Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Viết Của
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Rao Giảng Đức Kitô trong Thế Giới Hiện Đại - Sứ Vụ Truyền Giáo của Đức Lêo XIV
Triều Đại ĐGH Phanxicô Dưới Sự Quan Phòng của Thiên Chúa
Nền Tảng và Cùng Đích của Cuộc Lữ Hành Hy Vọng
Người Lữ Hành Hy Vọng trước Các Thách Đố của Thời Đại
Thánh Lễ Là Cuộc Tưởng Niệm Chữa Lành Ký Ức của Chúng Ta
Thánh Thể và Lời Mời Gọi Truyền Giáo, Phần I
Bí Tích Thánh Thể Chữa Lành Lo Âu Và Trầm Cảm
Thánh Thể Là Linh Hồn Của Một Hội Thánh Hiệp Hành
Bí Tích Thánh Thể Chữa Lành Trái Tim Tan Vỡ của Chúng Ta
Từ Thánh Thể đến Truyền Giáo - Quyền Năng Biến Đổi của Chúa Thánh Thần - Hãy để Chúa Thánh Thần biến Bạn thành Thừa Sai Thánh Thể
Khám phá Căn Tính Thật Sự của Chúng Ta trong Thiên Chúa
Bốn Trụ Cột của Năm Truyền Giáo Thánh Thể
Bài Thuyết Trình của Đức Cha Robert Barron trong Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc 2024
Bài Giảng của Đức Hồng Y Luis Tagle trong Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc Hoa Kỳ 2024
Tám Lý Do Để Biến Đổi Một Giáo Xứ Từ Tình Trạng Bảo Trì sang Truyền Giáo
Quyền Năng của việc Chầu Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 8 – Tiến về Phía Trước – Yêu Đến Cùng
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 7 – Đời Sông Giáo Xứ Hậu COVID – Tạo Không Gian để Gỡ và Liên Hệ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 6 – Vun Trồng Một Nền Văn hóa Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 5 – Xây Dựng một Nền Văn hóa Thánh Thể
Bài 4 – Thánh Lễ và Sứ Vụ: Hành Trình từ Phụng Vụ sang Phúc Âm Hoá
Bài 3 - Bày Tỏ Đức Kitô: Dâng Lễ vật đến Kinh Tạ Ơn
Bài 2 - Mối Liên hệ giữa Phụng Vụ Lời Chúa, Tin Mừng và Mầu Nhiệm Bàn Thờ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ (Linh đạo Thánh Thể của Linh mục – Bài 1)
Chuẩn bị cho Chiến Dịch Mời Một Người Trở Lại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
TÔN THỜ THÁNH THỂ (Bài 9 - Nhất Quán Thánh Thể)
TÔN THỜ THÁNH THỂ
RƯỚC LỄ LÀ HIỆP THÔNG VỚI ĐỨC KITÔ VÀ HỘI THÁNH
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài IV Chúa Giêsu là Chúa và Người Yêu Các Linh Hồn
Sự Hiện Diện Thật của Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài III – Lời Mời Gọi Nên Thánh Phổ Quát
SỰ HIỆN DIỆN THẬT CỦA ĐỨC KITÔ TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ
TẠI SAO CHÚA GIÊSU CHỊU CHẾT?
Cuộc Hành Hương Thánh Thể theo Lộ Trình Phía Nam St. Juan Diego sẽ đi qua nhiều Cộng Đồng Việt Nam
Người Công giáo tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Toàn quốc và Đại hội Thánh Thể Toàn quốc có cơ hội lãnh nhận Ơn Toàn Xá
Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa Là Dâng Hy Tế Thiêng Liêng
Thánh Lễ Là Suối Nguồn của Lòng Thương Xót
Bài Ca Thứ Tư Người Tôi Tớ Đau Khổ (Is 52:13-53:12)
BÀI CA THỨ BA NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 50:4-11)
BÀI CA THỨ HAI NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (49:1-6)
BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ VAI TRÒ TRUYỀN GIÁO CỦA GIA ĐÌNH

 

“Ở đâu có tình thương yêu gia đình, ở đó phát sinh những cử chỉ từ con tim, là những cử chỉ hùng hồn hơn những lời nói.  Những cử chỉ của tình yêu.... Nơi nào có một gia đình với tình yêu, thì gia đình ấy có thể sười ấm trái tim của toàn thể thành phố bằng chứng từ tình yêu của mình.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô được ban hành ngày 2 tháng 9 năm 2015 trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng trường Thánh Phêrô.  Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về Gia Đình.  Ngài giải thích về tầm quan trọng của việc truyền giáo qua tình yêu trong gia đình.

