|
|
Bài Viết Của Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
|
Có những điều lạ mà rất thường. Có những điều rất thường mà lại lạ
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/34ZNd8z
|
|
Tình yêu làm nên điều kỳ diệu
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Chúa Nhật thứ 6B Phục SinhLm Anphong Nguyễn Công Minh, Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam. Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3htU3uK |
|
CHÚA CHIÊN LÀNH “Linh mục độc thân”
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Chúa Nhật thứ 4B Phục Sinh CHÚA CHIÊN LÀNH “Linh mục độc thân”
|
|
THIÊN NHIÊN MINH CHỨNG: CÓ SỐNG LẠI
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Chúa Nhật thứ 3 Phục Sinh Lm Anphong Nguyễn Công Minh, Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam. Kính mời xem video tại đây: https://bit.ly/3glny0X
|
|
Tôma không tin – lỗi tại ai?
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Chúa Nhật thứ 2 Phục Sinh Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3g3BmwY
|
|
Vọng phục sinh mà đã là phục sinh (Lễ Vọng Phục Sinh)
Tối nay, Vọng, mà như đã Phục Sinh. Không tin cứ xem phụng vụ : Chúa là Ánh Sáng, ca tụng Ánh Sáng, nếu còn nằm trong mồ làm sao có ánh sáng ; các bài đọc, xướng Alleluia long trọng, bài Tin Mừng tường thuật sống lại ; chuông đổ vang hồi với Gloria. |
|
HAI NGẠC NHIÊN
Có lẽ ai để ý một chút nhỏ khi nghe bài Tin Mừng hôm nay sẽ thấy một ngạc nhiên lớn : Tại sao bài Phúc Âm Thánh lễ Tiệc Ly lập Bí tích Thánh Thể mà lại không đọc lại bài Phúc Âm tường thuật về việc Chúa lập bí tích Thánh thể. Có tới 3 bài tường thuật trong 3 Sách Phúc Âm chứ đâu phải ít : Mt, Mc, Lc… và 1 trong thư Phaolô gửi giáo đoàn Corintô. Nhưng lại không cho đọc Phúc Âm tường thuật “Này là Mình Thầy, Này là Máu Ta” trong bài Tin mừng ta vừa nghe, mà lại cho đọc Tin Mừng Gioan là TM duy nhất không tường thuật về lập Thánh Thể mà chỉ nói về phản bội, về rửa chân, những việc rất phụ đối với ngày kỷ niệm Chúa lập bí tích Thánh Thể này. |
|
BỊ và ĐƯỢC (CN 4B MÙA CHAY)
Chúa Giêsu nói với ông Nicođêmô: Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Thật ra, có lúc Chúa Giêsu dùng chữ giương cao theo nghĩa “bị” : khi Con Người bị giương cao (x. Ga 12, 32). Cho nên hôm nay ta chọn đề tài “bị và được.”
