

Sự Đau Khổ Có Sức Cứu Chuộc của Người Tôi Tớ

Isaia 53:4-6 nhấn mạnh đến tính chất cứu chuộc trong những đau khổ của Người Tôi Tớ. Bất chấp sự vô tội của mình, Người sẵn sàng gánh lấy tội lỗi nhân loại, hiến mình như một con chiên bị hiến tế để chuộc tội. Đoạn văn tuyên bố: “Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta lại tưởng người bị phạt …và ĐỨC CHÚA đã đổ trên đầu Người tội lỗi của tất cả chúng ta” (Is 53:4-6). Hành động hy sinh này là trọng tâm của thần học Công giáo, vì nó được hiểu là phương tiện để nhân loại được hòa giải với Thiên Chúa và được cứu độ.

4Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta,

đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta,

còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt,

bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề.

5Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội,

bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm;

người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an,

đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành.

6Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu,

lang thang mỗi người một ngả.

Nhưng ĐỨC CHÚA đã đổ trên đầu người

tội lỗi của tất cả chúng ta.

Sự Vâng Phục của Người Tôi Tớ

Trong Isaia 53:7-9, sự vâng phục của Người Tôi Tớ trước đau khổ được nhấn mạnh. Người được miêu tả như im lặng trước những kẻ tố cáo mình, sẵn sàng chấp nhận những bất công gây ra cho mình. Dù vô tội Người vẫn bị dẫn đi như một chiên con bị dẫn đến lò sát sinh, gánh lấy hình phạt do tội lỗi của người khác gây ra. Sự vâng phục này phản ánh sự hiểu biết chúng ta về Chúa Giêsu Kitô như Chiên Thiên Chúa, sẵn sàng chấp nhận đau khổ và cái chết để cứu chuộc nhân loại.

7Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca;

như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông,

người chẳng hề mở miệng.

8Người đã bị ức hiếp, buộc tội, rồi bị thủ tiêu.

Dòng dõi của người, ai nào nghĩ tới?

Người đã bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh,

vì tội lỗi của dân, người bị đánh phạt.

9Người đã bị chôn cất giữa bọn ác ôn,

bị mai táng với người giàu có, dù đã chẳng làm chi tàn bạo

và miệng không hề nói chuyện điêu ngoa.

Chiến Thắng Cuối Cùng của Người Tôi Tớ

Phần cuối cùng của đoạn văn, Isaia 53:10-12, tập trung vào sự minh oan và được suy tôn đến tột cùng của Người Tôi Tớ. Bất chấp đau khổ và cái chết, Người Tôi Tớ sẽ được Thiên Chúa, Đấng nhìn thấy nỗi vất vả của linh hồn Người và hài lòng, sẽ ban thưởng. Người Tôi Tớ sẽ được kể vào hàng đại nhân, và sẽ chia chiến lợi phẩm với những bậc anh hùng hào kiệt. Sự minh chứng này nhấn mạnh đến chiến thắng cuối cùng của Người Tôi Tớ trên tội lỗi và cái chết, và chiến thắng của Người được tôn vinh như nguồn ơn cứu độ cho tất cả những ai tin vào Người.

10ĐỨC CHÚA đã muốn người phải bị nghiền nát vì đau khổ.

Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội,

người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn,

và nhờ người, ý muốn của ĐỨC CHÚA sẽ thành tựu.

11Nhờ nỗi thống khổ của mình,

người sẽ nhìn thấy ánh sáng và được mãn nguyện.

Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta,

sẽ làm cho muôn người nên công chính

và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ.

12Vì thế, Ta sẽ ban cho nó muôn người làm gia sản,

và cùng với những bậc anh hùng hào kiệt,

nó sẽ được chia chiến lợi phẩm,

bởi vì nó đã hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân;

nhưng thực ra, nó đã mang lấy tội muôn người

và can thiệp cho những kẻ tội lỗi.

Mối Liên hệ với Bí tích Thánh Thể

Trong thần học Công giáo, Bài ca Người Tôi Tớ thứ Tư gắn liền với Bí tích Thánh Thể. Sự đau khổ và cái chết hy sinh của Người Tôi Tớ, như được mô tả trong Isaia 53, được hiểu là tìm thấy sự viên mãn nơi Hy Lễ Chúa Giêsu Kitô trên Thập giá. Giáo lý Công giáo dạy rằng Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa vĩnh cửu, đã hiến thân làm hy lễ hoàn hảo và đầy đủ cho tội lỗi thế gian, hòa giải loài người với Thiên Chúa và làm cho những ai tin vào Người xứng đáng nhận ơn cứu độ.