* * *

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong phần cuối của cuộc hành trình giáo lý của chúng ta về gia đình, chúng ta hãy mở rộng tầm nhìn của mình về cách gia đình sống trách nhiệm truyền đạt đức tin và truyền thụ đức tin, cả trong lẫn ngoài gia đình ra sao.

Trước hết, người ta có thể nghĩ đến một số cách diễn tả của Tin Mừng dường như chống lại những mối dây liên hệ giữa gia đình và việc theo Chúa Giêsu.  Thí dụ như những lời cứng cỏi mà tất cả chúng ta đều nghe biết: “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy.  Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy.  Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy.” (Mt 10:37-38).

Đương nhiên là với những lời này Chúa Giêsu không muốn xóa bỏ điều răn thứ tư, là điều răn thứ nhất đối với con người.  Ba điều răn đầu là về liên hệ với Thiên Chúa, điều răn này liên quan đến con người.  Chúng ta cũng không thể nghĩ rằng, sau khi làm phép lạ cho cặp vợ chồng mới cưới tại Cana, sau khi thánh hóa mối liên hệ hôn nhân giữa người nam và người nữ, sau khi trả lại những người con trai và con gái cho đời sống gia đình, Chúa lại bắt chúng ta không được nhạy cảm với những liên hệ này!  Đây không phải là cách giải thích.  Đàng khác, khi Chúa Giêsu khẳng định tính ưu việt của đức tin vào Thiên Chúa, Người không tìm thấy một so sánh nào có ý nghĩa hơn tình yêu thương trong gia đình.  Và, mặt khác, cũng những mối liên hệ gia đình này, trong cảm nghiệm về đức tin và tình yêu của Thiên Chúa, được biến đổi, trở nên “tràn đầy” một ý nghĩa lớn hơn và có khả năng vượt trên chính mình, để tạo ra một chức năng làm cha làm mẹ rộng lớn hơn, và để chào đón như anh chị em ngay cả những người đang ở bên lề mọi liên hệ.  Một hôm, có kẻ thưa Người rằng có Mẹ và anh em Người, đang ở ngoài, tìm Người, Chúa Giêsu trả lời trong khi chỉ vào các môn đệ, “Đây là mẹ Tôi và anh em Tôi!  Bất cứ ai thi hành thánh ý của Thiên Chúa, đều là anh em, chị em và mẹ Tôi” (Mc 3:34-35).

Sự khôn ngoan về tình yêu thương không thể mua bán được, và là khả năng lớn nhất của thiên tài thuộc về gia đình.  Chính nơi gia đình chúng ta học lớn lên trong một bầu không khí khôn ngoan của tình yêu thương.  Chúng ta học “văn phạm” của nó ở đó, nếu không thì rất khó mà học được nó.  Và đó là ngôn ngữ mà qua đó Thiên Chúa làm cho tất cả mọi người hiểu được Ngài.

