|
|
Bài Viết Của Lm. Giacôbê Tạ Chúc
|
BỆNH PHONG CÙI (Lc 17, 11-19)
Căn bệnh quái ác này đã làm cho chúng ta nhớ về một thi sỹ rất nổi tiếng, trong làng thi ca của Việt Nam: Hàn Mặc tử. Bệnh phong cùi đã làm cho nhà thơ điên phải trải qua rất nhiều những khổ đau, trong thân phận của con người. Bị người đời ruồng rẫy, sống cách ly, và nỗi đau lớn nhất là khi chính người yêu cũng phụ tình: |
|
LỜI KINH MÂN CÔI
Tháng mười là tháng Mân côi. Giáo Hội mời gọi mọi người đọc kinh Mân côi. Trong sáu lần hiện ra với ba trẻ Lucia, Phanxicô, và Jacinta, Đức Mẹ luôn dạy rằng: ”Các con hãy lần chuỗi Mân côi hằng ngày”. Tại Fatima, Đức Mẹ đã dạy mỗi người làm theo ba điều: Hãy ăn năn đền tội, hãy lần chuỗi Mân côi, hãy tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. Trong những ý hướng và tâm tình trên, chúng ta chiêm ngắm chuỗi Mân côi qua ba ý tưởng: Nối kết – Chia sẻ - Truyền giáo. |
|
XIN BAN THÊM LÒNG TIN CHO CHÚNG CON (Lc 17, 5-10)
Đức tin là một trong ba nhân đức đối thần, đối tượng của đức tin chính là Thiên Chúa. Con người với tất cả nổ lực của bản thân, cùng với hồng ân đến từ Thiên Chúa, họ có thể đáp trả và tin vào Thiên Chúa. Đức tin vừa mang chiều kích cá nhân, nhưng cũng mang tính cộng đồng. Tôi tin và chúng tôi tin. |
|
CÂU CHUYỆN CHÚA GIÊSU PHỤC SINH
Cứ mỗi đêm, một câu chuyện được kể, và một mạng người được thóat chết. Nhà vua cứ mãi lắng nghe, từng nhịp, từng nhịp, dòng chảy của thời gian. Cho đến khi không còn ai phải chết. Hai môn đệ trên đường Emmau, quay trở về Giêruselem và thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và họ đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh. |
|
CHÚA NHẬT LÒNG CHÚA XÓT THƯƠNG
Đức cố Giáo Hòang Gioan Phaolô II đã chọn Chúa nhật thứ hai sau Phục sinh là ngày tình Chúa xót thương. Việc tôn sùng này đã được Chúa tỏ ra cho nữ tu Maria Faustina Kowalska vào năm 1931. |
|
GIUĐA HÔN CHÚA
Hôn để bày tỏ tình thương yêu mà con nguời dành cho nhau. Cha mẹ hôn con cái, bạn hữu tỏ bày tình thương thắm thiết. Vợ chồng trao nhau những nụ hôn nồng ấm hương bay ngọt ngào. Giuđa hôn Chúa Giêsu, nhưng nụ hôn này không chứa đựng sự ngọt nào mà trái lại nó chứa đựng một vị đắng của sự bội phản. |
|
HIỆU QUẢ CỦA LỜI CẦU XIN
|
|
TẢN MẠN CÙNG WORLD CUP
Phải chăng cuộc đời cũng là một sân bóng, mỗi chúng ta là một cầu thủ dưới sự dẫn đắt của huấn luyện viên trưởng GIÊ-SU. Thiên Chúa tung chúng ta vào sân cỏ cuộc đời và mong muốn mỗi người phải nổ lực, tự huấn luyện để vươn lên ghi bàn trong bất cứ phút giây nào. Dầu có vấp váp té ngã, thì cũng đứng lên để tiếp tục các trận đấu. Không tự phụ, không xem thường đối phương, chiến thắng không tự đắc, thất bại không nản chí. Kiên trì và dũng mãnh để vươn lên chiến thắng chính mình, qua các tham vọng, dục vọng và ảo vọng. Đừng lo khi thấy mình không đủ sức hay không thể tiếp tục ghi tên vào cuộc chơi, vì bên cạnh chúng ta, luôn có Chúa, người huấn luyện viên tài ba, và đầy kinh nghiệm. Mỗi người nổ lực cộng tác, và Thiên Chúa sẽ xua tan sự ác, để sự thiện lên ngôi. |
|
THÁNG SÁU THÁNH TÂM TÌNH THƯƠNG
Trái tim Mỵ Châu đặt sai chỗ, tin nhầm người nên đất nước rơi vào tay giặc. Còn Trái Tim của Đức Giêsu có lầm lẫn không khi Ngài trao cho cả nhân lọai này, với những con người đầy phản bội, vô ơn và vong ân bội nghĩa? |
|
VĨNH BIỆT MỘT NGƯỜI THẦY
Để kính nhớ cha Giuse Trịnh Hưng Kỷ, Gs Đại chủng viện Thánh Giuse |
|
NHỮNG HÌNH ẢNH BIỂU TRƯNG VỀ CHÚA THÁNH THẦN
|
|
PHƯƠNG TIỆN ĐỂ ĐƯỢC LÊN TRỜI – CHÚA NHẬT CHÚA THĂNG THIÊN .
