Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Bài Viết Của
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Vọng phục sinh mà đã là phục sinh (Thứ Bảy Tuần Thánh)
TÌNH RIÊNG, NGHĨA CÔNG (Thứ Sáu Tuần Thánh)
HAI NGẠC NHIÊN (Thứ 5 Tuần Thánh)
MẦU NHIỆM ƠN GỌI (CN 3B TN):
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay?
Ý NGHĨA BA CHỮ “HẾT”
Phêrô là Đá: Đá quy tụ, Đá hợp nhất.
Đức tin mạnh, đức tin yếu. Làm sao để yếu thành mạnh.
ĐIỀU KỲ DIỆU NGỎ LỜI YÊU ĐÊM TỐI
Đồng tiền hai mặt
Quan trọng là phần cuối (dụ ngôn hai người con đi làm vườn nho) - CN 26A
Sự ghen tị (CN-25A)
Tha Thứ: Tại sao? và Thế nào? (CN 24A)
Con người có hai bộ mặt (CN 22A).
LƯỠI DAO CẠO (CN 19A)
Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ (CN 16A QN)
Dụ ngôn “Gieo giống” (CN 15 QN A)
Lòng Hiếu Khách
24-6: Tại sao thánh Gioan được mừng ngày sinh?
Vì sao Chúa Con về trời: xét phía con người, xét từ Thiên Chúa
YÊU MẾN VÀ GIỮ LUẬT CHỈ LÀ MỘT
Qua phép lạ Lazarô sống lại: Chúa Giêsu muốn nói gì ? Giáo Hội muốn nói gì? (CN 5A MÙA CHAY)
ĐỆ TAM NHÃN (CN IIA CHAY)
Cám dỗ đến từ đâu và cám dỗ đi về đâu? (CN I MÙA CHAY: CHÚA CHỊU CÁM DỖ)
LUẬT và LỆ
“Muối mất mặn là muối nào?” hoặc “Tại sao muối lại đi cặp với ánh sáng?” (CN 5A TN)
Ba điều Thánh GIUSE cho Chúa GIÊSU.
VÌ ĐÂU GIOAN NGHI NGỜ CHÚA GIÊSU?
CN I MÙA VỌNG năm A: VỌNG TỬ
Thần dân đầu tiên trong Vương Quốc của Vua Kitô
Khi sống lại, người ta…
Lùn chưa chắc đã thấp (CN 31C)
SỰ TƯỞNG LẦM (dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện)
Tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh báo?
Người môn đệ “chất lượng cao”
Người quản lý mang tên Nguyễn Bất Lương (CN 25C)
Luận về chữ “ăn” (CN 22C)
Cửa hẹp là gì? và Cửa hẹp không là gì?
HAI CÁCH HIỂU CÂU KHÓ HIỂU (CN 20C)
Có mấy “loại” bất ngờ và làm sao để “loại” bất ngờ (CN 19C).
CÓ NHỮNG ĐIỀU LẠ MÀ RẤT THƯỜNG. CÓ NHỮNG ĐIỀU RẤT THƯỜNG MÀ LẠI LẠ

 

 

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA

Lm Anphong Nguyễn Công Minh,

Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam.

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/34ZNd8z

 

1. Có những điều lạ mà rất thường

Palestine là vùng đất hiện vẫn còn rất đông người gia nhập Hồi Giáo sinh sống. Một hôm nọ có một giáo sĩ lãnh tụ một cộng đoàn Hồi Giáo, mời một linh mục Công Giáo công khai tranh luận trước sự hiện diện của tín hữu hai bên về bí tích Thánh Thể.

Ông thầy hỏi: “Làm sao mà một miếng bánh lại có thể trở thành thịt Chúa Kitô được?" Vị linh mục trả lời: "Được chứ sao lại không được. Tôi xin chứng minh cho thầy biết bằng một thí dụ đơn sơ này, nếu thầy ăn bánh, thầy có thể biến miếng bánh ấy thành thịt của thầy, có thật thế không nào? Chớ tại sao Chúa lại không khiến tấm bánh nhỏ thành thịt của Chúa Kitô được?

Vị Thầy đó lại hỏi tiếp: “Mà làm sao Chúa Giêsu to lớn như thế lại có thể ở trong miếng bánh nhỏ xíu thế kia?" Linh mục trả lời: "Thầy hãy nhìn trời, nhìn núi non và làng mạc thành thị xem. Bầu trời mênh mông bát ngát, núi non cao lớn hùng vĩ, thành thị và làng mạc rộng rãi bao la có phải thế không? Thế mà con mắt nhỏ xíu của thầy có thể chứa được tất cả. Nếu con mắt của Thầy làm được chuyện đó thì làm sao Thiên Chúa lại không thể cho miếng bánh nhỏ xíu chứa đựng được Chúa Kitô".

