Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

TỪ BỎ - TƯƠNG QUAN – VÁC THẬP GIÁ
Một ngày trong những tháng gần cuối năm 2013, tôi nhận một tin dữ: Một người trẻ trong hàng ngũ chúng tôi chết trong tư thế bị treo. Xét nghiệm cho biết: người anh em chết vì tự tìm đến cái chết. Thông tin đau lòng này làm tôi nhớ lại, nhiều năm trước, cũng người trẻ, cũng cùng theo đuổi một ơn gọi, cuối cùng, cũng đã tự mình tìm đến sự rủi ro đáng sợ này.

Ở LẠI VỚI CHÚA
Thánh Gioan Tẩy giả giới thiệu Chúa Giêsu với hai môn đệ của mình: “Đây là chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ ấy chính là thánh Gioan Tông Đồ và thánh Anrê. Sau lời giới thiệu ấy, hai môn đệ đã đi theo Chúa Giêsu. Chúa hỏi: “Các anh tìm gì thế?”. Nhưng hai môn đệ không đi “tìm gì”, mà là đi tìm một Con Người. Họ tìm chính Chúa.

ĐÊM NAY, ĐÊM HUY HOÀNG…
Có lẽ không một tín hữu Kitô nào nói riêng, nhiều người nói chung, không cảm nhận sự rộn ràng, náo nức của đêm hồng ân cao cả: Đêm Sinh Nhật Đấng Emmanuel, đêm Thiên Chúa hóa thân làm người, ở giữa những con người. Đêm nay, đêm hồng phúc, đêm thánh thiện nhiệm mầu, đêm ghi đậm thiên tình sử giữa Thiên Chúa và nhân loại, đêm sáng dặt dìu tỏa chiếu rạng ngời lòng trời dòi dọi trên nhân loại và trên mỗi con người.

“CHÚA Ở CÙNG”
Thiên Chúa “ở cùng” là Thiên Chúa của tình yêu đến đồng hành với người trần thế. Thiên Chúa ở cùng, sẽ là hiện diện bền bỉ, hiện diện nâng cao, hiện diện làm cho sống, hiện diện làm cho hạnh phúc, hiện diện làm tăng giá trị.

HÃY SỬA ĐƯỜNG…
“Tiếng kêu trong hoang địa”. Nói đến hoang địa là nói đến một môi trường chưa được sử dụng, chưa được khai phá. Môi trường đó còn âm u, đầy dẫy nguy hiểm. “Tiếng kêu trong hoang địa” là tiếng kêu giữa mênh mông, giữa những âm u nguy hiểm đó.

DỌN ĐƯỜNG TÂM HỒN
Cùng với lời kêu gọi dọn đường cho Chúa là rao giảng phép rửa sám hối để đem mọi người trở về với lòng ăn năn tội nhằm xin ơn tha thứ. Hóa ra dọn đường cho Chúa ngự vào tâm hồn, không có gì khác hơn, nhưng chính là hoán cải đời sống và thú nhận tội lỗi để được ơn tha thứ.

PHÁ ĐỂ XÂY LẠI
Thật ngỡ ngàng: Phụng vụ Lời Chúa, thành phần quan yếu để có thể làm rõ nét nhất cho việc mừng lễ và giúp người tín hữu hiểu nhiều nhất về ý nghĩa của việc mừng lễ, lại không có một lời nào ca tụng bất cứ một ngôi đền thờ vật chất nào, để ta lấy đó làm kiểu mẫu cho việc nhấn mạnh đến kiến trúc, sự hoành tráng, sự uy nghi của nhiều đền thờ thời nay của chúng ta.

VINH DANH CÁC THÁNH TỬ ÐẠO
Tin Mừng đến với dân tộc Việt nam trên 400 năm, thì hết 300 năm, Giáo Hội Việt Nam thấm đẫm dòng máu các anh hùng tử đạo. Giai đoạn bách hại nặng nề nhất là vào thế kỷ 19, trong các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức.

LATÊRANÔ VÀ NHỮNG NGÔI ĐỀN THỜ
Kể từ sau khi Chúa Giêsu về trời, với việc các thánh tông đồ nói riêng, các Kitô hữu đầu tiên nói chung, ra đi truyền bá Tin Mừng, Hội Thánh bắt đầu hiện diện giữa lòng thế giới. Thay vì đón nhận sự hiện diện ấy, chính quyền đế quốc Rôma bắt đầu nghi kỵ và ác cảm. Gần 300 năm (từ những năm cuối thập niên 50 trải dài đến những năm 310), cuộc bắt đạo lần lượt qua mười triều đại hoàng đế (khởi đi từ Nero đến Diokletian)

LỜI CỦA NGƯỜI ĐI (Lễ Các Đẳng Linh Hồn)
Ngay thời tiên khởi, Hội Thánh đã luôn luôn dạy hãy cầu nguyện cho người chết như một nghĩa cử bác ái. Thánh Augustinô viết, “Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ”. Nhưng Thuở ban đầu này, do ảnh hưởng thời tiền Kitô giáo, các nghi thức cầu cho người chết còn chứa nhiều màu sắc dị đoan. Kinh nghiệm của đời sống phụng vụ của Hội Thánh loại trừ dần những cổ hũ ấy. Mãi đến thời trung cổ, nhờ các ẩn sĩ, là những người có thói quen cầu nguyện cho các tu sĩ đã qua đời hàng năm, một nghi thức phụng vụ cầu cho người chết mới được thiết lập.