Khi nói đến sự di chuyển, ai cũng nghĩ ngay đến các phương tiện. Từ những phương tiện thô sơ: xe đạp, xích-lô, xe ba gác… cho đến những phương tiện hiện đại: xe hơi, máy bay, xe điện ngầm, xe chất lượng cao…Thử hỏi Chúa Giêsu về Trời bằng phương tiện gì? Êlia thì được đưa đi trên chiếc xe rực lửa, còn Chúa Giêsu, chẳng ai biết. Phúc âm chỉ ghi lại: “ Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên Trời và ngự bên hữu Thiên Chúa”(Mc 16, 19). |
|
TÂM SỰ CỦA NHỮNG LÒAI HOA
Chúng tôi chỉ là những lòai vô danh tiểu tốt, có đáng gì đâu so với bạn là hình ảnh của Đấng Tạo thành. Thế mà, trong thế giới kỳ diệu này, chúng tôi vẫn thấy mình đóng góp cho đời bao nhiêu là nét đẹp. Thử hỏi sau một ngày vất vả với biết bao nhiêu công việc nhọc nhằn, mồ hôi sáng trưa chiều tối. Nếu không có chúng tôi, bạn sẽ không thưởng thức được những kỳ công vô tận của vũ trụ này. Trong ngôi nhà bạn, nơi phòng khách hay phòng làm việc, chúng tôi giúp bạn giảm đi cơn “stress” của một ngày sống. Trong thế giới muôn lòai, tên của chúng tôi vô cùng phong phú, chẳng vậy mà người ta thường bảo: “trăm hoa đua nở”. |
|
CẦU CHO ƠN THIÊN TRIỆU
Dẫu rằng ơn gọi nào cũng cao quý và đều xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi, thế nhưng những người hy sinh, quảng đại đi theo Chúa một cách triệt để, vẫn là nét son nổi bật nhất của Giáo hội. Đời sống của những con người tận hiến cho Chúa là một bằng chứng hùng hồn, chứng tỏ Đức Giêsu đang hiện diện và hoạt động trong Giáo hội. Qua dấu chỉ của tình yêu thương, sự hiệp nhất nên một và sự phục vụ cách vô vị lợi, thế gian sẽ nhận ra khuôn mặt của Đấng Phục sinh. |
|
MẺ CÁ LẠ (Ga 21, 1-19).
Tin tưởng và cộng tác với nhau và với Chúa thì mọi công việc sẽ dễ dàng đưa tới sự thành công. |
|
ĐỨC TIN CỦA TÔNG ĐỒ TÔ-MA
Đức cố Giáo hòang Gioan Phaolô II đã viết trong thông điệp: “Đức tin và lý trí” rằng: “Đức tin và lý trí như đôi cánh giúp cho trí tuệ con người băng mình lên để chiêm niệm chân lý”. Chấp nhận tin Chúa không có nghĩa là thụ động: há miệng đợi sung rụng, mà phải hòai nghi để thăng tiến và đón nhận, dấn thân phục vụ cho tin mừng. Với Tôma niềm tin phục sinh đang ở giả thiết, và con người có quyền chất vấn, đặt vấn đề: “ Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”(Ga 20 , 25) . |
|
RỬA CHÂN
Rửa chân chỉ là một nghi thức trong Thánh lễ Tiệc Ly của ngày thứ năm Tuần Thánh. Thế nhưng, với việc cử hành này, đã nói lên biết bao điều gởi trao của Chúa Giê-su, trước cuộc Khổ nạn của Ngài. Chúa Giê-su gởi trao cho các môn đệ ba điều : - Gởi trao tình yêu - Gởi trao sự phục vụ khiêm tốn - Gởi trao niềm hy vọng, hạnh phúc Nước trời. |
|
NGƯỜI THẦY GIÊSU
|
|
SỰ SỐNG ĐỜI SAU
Con người là một hữu thể biết suy tư. Vì thế, tự trong sâu thẳm của cỏi lòng, mãi mãi những câu hỏi chất vấn chính mình luôn canh cánh : “ Tôi sống để làm gì? Và đằng sau cái chết có còn gì nữa không?”. Triết học, thần học và các tôn giáo đưa ra nhiều giải thích. Kinh Thánh không phải chỉ trong Tân ước mà từ thời Cựu ước đã nói đến sự sống đời đời. |
|
NGƯỜI MÙ THÀNH GIÊRICÔ
Người ta kể rằng, ở cuối một con hẻm nhỏ, ngày ngày có một chàng trai mù, khôi ngô tuấn tú ngồi ăn xin ở bên vệ đường. Cũng trong con hẻm không tên tuổi này, có một thằng bé cũng ngày đi bán báo kiếm sống qua ngày. Một hôm, khi nghe tiếng rao mời của thằng bé bán báo. Anh mù bèn kêu thằng bé lại và ngỏ ý mua một tờ. Thằng bé đến gần anh mù và mở tròn xoe đôi mắt, nó ngạc nhiên hỏi anh: -“ Chú mù mắt thì làm sao mà đọc?”. Chàng trai nhẹ nhàng mỉm cười đáp lại: -“ Vâng, chú mù không đọc được, chú mua báo của cháu, cháu sẽ đọc cho chú nghe chứ?” . Mặt thằng bé xịu lại, những giọt nước long lanh trên mi mắt của nó: -“ Cháu mù chữ, không thể đọc được”. |
|
[1] 1
2 [1/2] |
|