|
Bài Viết Của Phaolô Phạm Xuân Khôi
|
Bài Giáo Lý 12 của ĐTC Phanxicô về Hội Thánh: Thực Tại Hữu Hình và Thiêng Liêng của Hội Thánh
“Việc làm nhân chứng của chúng ta là làm cho mọi người hiểu rằng là một Kitô hữu nghĩa là gì… Chúng ta có thể trở thành một cớ gây ra gương mù,… Nhưng chúng ta cũng có thể trở thành một nguồn chứng từ, qua việc nói lên những gì Chúa Giêsu muốn nơi chúng ta bằng cuộc sống của mình.” |
|
Bài Giáo Lý 11 của ĐTC Phanxicô về Hội Thánh: Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô
“Chiến tranh không bắt đầu ở chiến trường:
chiến tranh bắt đầu trong lòng, với sự hiểu lầm, chia rẽ, đố kỵ, và những cuộc
đấu tranh với những người khác… Đừng ghen tị, nhưng hãy trân
quý những hồng ân và phẩm chất của anh chị em trong các cộng đồng của mình… Bởi
vì ghen tỵ lớn lên và lấp đầy quả tim. Và một quả tim ghen tỵ là một quả tim
đầy ácxít “
|
|
Bài Giáo Lý 10 của ĐTC Phanxicô về Hội Thánh: Hội Thánh như Tân Nương chờ đợi Tân Lang
“Đối với một Kitô hữu, hy vọng là chờ đợi,
chờ đợi một cách nhiệt thành và đam mê sự hoàn thành cuối cùng và dứt khoát của
một mầu nhiệm, mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa, trong đó chúng ta được tái
sinh và đã sống. Và đó là chờ đợi một Đấng sẽ đến: là Đức Kitô”
|
|
Bài Giáo Lý 9 của ĐTC Phanxicô về Hội Thánh: Các Kitô Hữu ngoài Công Giáo
“Thật là đau đớn vì có những chia rẽ, có những Kitô hữu chia rẽ, chúng ta chia rẽ nhau. Nhưng tất cả chúng ta đều có một điểm chung: chúng ta đều tin vào Chúa Giêsu Kitô, là Chúa. Tất cả chúng ta đều tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và tất cả chúng ta cùng đi với nhau, chúng ta đang trên đường. Chúng ta hãy giúp đỡ lẫn nhau!” |
|
Bài Giáo Lý 7 của ĐTC Phanxicô về Hội Thánh: Hội Thánh Công Giáo và Tông Truyền
“Là một phần tử của một Hội Thánh Công Giáo và Tông Truyền… có nghĩa là quan tâm đến sự cứu rỗi của toàn thể nhân loại, không cảm thấy dửng dưng hoặc xa lạ với số phận của rất nhiều anh em mình, nhưng mở lòng và đoàn kết với họ….” |
|
Bài Giảng của ĐTC Phanxicô cho các Cặp Hôn Nhân trong Thánh Lễ Suy Tôn Thánh Giá
Dưới đây là bản dịch bài giảng của ĐTC Phanxicô về đời sống hôn nhân cho các cặp vợ chồng hôm Chúa Nhật ngày 14 Tháng 9, 2014 tại Vương Cung Thánh Đường Vaticanô. |
|
Bài Giáo Lý 5 của ĐTC Phanxicô về Hội Thánh: Hội Thánh Là Mẹ Chúng Ta
“Trong việc chăm sóc từ mẫu của mình, Hội Thánh cố gắng chỉ cho các tín hữu con đường để sống một cuộc đời vui tươi và bình an đầy kết quả. Được chiếu soi bởi ánh sáng Tin Mừng và nâng đỡ bởi ân sủng của các Bí Tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, chúng ta có thể hướng sự lựa chọn của mình về điều tốt và vượt qua những giây phút tối tăm cùng những chặng đường quanh co với lòng can đảm và hy vọng.” |
|
Bài Giáo Lý 4 của ĐTC Phanxicô về Hội Thánh: Duy Nhất và Thánh Thiện
“Trong một cộng đồng Kitô hữu, chia rẽ là một trong những tội nặng nhất, bởi vì nó là dấu chỉ rằng đó không phải là công việc của Thiên Chúa, mà là công việc của ma quỷ.” |
|
Huấn Từ của ĐTC trong Buổi Gặp Gỡ các Giám Mục Á Châu
Tại Đền Các Thánh Tử Đạo Haemi Chủ nhật ngày 17 tháng 8 năm 2014 Trong chuyến Tông Du Hàn Quốc nhân dịp Ngày Giới Trẻ Á Châu |
|
Bài Giáo Lý 3 của ĐTC Phanxicô về Hội Thánh: Giao Ước Mới và Dân Mới
“Tám Mối Phúc Thật là chân dung của Chúa Giêsu, là cách sống của Người; và là con đường dẫn đến hạnh phúc thật, mà chúng ta cũng có thể đi theo với ân sủng mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta.” |
|
Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Đại Hội Hướng Đạo Âu Châu ở Saint-Evroult-Notre-Dame-Du-Bois Nhân Dịp Gặp Gỡ 10 Năm từ 1 đến 10 Tháng 8 2014