Lời mời đặt những liên hệ gia đình trong bối cảnh vâng phục của đức tin và giao ước với Thiên Chúa không hạ thấp chúng; trái lại, lời mời gọi ấy bảo vệ chúng, giải phóng chúng khỏi sự ích kỷ, giữ gìn chúng khỏi bị suy thoái, cứu chúng an toàn cho cuộc sống không còn sự chết.  Sự lưu thông của một kiểu gia đình qua các liên hệ của con người là một phúc lành cho các dân tộc: nó mang lại hy vọng trên trái đất.  Khi chúng ta để tình yêu thương gia đình biến thành chứng từ của Tin Mừng, chúng trở nên có khả năng làm những điều không tưởng, làm cho người ta có thể chạm vào những công trình của Thiên Chúa, những công trình mà Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử, như những việc Chúa Giêsu đã làm cho người những nam nữ và các trẻ em mà Người đã gặp.  Chỉ một nụ cười cũng có thể thần kỳ kéo một đứa trẻ bị bỏ rơi ra khỏi tình trạng tuyệt vọng, để lại bắt đầu sống, nó cắt nghĩa hành động của Thiên Chúa trong thế gian tốt hơn một ngàn khảo luận thần học.  Chỉ một người nam và một người nữ, có khả năng chấp nhận rủi ro và hy sinh bản thân cho một đứa con của người khác, chứ không chỉ cho con mình, giải thích những điều về tình yêu hay hơn các nhà khoa học không hiểu chúng.  Và ở đâu có tình thương yêu gia đình, ở đó phát sinh những cử chỉ từ con tim, là những cử chỉ hùng hồn hơn những lời nói.  Những cử chỉ của tình yêu....  Điều này khiến cho người ta phải suy nghĩ.

Gia đình, đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, ký thác việc quản lý thế giới lại cho giao ước giữa người nam và ngưởi nữ với Thiên Chúa.  Anh chị em hãy nghĩ đến việc phát triển chứng từ này hôm nay.  Hãy tưởng tượng rằng bánh xe lịch sử (xã hội, kinh tế, chính trị) cuối cùng, được trao lại cho giao ước của người nam và người nữ, để họ chăm sóc cho nó với một cái nhìn hướng về những thế hệ tương lai.  Các chủ đề về đất đai và nhà ở, về kinh tế và việc làm, chắc đã được trình bày với một nhạc điệu rất khác!

Nếu bắt đầu từ Hội Thánh, chúng ta chú tâm vào việc gia đình lắng nghe và thực hành Lời Chúa, chúng ta sẽ trở nên giống như rượu ngoan của tiệc cưới Cana, chúng ta sẽ dậy men như men của Thiên Chúa!

Quả thực, ngày nay, giao ước của gia đình với Thiên Chúa được mời gọi để chống lại việc sa mạc hóa cộng đồng thành thị hiện đại.  Nhưng các thành phố của chúng ta đã bị sa mạc hóa vì thiếu tình yêu và thiếu nụ cười.  Có biết bao trò tiêu khiển, biết bao điều để lãng phí thì giờ, để làm cho người ta cười, nhưng thiếu tình yêu.  Nụ cười của một gia đình có thể chinh phục việc sa mạc hóa này của các thành phố chúng ta.  Và đây là chiến thắng của tình yêu gia đình.  Không có thiết kế kinh tế và chính trị nào có thể thay thế đóng góp này từ gia đình.  Dự án Babel xây những tòa nhà chọc trời không có sự sống.  Trái lại, Thần Khí của Thiên Chúa làm cho sa mạc nở hoa (x.  Is 32:15).  Chúng ta phải ra khỏi những tháp ngà và những căn phòng bọc sắt của giới ưu tú, để lại thường xuyên thăm viếng những ngôi nhà và không gian rộng mở của đám đông và mở lòng ra cho tình yêu của gia đình.

Sự hiệp thông các đặc sủng – các đặc sủng được ban cho Bí Tích Hôn Phối và những người được thánh hiến cho Nước Thiên Chúa – có mục đích biến Hội Thánh thành một nơi hoàn toàn có tính gia đình qua việc gặp gỡ Thiên Chúa.  Chúng ta hãy tiến bước trên con đường này, chúng ta đừng mất hy vọng.  Nơi nào có một gia đình với tình yêu, thì gia đình ấy có thể sười ấm trái tim của toàn thể thành phố bằng chứng từ tình yêu của mình.

Anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi, chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, để chúng ta trở nên có khả năng nhận biết và hỗ trợ các cuộc thăm viếng của Thiên Chúa.  Chúa Thánh Thần sẽ mang sự xáo trộn hạnh phúc đến các gia đình Kitô hữu, và các thành phố của con người sẽ thoát ra khỏi tình trạng trầm cảm của nó!

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ  

http://giaoly.org/vn/ 

Nguyên bản: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2015/documents/papa-francesco_20150902_udienza-generale.html 


 

Tác giả: Phaolô Phạm Xuân Khôi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!