“Chỉ có một hy lễ trọn hảo duy nhất là hy lễ Đức Kitô đã dâng trên thập giá, bằng sự tận hiến cho tình yêu của Chúa Cha và để cứu độ chúng ta. Khi chúng ta kết hợp mình với hy lễ của Người, chúng ta có thể biến cuộc đời mình thành hy lễ dâng lên Thiên Chúa.” (GLCG 2100).

Mối liên hệ giữa Bài Ca Người Tôi Tớ này và Bí tích Thánh Thể được thể hiện đặc biệt rõ ràng nơi Hy Tế Thánh Thể. Khi cử hành Thánh Lễ, chúng ta tưởng nhớ và thông phần vào Cái Chết Hy Sinh của Đức Kitô, được hiện tại hoá một cách không đổ máu qua việc truyền phép. Chúng ta tin rằng trong Bí tích Thánh Thể, hy tế của Đức Kitô trên Thập giá được tái trình bày và dâng lên Chúa Cha một cách mới mẻ để tha tội và đem lại cứu rỗi cho nhân loại.

Hơn nữa, các chủ đề về đau khổ, cứu chuộc và vâng phục trong Bài Ca Người Tôi Tớ này được nói đến trong chính Phụng vụ Thánh Thể. Trong các lời nguyện và các bài đọc trong Thánh Lễ, Hội Thánh tưởng nhớ Cuộc Khổ Nạn, Cái Chết, sự Sống Lại và Lên Trời của Đức Kitô, tưởng nhớ Hiến Tế của Người để cứu rỗi mọi người. Bí tích Thánh Thể được hiểu là việc tưởng nhớ Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, qua đó Người đã hoàn thành công việc cứu chuộc thế gian.

Hơn nữa, Bí tích Thánh Thể được coi là nguồn sức mạnh và lương thực cho các tín hữu, giúp họ thông phần vào Hy Tế ban sự sống của Đức Kitô và được kết hợp với Người một cách sâu xa và mật thiết. Qua việc Hiệp Thông Thánh, chúng ta được nuôi dưỡng và nâng đỡ cách thiêng liêng bởi Mình và Máu Đức Kitô, nhận được ân sủng và sức mạnh cần thiết để sống như những môn đệ truyền giáo của Chúa.

Kết Luận

Tóm lại, Bài Ca Người Tôi Tớ thứ Tư trong Is 52:13–53:12 có ý nghĩa sâu xa trong thần học Công giáo, đặc biệt là trong mối liên hệ của nó với Bí tích Thánh Thể. Sự đau khổ, cái chết và sự minh oan của Người Tôi Tớ được mô tả trong đoạn văn này tìm thấy sự viên mãn nơi Hy Lễ của Chúa Giêsu Kitô, được cử hành và hiện tại hoá trong Hy Lễ Thánh Thể. Qua Bí tích Thánh Thể, chúng ta được tham gia vào công cuộc cứu chuộc của Đức Kitô. Khi chúng ta kết hợp mình với hy lễ của Người, chúng ta có thể biến cuộc đời mình thành hy lễ dâng lên Thiên Chúa.” (GLCG 2100).

Đó chính là lý do tại sao các Giám Mục Hoa Kỳ đã đề ra Ba Năm Phục hưng Thánh Thể. Mục đích của các ngài là canh tân Hội thánh bằng cách khơi dậy một mối liên hệ sống động với Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể trong mỗi người Công Giáo chúng ta, để chúng ta trở thành những môn đệ truyền giáo của Người. Đồng thời các ngài muốn gợi hứng cho một phong trào của những người Công giáo trên khắp nước Hoa Kỳ, là những người được chữa lành, hoán cải, đào luyện và hợp nhất nhờ gặp gỡ với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể — và sau đó đem Đức Kitô đến cho tha nhân bằng chính cuộc sống của mình.

Câu hỏi để hồi tâm

1. Điều gì làm lòng bạn rung cảm vì những đau khổ mà những người vô tôi phải chịu?

2. Có khi nào bạn vô tình hay cố tình gây đau khổ cho một người vô tội không? Bạn sẽ làm gì để bù lại cho họ?

3. Có khi nào bạn đau khổ không? Bạn làm thế nào để biến những đau khổ của bạn thành nguồn ơn cứu độ cho mình và tha nhân qua việc kết hợp với Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thê?

Tác giả: Phaolô Phạm Xuân Khôi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!