Các con đã chọn đoạn Thánh Kinh trong đó hai môn đệ của Thánh Gioan Tẩy Giả hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?” (Ga 1:38) làm chủ đề, và Chúa đã bảo họ: “Hãy đến mà xem” (1:39). Để biết Chúa Giêsu, cần phải lên đường. Trên đường đi, chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa cho chúng ta gặp gỡ Ngài bằng nhiều cách khác nhau: trong vẻ đẹp của các tạo vật của Ngài, khi Ngài yêu thương can thiệp vào lịch sử của chúng ta, trong các mối liên hệ huynh đệ và việc phục vụ mà chúng ta làm cho những người lân cận. |
|
Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường III
Gia đình được nhìn nhận như một tài sản vô giá trong Dân Thiên Chúa, như môi trường phát triển tự nhiên của đời sống, một trường học của lòng nhân đạo, yêu thương và hy vọng cho xã hội. Nó tiếp tục là một không gian đặc quyền mà ở đó Đức Kitô tỏ lộ mầu nhiệm và ơn gọi của con người. |
|
Bài Giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ tại quảng trường trước Cung Điện Caserta hôm thứ bảy ngày 26 Tháng 7, 2014
Nước Trời là gì? Chúa Giêsu không bận tâm giải thích nó. Lời công bố của Người ngay đầu Tin Mừng: “Nước Trời đã gần”; - Hôm nay nó cũng đang gần, đang ở giữa chúng ta - nhưng chúng ta không bao giờ không thấy nó một cách trực tiếp, mà luôn luôn một cách gián tiếp, tường thuật về việc làm của một người chủ, của một vua, của mười trinh nữ ... Người thích để người nghe tự hiểu, với những dụ ngôn và những câu chuyện tương tự, mặc khải cách đặc biệt những kết quả của nó: |
|
Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường III: Những Thách Đố về Mục Vụ Gia Đình trong Bối Cảnh Phúc Âm Hoá
|
|
Bài Giáo Lý II của ĐTC Phanxicô về Hội Thánh: Tầm Quan Trọng của Việc Thuộc Về Dân Thiên Chúa
“Chúng ta không sống cô lập và chúng ta không là những Kitô hữu cách cá nhân, riêng rẽ, không, căn tính Kitô hữu của chúng ta là thuộc về! Chúng ta là những Kitô hữu vì chúng ta thuộc về Hội Thánh. Đó giống như một tên họ: nếu tên gọi là “Tôi là một Kitô hữu,” thì tên họ là “Tôi thuộc về Hội Thánh.” |
|
Sứ Điệp Ngày Khánh Nhật Thế Giới Truyền Giáo 2014 của Thánh Cha Phanxcô
Ngày nay vẫn có rất nhiều người chưa biết Đức Chúa Giêsu Kitô. Vì lý do đó mà sứ vụ ad gentes (rao giảng cho muôn dân) vẫn tiếp tục là sứ vụ cấp bách nhất, trong đó tất cả các phần tử của Hội Thánh được mời gọi tham gia, bởi vì tự bản chất, Hội Thánh là truyền giáo: Hội Thánh được sinh ra “để đi ra.” |
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Ơn Kính Sợ Thiên Chúa
“Ơn kính sợ Thiên Chúa làm cho chúng ta ý thức được rằng tất cả mọi sự đến từ ân sủng, và rằng sức mạnh thực sự của chúng ta là chỉ đi theo Chúa Giêsu và để cho Chúa Cha có thể đổ trên chúng ta sự tốt lành và lòng thương xót của Ngài.” |
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Ơn Đạo Đức
“Ơn đạo đức đồng nghĩa với tinh thần đạo đức đích thực, với niềm tin tưởng của con thảo đối với Thiên Chúa, với khả năng cầu nguyện cùng Ngài bằng tình yêu và sự đơn thành đặc trưng của những người khiêm nhường trong lòng.” |
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Ơn Hiểu Biết
“Chăm sóc cho tạo vật chính là bảo vệ món quà của Thiên Chúa và thưa cùng Thiên Chúa, ‘Con cảm tạ Chúa, con là người giữ gìn tạo vật, nhưng để làm cho nó tiến lên, chứ không bao giờ huỷ diệt món quà của Chúa.’ Đó phải là thái độ của chúng ta đối với tạo vật: gìn giữ nó bởi vì nếu chúng ta hủy diệt tạo vật, thì nó sẽ tiêu diệt chúng ta!” |
|
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Ơn Sức Mạnh
“Khi chúng ta phải đối đầu với cuộc sống hàng ngày, khi gặp khó khăn, hãy nhớ điều này: “Tôi có thể làm tất cả mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi.” Chúa ban sức mạnh, luôn luôn, .... Chúa không thử thách chúng ta quá sức chịu đựng chúng ta. Người luôn luôn ở với chúng ta.” |
|
[1]
4
5
6 7
8
9
10
11
12
13 [7/13] |