|
|
Phép lạ chữa nhạc mẫu Phêrô nói gì với ta về ba con người. (CN5B-TN)
Ca-phác-na-um, thành phố mà ngày nay ai đến viếng thăm, cũng ngạc nhiên vì thấy dòng chữ bằng tiếng Anh rõ ràng: Capharnaum, the town of Jesus. Thành của Giêsu, nhưng Giêsu lại không có nhà riêng tại thành của mình, trụ sở Ngài đặt là nhà của Phêrô, nơi đây mẹ vợ của Phêrô đang bị sốt. Và Chúa đã cầm tay nâng mẹ vợ của Phêrô dậy. Phép lạ này nói cho chúng ta vài điều về ba con người: Giêsu, các môn đệ của Giêsu, và mẹ vợ của Phêrô. |
|
Quỉ có thật, và ngày nay vẫn thật có (CN 4B TN)
Phải chăng thời đại khoa học tiên tiến,
điện tử, vi tính, smart phone, trí tuệ nhân tạo… quỉ không còn nữa, nên không
cần “chức trừ quỉ”? (*) Nhiều Kitô hữu ngày nay cũng không còn tin có quỷ có
ma nữa, nếu có tin cũng không dám nói, sợ bị chê là lỗi thời. nhưng qua bài Tin
Mừng mô tả Chúa trừ quỉ hôm nay, chúng ta thấy quỉ có thật và ngày nay vẫn thật
có! |
|
Hãy xin lỗi (CN 3B TN)
“Ơn gọi” thường là đề tài được nhiều linh mục vận dụng nhất khi suy niệm bài Tin Mừng hôm nay. Bởi bài Tin Mừng thuật lại việc Chúa gọi 4 môn đệ đầu tiên. Mùa Thường Niên lại thường được xem là mùa Chúa khởi đầu hoạt động công khai thì quả là hợp khi suy tư về ơn gọi, ơn cộng tác với Chúa đi hoạt động. Nhưng cũng có một đề tài khác, đi trước đề tài ơn gọi, tuy thích hợp cho Mùa Chay, nhưng cũng không kém phù hợp cho những ngày này, đó là đề tài “sám hối”. Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. |
|
Eureka (tôi đã tìm ra rồi) - CN 2TN
Sau khi từ bỏ thầy mình là Gioan Tẩy Giả, để đi theo người mà Gioan nói là Chiên Thiên Chúa, rồi lại ở với vị thầy mới là Chiên Thiên Chúa đó, thì hôm sau, Anrê đi tìm anh mình là Phêrô, và nói : “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia (nghĩa là Đấng Kitô). “Chúng tôi đã gặp.” “Gặp”, một cách diễn rất không đạt. Hôm qua ra đường, tôi gặp cảnh sát giao thông đứng ở ngã tư, gặp ông đi qua bà đi lại. Hoặc cao hơn một bậc, hôm qua đi phố tình cờ gặp lại người quen. Những kiểu gặp đó không phải là “gặp” trong câu “chúng tôi đã gặp Đấng Kitô của Anrê.” Vậy chữ gặp trong câu nói của Anrê nghĩa là gì |
|
Đũa thần nào biến Maria thành Mẹ Chúa? (CN 4B VỌNG)
Câu chuyện được thánh Luca kể trong đoạn Tin Mừng này có phần
giống chuyện cổ tích về chiếc đũa thần và Cô bé Lọ Lem. Cô Bé Lọ Lem Cinderella
nghèo nàn xấu xí bỗng dưng trở thành nàng công chúa cực kỳ xinh đẹp chỉ bằng
cái phất nhẹ chiếc đũa thần của một Bà tiên. Chúng ta hãy đọc kỹ những mô tả của Thánh Luca về tình trạng
"đã là", "đang là" và "sẽ là"
của Maria: |
|
Có người được Chúa sai đến: ông đến để làm chứng - CN III Vọng B (Ga 1,6-8. 19-28)
Vào cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, tức quãng năm 1959, ai cũng công nhận câu gán ghép của Đức Athenagoras, Thượng Phụ chính thống giáo Constantinople là chí lý, là rất đạt, là cực kỳ hay, khi vị thượng phụ này gán một câu Phúc Âm thời xưa để ghép cho một người thời nay, là vị giáo hoàng của Giáo Hội Công giáo Roma: “Có một người được Chúa sai đến, tên là Gioan” : Đây là câu Phúc âm chúng ta vừa nghe, được Đức Thượng Phụ Athenagoras Đông Phương ghép cho Đức Gioan 23, một Giáo Hoàng Roma Tây Phương. |