Vị thầy không chịu thua lại hỏi thêm: Tại sao có thể cử hành nhiều thánh lễ cùng một lúc tại nhiều nơi trên thế giới, mà mỗi thánh lễ lại có Mình và Máu Đấng Thiên Chúa của quý vị được?" Vị linh mục đáp: “Đối với Thiên Chúa không có gì là không thể làm được". Rồi như để chứng minh cho câu trả lời này một cách cụ thể hơn, vị linh mục lấy một tấm gương ném xuống nền đá khiến nó bể tan thành rất nhiều mảnh nhỏ. Tiếp đến, cha giơ tay chỉ cho thầy đang trố mắt ngạc nhiên, và nói: “Trước đây trong tấm gương này, thầy trông thấy gương mặt mình có phải không nào? Và bây giờ Thầy cũng trông thấy gương mặt mình trong nhiều mảnh kiếng nhỏ, có phải vậy không? Thế thì tại sao Thiên Chúa lại không thể hiện diện tại nhiều nơi trong cùng một lúc được?"

Cuộc tranh luận giữa vị linh mục và thầy Hồi Giáo trên đây, có thể giúp chúng ta hiểu một phần nào mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa mà Giáo Hội cử hành mỗi ngày trong bí tích Thánh Thể, và đặc biệt trong lễ mừng kính Mình Máu Thánh Chúa. Thức ăn thức uống thông thường trở nên thịt máu con người.

Quả thật lạ nhưng đâu có lạ gì, khi ta ăn bánh, dẫu là bánh bao, bánh ít, bánh bèo, bánh xèo, bánh ú, hay sang trọng hơn, và phù hợp hơn: bánh mì, bánh bột mì, thì bánh đó biến thành thịt, thành máu. Bánh thành thịt. Nói hơi khó nghe, cỏ còn biến thành thịt được cơ mà. Con bò ăn cỏ, cỏ khô, biến thành thịt, thịt bò bít-tếch thơm phức. Việc đó không lạ sao, vậy mà ta đâu có thấy lạ, trong khi Chúa Giêsu cầm lấy bánh nói: này là Thịt Thầy, thì nhiều kẻ thấy lạ, chói tai, tin không nổi.

Bởi thế, có những chuyện lạ mà ta thấy thường, nhưng cũng có những chuyện thường mà ta nghe lạ.

 

2. Có những điều rất thường mà sao nghe lạ

Câu nói sau đây: “bẻ ra, cho đi, chia sẻ…, nghe thật quen, nhưng lại rất lạ, vì không “quen” làm” - nghe rất thường mà lại rất lạ, vì chúng ta ít làm, không quen làm hoặc không làm bao giờ, cho nên nó lạ. Một linh mục kể về quãng thơ ấu của mình như sau:

“Hôm nay, tôi bỗng chợt nhớ đến một kinh nghiệm sống trong gia đình và thường được lặp đi lặp lại mãi trong thời gian tôi 5, 7 tuổi. Cứ mỗi lần mẹ tôi làm bánh hay cha tôi tát các mương đìa quanh nhà bắt cá thì tôi thèm thuồng ngồi bên nồi bánh vừa chín, hoặc tiếc nuối những con tôm con cá. Thèm thuồng vì rổ bánh chín mà mình muốn ăn nhưng mẹ tôi lại cứ lấy đi phân chia, bảo tôi đem cho người này người nọ, hoặc hối tiếc những con tôm, con cá mà mẹ tôi bắt đem cho các gia đình hàng xóm, những người cần đến. Mỗi lần bảo tôi mang đi cho người khác thì tôi không muốn cho đi, bấy giờ mẹ tôi lại bảo: “Con ạ, mình giữ lại ăn thì hết, mà cho người ta ăn thì còn mãi”. (người ta ăn thì còn, con ăn thì hết). Cái mình ăn sẽ hết, cái người ta ăn thì còn. Tôi không bao giờ quên lời nói đơn sơ này đi kèm với chính hành động chia bánh, chia cá cho những người xung quanh.

Thánh Thể là tấm bánh bẻ ra, để chia sẻ. Trong phép lạ bánh hoá nhiều, Chúa nói: Anh em hãy cho họ ăn.

Không cần phải làm phép lạ cả thể đâu, nhưng cứ chia sẻ, đem cho nhà này, nhà kia ăn đi, là ta đã “cử hành thánh thể,” là tuân hành lệnh Chúa: Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy. “Việc này” tức là việc chia sẻ.

Lát nữa đây chúng ta sẽ được ăn thịt Chúa. Một người ngoại giáo đã hỏi một người Công Giáo như sau:

-Có phải các bạn ăn Chúa Kitô không?  -Phải

-Vậy tại sao các bạn không nên giống như Chúa?- Không trả lời.

Khi đi ngang qua trại heo. Người Công Giáo hỏi người ngoại kia: -Có bao giờ chị ăn thịt heo chưa?  -Nhiều lần rồi

-Thế sao chị chưa biến đổi thành heo?

Câu chuyện đối đáp cứng cỏi, cho vui, chứ thực ra, heo làm gì có sức mạnh biến ta thành lợn. Nhưng Chúa có sức mạnh đó, biến người ăn thành của ăn, tức là biến ta thành Chúa, miễn là ta cũng muốn nữa.

Câu hỏi của người ngoại “bạn ăn thịt Chúa sao bạn không nên giống Chúa” rất đáng cho ta quan tâm xét mình. Và ta có thể sửa câu nói của Chúa mà không sợ sai ý Chúa: sửa thế này: “Hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” thành “hãy làm việc này (cho ăn cho uống, dự lễ, rước lễ, thờ phượng) để trở nên giống Thầy.”

 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

Hẹn gặp lại

 

Tác giả: Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!