Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Bài Viết Của
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Vọng phục sinh mà đã là phục sinh (Thứ Bảy Tuần Thánh)
TÌNH RIÊNG, NGHĨA CÔNG (Thứ Sáu Tuần Thánh)
HAI NGẠC NHIÊN (Thứ 5 Tuần Thánh)
MẦU NHIỆM ƠN GỌI (CN 3B TN):
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay?
Ý NGHĨA BA CHỮ “HẾT”
Phêrô là Đá: Đá quy tụ, Đá hợp nhất.
Đức tin mạnh, đức tin yếu. Làm sao để yếu thành mạnh.
ĐIỀU KỲ DIỆU NGỎ LỜI YÊU ĐÊM TỐI
Đồng tiền hai mặt
Quan trọng là phần cuối (dụ ngôn hai người con đi làm vườn nho) - CN 26A
Sự ghen tị (CN-25A)
Tha Thứ: Tại sao? và Thế nào? (CN 24A)
Con người có hai bộ mặt (CN 22A).
LƯỠI DAO CẠO (CN 19A)
Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ (CN 16A QN)
Dụ ngôn “Gieo giống” (CN 15 QN A)
Lòng Hiếu Khách
24-6: Tại sao thánh Gioan được mừng ngày sinh?
Vì sao Chúa Con về trời: xét phía con người, xét từ Thiên Chúa
YÊU MẾN VÀ GIỮ LUẬT CHỈ LÀ MỘT
Qua phép lạ Lazarô sống lại: Chúa Giêsu muốn nói gì ? Giáo Hội muốn nói gì? (CN 5A MÙA CHAY)
ĐỆ TAM NHÃN (CN IIA CHAY)
Cám dỗ đến từ đâu và cám dỗ đi về đâu? (CN I MÙA CHAY: CHÚA CHỊU CÁM DỖ)
LUẬT và LỆ
“Muối mất mặn là muối nào?” hoặc “Tại sao muối lại đi cặp với ánh sáng?” (CN 5A TN)
Ba điều Thánh GIUSE cho Chúa GIÊSU.
VÌ ĐÂU GIOAN NGHI NGỜ CHÚA GIÊSU?
CN I MÙA VỌNG năm A: VỌNG TỬ
Thần dân đầu tiên trong Vương Quốc của Vua Kitô
Khi sống lại, người ta…
Lùn chưa chắc đã thấp (CN 31C)
SỰ TƯỞNG LẦM (dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện)
Tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh báo?
Người môn đệ “chất lượng cao”
Người quản lý mang tên Nguyễn Bất Lương (CN 25C)
Luận về chữ “ăn” (CN 22C)
Cửa hẹp là gì? và Cửa hẹp không là gì?
HAI CÁCH HIỂU CÂU KHÓ HIỂU (CN 20C)
Có mấy “loại” bất ngờ và làm sao để “loại” bất ngờ (CN 19C).
CHÚA CHIÊN LÀNH “LINH MỤC ĐỘC THÂN”

 

 

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật thứ 4B Phục Sinh

CHÚA CHIÊN LÀNH

“Linh mục độc thân”

 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh,
Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam.

 

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3aDPY2O

 

Hôm nay Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. Đấng Chăn Chiên Lành, đích thị là chính Chúa GiêSu. Nhưng Ngài cũng tuyển chọn những kẻ nối tiếp Ngài, để trở thành những kẻ chăn chiên, như Ngài nói với Phêrô sau khi sống lại, hãy chăn dắt các chiên con, chiên mẹ của Thầy. Giám mục là những đấng chăn chiên. Hơn 4000 GM trên thế giới. Hầu hết là đấng chăn chiên lành. 99,9% là lành. Linh mục cũng được gọi cách nào đó là kẻ chăn chiên. Khoảng 400.000 linh mục trên thế giới. Khá đông, nên cũng lẫn nhiều kẻ chăn chiên không lành lắm. Vụ linh mục lạm dụng tình dục tại Mỹ nổ ra mới đây, là một ví dụ, gây biết bao thiệt hại cho Giáo Hội, uy tín lẫn tiền của!

Tuy 400.000 linh mục là đông như vậy, nhưng so với 40 năm trước đây, lại tụt từ nửa triệu xuống còn 400 ngàn. Lẽ ra con số phải càng ngày càng tăng, vì dân số tăng, con chiên tăng, nhưng kẻ chăn lại giảm, giảm thảm hại, nhất là tại Âu Châu, sau đó là Mỹ Châu.

-Có người nói rằng, vì luật độc thân, cho nên mới sút giảm con số linh mục như thế.

-Có người nói, vì không được cưới vợ, cho nên có những kẻ chăn chiên không lành như vậy. Và họ lập luận:

Vậy để không giảm sút, để quân bình và tốt lành, hãy hủy luật độc thân của linh mục, trở về với thời nguyên thủy, như các tông đồ: rõ nhất là Phêrô tông đồ cả: có mẹ vợ đau nặng được Thầy đến chữa lành.

Luật độc thân linh mục của Giáo Hội nghi lễ LaTinh xuất hiện muộn thời, nhưng là một điểm son cho đoàn chiên. Khi không có vợ có con, thì lo lắng cho đoàn chiên ắt phải chu đáo hơn nhiều. 

Nhưng ngày nay có nhiều người đã đưa ra những luận điệu có vẻ xây dựng, đề nghị cho các linh mục được lập gia đình giống như các mục sư Tin Lành, để cứu vãn tình trạng thiếu ơn gọi, khan hiếm linh mục, vì sợ rằng mai ngày không còn đủ tông đồ làm việc cho Chúa, thiệt hại cho các linh hồn. Và nhất là để linh mục quân bình hơn, vì nhờ có gia đình?