|
Dụ ngôn hay mô tả thật (Lễ Kitô Vua A)
Bài Phúc Âm lễ Kitô Vua Năm A cho xuất hiện một vị vua thẩm phán xét xử, nhưng lại xét xử dựa trên những chuyện nhỏ mọn bình thường, ba cái lặt vặt, cái ăn, cái mặc, bệnh tật, viếng thăm, chứ chẳng động gì đến những chuyện lớn lao hằng trăm ngàn tỉ (cỡ Vinashin, hay đại án ngân hàng…) ; và một vị vua thẩm phán xét xử nhưng lại đồng hoá chính mình với kẻ ăn xin. |
|
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay? (CN 32A; 5 cô khôn, 5 cô dại)
Hôm nay, tôi muốn lấy một chi tiết trong dụ ngôn để xây dựng đề tài suy niệm. Chi tiết này chắc đã có lần ta đặt dấu hỏi. Năm cô khôn có phải chỉ khôn theo nghĩa vẫn thường được Kinh Thánh ca tụng, hay là còn khôn và ranhnữa. Rõ rệt hơn, ranh mãnh và ích kỷ. Xá gì một chút dầu, sao lại không cho mượn hay xẻ chia với bạn đồng nghiệp phù dâu, mà lại bắt bí họ đi mua ngoài tiệm, để rồi xôi hỏng bỏng không, họ bị ở ngoài Phòng Tiệc muôn kiếp. Đề tài rút ra từ chi tiết này, là: cái gì không cho mượn được, cái gì không thể đi vay được. |
|
Ý NGHĨA BA CHỮ “HẾT” (CN30A)
Khi chúng ta dồn tâm gắng sức cho một công việc gì đó, như mua đất, xây nhà, dựng vợ, gả chồng…, ta mô tả : Tôi đã dành cho công việc đó biết bao thời gian, biết bao công sức, biết bao suy tư, biết bao tiền của… Tức là “nhiều lắm!” |
|
Đồng tiền có hai mặt, dùng mặt này làm sáng mặt kia.
Nếu có dịp được qua Anh Quốc, ghé vào bảo tàng viện Manchester, ta đi thẳng đến khu trưng bày các đồng tiền cổ của đế quốc Roma, sẽ gặp ở đó một đồng tiền bằng bạc có niên hiệu vào khoảng thời đại Giêsu. Đó chính là đồng bạc người Do Thái thời Chúa Giêsu đã dùng (chuyên môn gọi là đồng bạc Denarius nặng 3,8g). |
|
Lời mời dự tiệc hoàng gia, đáng không ta? (CN 28A)
Dụ ngôn Vua mở tiệc cưới cho hoàng tử rất hay, nhưng Chúa Giêsu có vẻ xa thực tế. Ai mà quá khờ dại đến nỗi từ chối lời mời tham dự tiệc cưới hoàng gia ? Một miếng đầu làng bằng một sàng xó bếp, huống lọ là một miếng nơi cung đình chốn hoàng gia, lại càng đáng ước ao sao xiết ! Ngày nay TT Mỹ gây quỹ bằng cách tổ chức các bữa ăn, được ăn sáng với TT, bỏ ra vài ngàn đô có là gì ? Đàng này được mời miễn phí dự tiệc cưới hoàng tử, làm sao lại từ chối. Ấy vậy mà nhiều khi con ngươi lại có thể rất dại khờ để từ chối. |
|
Quan trọng là phần cuối (CN 26A)
Trong kho tàng khôn ngoan La tinh, có một câu ngạn ngữ như sau: Nọc độc ở phía đuôi (venenum in cauda). Câu này nếu hiểu sát nghĩa đen, thì chỉ trúng cho một số con vật, như bọ cạp, như con ong: nọc ở phía đuôi. Con rắn nọc độc không ở đuôi. Thằn lằn cụt đuôi vẫn sống và mọc đuôi khác. Vì thế nọc ở phía đuôi, không thể chỉ hiểu theo nghĩa đen mà phải hiểu theo nghĩa bóng mới đúng. Nọc : phần chính yếu, sự sống … mạch máu – nằm ở đuôi : phần cuối, phần kết. |
|
[1]
1
2
3
4 5
6
7 [5/7] |
|