PHÚC THẬT (Lễ Các Thánh Nam Nữ – Lễ Trọng)
Sống trên đời, ai cũng mong, cũng tìm hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc là gì, thì không phải ai cũng biết mà tìm. Vì thế, con người cứ mãi luẩn quẩn trong bất hạnh, vì đi tìm hạnh phúc, mà không “biết đâu là nguồn cội” hạnh phúc, làm sao mà tìm!

CON TÀU ĐÃ RA KHƠI
Cách đây đúng một tuần, hai ngày thứ hai và thứ ba 20-21.10.2014, như truyền thống, suốt mười lăm năm, kể từ ngày ra trường (tháng 7.1999), anh em linh mục Khóa III Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn họp mặt tại khu nhà nghỉ của Tổng giáo phận Sài Gòn (Bãi Dâu, Vũng Tàu). Linh mục Giuse Nguyễn Hữu An, cây bút quen thuộc của nhiều trang web, và là người anh em cùng khóa chúng tôi, đã có những thông tin và hình ảnh trong bài “Hội ngộ anh em Linh mục Khóa III Đại Chủng viện Sài Gòn” (http://vietcatholic.net/News/Html/131287.htm).

LINH MỤC SỐNG ƠN HIỆP THÔNG
GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG - SUY NIỆM TỈNH TÂM LINH MỤC THÁNG 9.2014

LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA
Nhân sự kiện trọng đại này, hơn nữa, ngày mai, kỷ niệm 14 năm thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II được Chúa gọi về (2.4.2005 – 2.4.2014), chúng ta hãy cùng suy niệm về lòng Chúa thương xót. Theo gương Đức Thánh Cha, chúng ta học tập, sống và ra sức thực hiện nghĩa vụ làm tông đồ của lòng Chúa Thương xót. Bởi hơn ai hết, linh mục phải là hiện thân, là bằng chứng sống động của lòng Chúa thương xót. (SUY NIỆM TĨNH TÂM LINH MỤC PHÚ CƯỜNG - QUÝ II 1.4.2014)

KHÔNG PHẢI CHIÊN MÀ LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
Trong tôn giáo Dothái, vì bản tính tốt lành của loài chiên, nó được chọn làm lễ vật hiến dâng Thiên Chúa, nói lên tấm lòng của người dâng lễ vật: khiêm nhường, trung thành với Thiên Chúa, yêu mến, thảo hiếu, biết ơn Thiên Chúa…

BIẾN ĐỔI
Người dọn đường cũng chính là người kêu gọi người khác dọn đường bằng sự “ăn năn thống hối”. Lý do mạnh để thánh Gioan mời gọi ăn năn sám hối đó là: “Nước trời đã gần đến”. Nghĩa là Chúa chúng ta sắp đến rồi, bởi thế phải dọn đường, phải ăn năn sám hối, làm cho con đường tâm hồn của mỗi cá nhân nên thanh sạch, xứng đáng Chúa ngự đến.

THÁNH PHANXICÔ – TÔNG ĐỒ Á CHÂU
Đối với Hội Thánh, dù hoàn cảnh nào, khó khăn hay thuận lợi, bị bách hại hay được bình an, Hội Thánh vẫn không ngừng lên đường truyền giáo.

THÁNH HÓA TỪNG GIÂY PHÚT SỐNG
Mùa Vọng mang hai đặc tính thiết thực: 1. Mùa chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh, kính nhớ việc Con Thiên Chúa nhập thể làm người. 2. Mùa mà qua cuộc kính nhớ ấy, mời gọi ta hướng lòng trông đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai trong ngày tận thế.

SỨC MẠNH ĐỨC TIN QUA GƯƠNG TỬ ĐẠO
Tin Mừng đến với dân tộc Việt nam gần 500 năm, thì hết 300 năm, Giáo Hội Việt Nam thấm đẫm dòng máu các anh hùng tử đạo. Giai đoạn bách hại nặng nề nhất là vào thế kỷ 19, trong các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Cuộc bách hại để lại một trang sử đầy nghiệt ngã cho dân tộc Việt Nam: những người Việt Nam tàn nhẫn sát hại nhau. Chính những đồng bào Việt Nam chung cội, chung nguồn lẽ ra phải yêu thương nhau, lại quay mũi kiếm giết nhau hàng loạt.

“…ĐỂ LÀM GIÁ CỨU CHUỘC”
Trong khi tuyên xưng Vương quyền cao cả của Chúa, Hội Thánh lại trình bày khuôn mặt của một vị Vua đầy đau khổ, đầy chấp nhận, dù phải chịu roi đòn, dù phải chịu khổ hình thập giá, dù phải bị giết chết, dù phải cam chịu ruồng bỏ…

[1] 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 [27/32]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!