Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Bài Viết Của
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Vọng phục sinh mà đã là phục sinh (Thứ Bảy Tuần Thánh)
TÌNH RIÊNG, NGHĨA CÔNG (Thứ Sáu Tuần Thánh)
HAI NGẠC NHIÊN (Thứ 5 Tuần Thánh)
MẦU NHIỆM ƠN GỌI (CN 3B TN):
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay?
Ý NGHĨA BA CHỮ “HẾT”
Phêrô là Đá: Đá quy tụ, Đá hợp nhất.
Đức tin mạnh, đức tin yếu. Làm sao để yếu thành mạnh.
ĐIỀU KỲ DIỆU NGỎ LỜI YÊU ĐÊM TỐI
Đồng tiền hai mặt
Quan trọng là phần cuối (dụ ngôn hai người con đi làm vườn nho) - CN 26A
Sự ghen tị (CN-25A)
Tha Thứ: Tại sao? và Thế nào? (CN 24A)
Con người có hai bộ mặt (CN 22A).
LƯỠI DAO CẠO (CN 19A)
Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ (CN 16A QN)
Dụ ngôn “Gieo giống” (CN 15 QN A)
Lòng Hiếu Khách
24-6: Tại sao thánh Gioan được mừng ngày sinh?
Vì sao Chúa Con về trời: xét phía con người, xét từ Thiên Chúa
YÊU MẾN VÀ GIỮ LUẬT CHỈ LÀ MỘT
Qua phép lạ Lazarô sống lại: Chúa Giêsu muốn nói gì ? Giáo Hội muốn nói gì? (CN 5A MÙA CHAY)
ĐỆ TAM NHÃN (CN IIA CHAY)
Cám dỗ đến từ đâu và cám dỗ đi về đâu? (CN I MÙA CHAY: CHÚA CHỊU CÁM DỖ)
LUẬT và LỆ
“Muối mất mặn là muối nào?” hoặc “Tại sao muối lại đi cặp với ánh sáng?” (CN 5A TN)
Ba điều Thánh GIUSE cho Chúa GIÊSU.
VÌ ĐÂU GIOAN NGHI NGỜ CHÚA GIÊSU?
CN I MÙA VỌNG năm A: VỌNG TỬ
Thần dân đầu tiên trong Vương Quốc của Vua Kitô
Khi sống lại, người ta…
Lùn chưa chắc đã thấp (CN 31C)
SỰ TƯỞNG LẦM (dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện)
Tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh báo?
Người môn đệ “chất lượng cao”
Người quản lý mang tên Nguyễn Bất Lương (CN 25C)
Luận về chữ “ăn” (CN 22C)
Cửa hẹp là gì? và Cửa hẹp không là gì?
HAI CÁCH HIỂU CÂU KHÓ HIỂU (CN 20C)
Có mấy “loại” bất ngờ và làm sao để “loại” bất ngờ (CN 19C).
ĐŨA THẦN NÀO BIẾN MARIA THÀNH MẸ CHÚA? (CN 4B VỌNG)

 

 

Câu chuyện được thánh Luca kể trong đoạn Tin Mừng này có phần giống chuyện cổ tích về chiếc đũa thần và Cô bé Lọ Lem. Cô Bé Lọ Lem Cinderella nghèo nàn xấu xí bỗng dưng trở thành nàng công chúa cực kỳ xinh đẹp chỉ bằng cái phất nhẹ chiếc đũa thần của một Bà tiên.

Chúng ta hãy đọc kỹ những mô tả của Thánh Luca về tình trạng "đã là", "đang là" và "sẽ là" của Maria:

- Tình trạng đã và đang là của Maria thì rất tầm thường: một thôn nữ sinh sống ở làng Nadarét vô danh rất ít người biết đến, (làng vô danh thì người cũng tiểu tốt); mang một cái tên khá phổ biến là Maria (chứ chẳng công tằng tôn nữ gì cả). Có sách vở ca tụng Mẹ, nên tôn tên Maria có nghĩa là công chúa. Thực ra nhiều người mang tên này lắm. (Nguyên trong Tin Mừng thôi đã có ít là 3 người phụ nữ khác cũng mang tên Maria như thế : Maria Cleopas, Maria Magdala, và Maria em Matta) 

Lý lịch của nhân vật thứ nhất trong câu chuyện của Luca chỉ có thế, không như lý lịch của nhân vật thứ hai là Giuse dù sao cũng còn được ghi kèm là "thuộc dòng dõi vua Đavít".·

- Nhưng tình trạng sẽ là của Maria thì khác hẳn: Maria "sẽ thụ thai sinh hạ một con trai và đặt tên là "Giêsu".

Đứa con đó "sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao.

Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người.

Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời,

và triều đại Người sẽ vô cùng vô tận".

Cô thôn nữ tầm thường Maria sẽ là mẹ của Đấng Cứu Tinh thiên hạ. Chiếc đũa thần chính là quyền năng của Thiên Chúa: "Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được".

Mà giây phút chiếc đũa thần vung lên chính là lúc Maria thốt lên lời Fiat.

Trong Kinh Truyền Tin, chúng ta vẫn đọc "Phút ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người".

Trước tiếng Fiat, Maria là Cô Bé Lọ Lem,
sau tiếng Fiat, Maria trở thành Mẹ Đấng Cứu Thế.