Nhưng chúng ta hãy nghe thuật lại những phức tạp sau đây, đã được chính các vị chủ chăn tiết lộ về tình trạng của các giáo hội có luật cho phép linh mục lập gia đình và mục sư có đôi bạn.

1. Mục sư Jungmann nói: "Qúi vị đừng nghĩ rằng chỉ có Giáo Hội Công Giáo của quí vị gặp khủng hoảng, bên Tin Lành chúng tôi còn gặp khủng hoảng nặng hơn bên quí vị rất nhiều.”

Đâu phải được lập gia đình, là đi làm linh mục, hoặc mục sư đông hơn đâu. Nhiều khi ngược lại, bởi họ không thấy lý tưởng cao cả nơi ơn gọi đó. Cho nên họ chẳng phấn đấu để vào. 

2. Trong một cuộc họp mặt giữa linh mục Công Giáo và mục sư Tin Lành, một mục sư phát biểu về đời sống độc thân: "Tôi bắt đầu hiểu giá trị đời sống độc thân nơi Giáo Hội Công Giáo. Tôi cảm thấy các linh mục là anh em với nhau, và tạo nên một gia đình thực sự. Không thể nói được như thế đối với chúng tôi... Nếu một mục sư nào đó thành công, tôi không sung sướng gì; nếu một mục sư nào đó thất bại, tôi cũng không đau xót gì với ông. Giữa chúng tôi không có bầu khí gia đình, họa chăng cũng chỉ có giữa vợ chồng chúng tôi thôi".

Năm 1974 dịch Kinh Thánh chung giữa Tin Lành và Công Giáo tại Đalat, đã thấy một chút khó khăn của đời đôi bạn làm mục vụ.  Vì Tin Lành đi là đi cả vợ con, phải bố trí phòng riêng. Khi xuống nhà cơm, họ ngồi theo gia đình. Còn linh mục, chỗ nào trống là kê vào. Rất thanh thản và tự do!

3. Đức Tổng Giám Mục Công Giáo ở Beyrouth (Liban) tâm sự: "Các Đức cha hãy cố giữ lấy kho tàng quí báu của Giáo Hội Latinh, tức là luật linh mục độc thân. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này; vì Giáo Phận tôi, một Giáo Phận theo nghi lễ Đông Phương: Có linh mục độc thân và có linh mục lập gia đình. Lắm vấn đề phức tạp mà quí vị không thể tưởng tượng được.

“Giáo Hội Công Giáo chúng tôi cũng như bên Chính Thống Giáo luôn nuôi ở Tòa Giám Mục vài cha sống độc thân, để dự phòng sau này làm Giám Mục kế vị chúng tôi, vì Giáo Luật đòi buộc Giám Mục phải sống độc thân (linh mục thì không buộc).

4. Lại còn phức tạp do luật buộc linh mục chỉ được kết hôn một lần trước khi lãnh Chức Thánh. Có những trường hợp linh mục mới có 30 hoặc 35 tuổi, vợ ông đã chết, tay bồng tay bế, lũ con nheo nhóc, không ai nuôi dưỡng, thật nan giải.

5. Trong việc mục vụ càng phức tạp hơn: Mặc dầu tập quán linh mục lập gia đình đã có từ xưa truyền lại, giáo dân vẫn quí mến linh mục độc thân hơn: các ngài dù ở xa hoặc đi đến đâu, họ cũng tìm cách gặp gỡ, để xưng tội và xin lễ.

6. Linh mục có gia đình chỉ phục vụ trọn vẹn ngày Chúa Nhật, còn các ngày khác họ phải lo làm ăn để nuôi sống gia đình. Như thế làm sao “sẵn sàng” được với mọi người.

7. Thuyên chuyển một linh mục có gia đình thật là một vấn đề khó khăn. Được lệnh, ông sẽ bảo: "Con sẵn sàng, nhưng vợ con mắc làm ở Sở kia, các cháu lại đang học ở trường nọ, gia đình con không cùng đồng tâm đến địa phương (sắp phải đến) đó".

8. Có khi linh mục thì tốt, nhưng bà vợ hoặc con cái chưa nói là xấu, chỉ không được giáo dân trong xứ có thiện cảm, thì cũng đủ để họ ghét luôn cả linh mục, rồi dần dà xa việc đạo. Trường hợp mà xảy ra thù hằn thì còn mất cả Đức Tin nữa. Nếu thuyên chuyển linh mục ấy không được, thì cha truyền con nối, tiếp tục giữ giáo xứ từ thế hệ này qua thế hệ khác, làm cho cả xứ đạo phải chịu sự áp bức của một gia đình, nên đời sống đạo sa sút không thể lường được!

Kết Luận

Là con cái Chúa và Giáo Hội Công Giáo nghi lễ LaTinh (nơi có luật độc thân linh mục), chúng ta hãy cầu nguyện trong ngày Quốc Tế cầu cho Ơn Gọi này, cho có được nhiều mục tử biết quí trọng và tuân giữ đời sống độc thân đến cùng, vì đó như một quà tặng quí giá cho đoàn chiên mà Chúa gửi đến.

Tuy vậy chúng ta cũng hãy cầu cho những linh mục trong các giáo hội không có luật độc thân linh mục (như Công giáo Đông phương, như Chính Thống…) nữa, để dù linh mục độc thân hay linh mục có gia đình trong các giáo hội được phép, thì họ, quan trọng phải là những mục tử nhân từ như Chúa Giêsu là vị Thầy nhân từ tuyệt hảo. Amen.

(góp nhặt từ vài nguồn)

 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

Hẹn gặp lại

 

Tác giả: Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!