Tiếng Fiat nhiệm mầu giống câu thần chú " Vừng ơi mở ra" trong “Alibaba và 40 tên cướp” vậy !

Nhưng Fiat là gì? Fiat không hẳn là "Xin vâng", vì " xin vâng" hàm ý là “Maria sẽ làm” theo ý Thiên Chúa, phần chủ động vẫn là phía con người.

Mà nếu như để con người làm thì con người có làm được gì đáng kể đâu. Bàn tay yếu ớt của Cô Bé Lọ Lem làm sao nhặt lựa cho hết mấy thúng hạt đậu trắng đen lẫn lộn (giống chuyện Tấm Cám của ta). Cô thôn nữ Maria làng Nadarét làm gì được để cứu độ cả thế giới loài người.

Đúng hơn, Fiat là "Xin Chúa cứ làm nơi tôi", chính Chúa làm chứ không phải Maria làm. Phần của Maria chỉ là để cho Chúa làm, bằng chiếc đũa thần quyền năng của Ngài. Và khi chiếc đũa thần ấy vung lên, Maria cảm nghiệm "Chúa đã làm cho tôi bao điều cao cả" (Đáp ca).

Tuy nhiên, chúng ta đừng tưởng Maria hoàn toàn thụ động, cứ ở yên để Chúa làm, vậy thôi.

Quả thật, phần cộng tác của Mẹ không nhỏ chút nào:

-Maria muốn một tương lai êm ả, nhưng “Chúa làm” cho tương lai ấy hoàn toàn đổi hướng với biết bao xáo trộn.

Thử tưởng tượng một thiếu nữ mang thai trước khi về nhà chồng. Biết bao rắc rối và khổ tâm đối với cha mẹ mình. Biết bao khó xử đối với gia đình, với họ nhà chồng và nhất là với người chồng sắp cưới.

-Và để “Chúa làm,” có nghĩa là mình không làm chủ đời mình nữa nhưng giao trọn dòng đời cho Chúa định hướng, miễn sao mọi sự đi đúng chương trình của Ngài.

Dù sao, Maria vẫn tin rằng Chúa sẽ hướng đời Mẹ đến chỗ tốt đẹp:

"Phận nữ tì hèn mọn, Ngài đoái thương nhìn tới.
Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc" (Đáp ca).

Chúng ta cũng là những cô bé lọ lem. Thiên Chúa có chiếc đũa thần kỳ diệu "không có gì mà Thiên Chúa không làm được". Làm thế nào để Thiên Chúa vung chiếc đũa thần ấy lên cho đời ta được biến đổi ? Chúng ta hãy noi gương Đức Mẹ thưa lên lời Fiat: " Xin Chúa cứ làm nơi con"

Những ai đã đọc Tam Quốc Chí, hẳn phải biết Trương Lương, một trong những vị tướng tài ba của Lưu Bang mà ai cũng mến chuộng. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông. Thấy một ông lão ăn mặc rách rưới nằm ngủ trên cầu. Ông lão ngủ say quá nên làm rơi một chiếc dép xuống sông. Thấy Trương Lương, ông sai bảo: “Thằng bé, nhặt chiếc dép cho ta”. Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép và kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ cầm lấy mà chẳng một lời cám ơn. Loay hoay xỏ mãi không vào, cụ lại đánh rơi chiếc dép lần nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương: “Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta”. Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: “Thằng bé này dạy được đây”. Thì ra cụ là một cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương làm học trò, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên một danh tướng văn võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.

Trương Lương gặp được thầy giỏi một phần là nhờ cơ may. Nhưng phần lớn là nhờ sự khiêm nhường phục vụ của ông. Đọc truyện Trương Lương, chúng ta lại nhớ đến Đức Mẹ.

Đức Mẹ khiêm nhường trong thái độ ứng xử. Trước mặt thiên sứ Gáp-ri-en, Đức Mẹ xưng mình là nữ tỳ của Thiên Chúa, dù thiên sứ đã loan báo Maria sẽ là Mẹ Thiên Chúa.

Sau đó, Đức Mẹ đến thăm bà chị họ Ê-li-sa-bét. Vừa nghe Đức Mẹ chào, bà Ê-li-sa-bét đã ngợi khen Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đáp lại, Đức Mẹ chỉ nhận mình là phận hèn bé nhỏ. Nếu có được ơn gì là do Thiên Chúa thương ban.

Thái độ khiêm tốn chấp nhận của Đức Mẹ đã được Thiên Chúa yêu thương. Nước chảy xuống chỗ trũng. Ân huệ Thiên Chúa đổ xuống tâm hồn khiêm cung. Càng khiêm cung càng nhận được nhiều ân phúc. Đức Mẹ có một tâm hồn khiêm cung thẳm sâu, nên Đức Mẹ đã nhận được đầy tràn ân phúc của Thiên Chúa, nhận được chính Ngôi Hai Thiên Chúa, là nguồn mạch mọi ân phúc.

Đũa thần sẽ vảy trên chúng ta để biến ta từ cô bé lọ lem thành công chúa Nước Trời, từ chàng trai sọ dừa thành hoàng tử thiên quốc, khi chúng ta khiêm tốn xin vâng, “xin để Chúa làm” như Maria xưa.

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

 

Tác giả: Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!