|
Bài Viết Của Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
|
Lễ Thánh Gia & đại dịch Cô-vít 19
Xã hội và cuộc sống của con người ở khắp nơi trên thế giới đang
nhộn nhip thì bỗng dưng đã bị gián đoạn từ nhiều tháng qua do sự xuất hiện của
con khuẩn nhỏ xíu Corona. Mọi sinh hoạt
hầu như đều bị đình trệ hoặc cắt giảm. Dịch bệnh khiến cho nhịp sống của xã hội
phải chậm lại và không còn náo nhiệt, xô bồ như trước kia nữa. Cơn đại dịch
Covid-19 mang đến cho mọi người một nỗi lo âu, sợ sệt. Nhưng đồng thờ cơn đại dịch Cô-vít 19 (mười
chin) này giúp người ta sống “chậm lại” để có thể nhận ra được sự thân mật gần
gủi cần thiết của đời sống gia đình mà bấy lâu nay đã bi quên lãng vì người ta
phải chạy theo những đòi hỏi nhu cầu của cuộc sống. |
|
Suy tư về đại dịch Coronnavirus
Cơn đại dịch cúm coronavirus đã đến như một cú sốc lớn đối với nhân loại chúng ta. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, nó đã thách đố thái độ và cách hành xử của con người một cách triệt để. Theo một ý nghĩa nào đó, cuộc sống của con người vẫn tiếp tục như bình thường – nhưng thật ra thì nó không bình thường chút nào cả. Cái không bình thường ở đây là nó làm cho chúng ta phải đặt câu hỏi lựu chọn cho những sinh hoạt rất bình thường mỗi ngày trong đời sống. Thí dụ như là: Có nên tiếp tục đi làm bằng xe buýt, xe lửa và subway không? Có thể đi dạo ngoài cộng viên, quanh khu xóm một cách an toàn không? Tôi có nên tiếp tục đến viếng những bệnh nhân “bác sĩ chê – hospice care” của tôi mỗi tuần hay không? |
|
Hai loại mù: Mù thể lý và mù tâm linh
Câu chuyện Chúa Giêsu chữa
lành một người mù từ lúc mới sinh trong Phúc Âm của thánh Gioan (Gioan 9 1- 41),
được Giáo Hội mời gọi chúng ta suy niệm khi bước vào Chúa Nhật thứ tư mùa chay
năm A. Trong bài Phúc Âm của Thánh
Gioan, Giáo Hội muốn cho chúng ta thấy rằng qua việc chữa lành anh mù, Chúa
Giêsu đưa nhiều điều ra ánh sánh chứ không phải chỉ có một việc là chữa lành
đôi mắt thể lý của anh mù. Qua những tình tiết của việc chữa lành, cộng với những
thái độ phản ứng của các nhân vật trong bài Phúc Âm, cho chúng ta thấy được là
có hai loại mù lòa: đó là mù đôi mắt thể lý và mù đôi mắt tâm linh. Trong hai loại mù này thì cái mù tâm linh
nguy hiểm và nghiêm trọng hơn vì nó có ảnh hưởng đến sự sống đời sau của mỗi
người chúng ta là các tín hữu Công Giáo.
|
|
Thiên Chúa và con người - Hai lối nhìn
Mỗi năm khi bước vào mùa Chay
với thứ Tư lễ tro thì Giáo Hội lại một lần
nữa nhắc nhở cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa luôn luôn nhìn vào những gì bên
trong được phát xuất từ trái tim, chứ
không phải những gì từ bên ngoài của mỗi người chúng ta. |
|
Mở lòng cho hài nhi Giêsu giống như Mẹ Maria và thánh Giuse
Việc chào đón một em bé mới sinh là một trong những sự kiện thú vị nhất mà chúng ta chuẩn bị trong suốt cuộc đời. Có thể em bé sắp chào đời hoặc có thể em bé sẽ được nhận làm con nuôi. Chúng ta phải chuẩn bị cho dù đứa bé đó đến như thế nào. Luôn luôn có rất nhiều thứ, nhiều việc để làm cho sự chuẩn bị đón em bé mới này. Tuy nhiên, quan trọng nhất có lẽ là, chúng ta phải chuẩn bị trái tim của chúng ta. Điều đó có nghĩa là chúng ta được kêu gọi mở rộng trái tim của mình cho dù em bé đó sẽ là ai. |
|
“Chúa nhật hồng” và những căn bịnh tâm linh cân được chữa lành
Trong phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, một năm các linh mục chỉ mặc áo lễ màu hồng hai lần. Một trong mùa Vọng và một trong mùa Chay. Chúa nhật này trong tiếng La-tinh gọi là “Gaudete Sunday” dịch sang tiếng Việt là “Chúa nhật hồng.” Trong ngày “Chúa nhật hồng” Giáo Hội muốn cho chúng ta thấy niềm vui đang chuẩn bị cho việc Chúa Giêsu giáng trần và sống Lại. Màu hồng là màu của hừng đông khi mặt trời lóe lên đẩy tan bống tối, báo hiệu một ngày tươi đẹp mới đang đến. |
|
Ba lần Thiên Chúa đến với con người
“Vì thế, hãy tỉnh thức! Vì các ngươi không biết được ngày nào Chúa của các ngươi sẽ đến.” (Mt 24:42) |
|
Câu hỏi của “sự sống và cái chết”
Vào ngày 29 tháng tám năm
2019, có lễ nhớ tưởng niệm ngày Thánh Gioan Tẩy Giả bị xử trảm. Cách đây hai
năm trong giờ kinh nguyện vào ngày lễ nhớ của thánh nhân, Chúa Thánh Thần đã reo
vào đầu tôi câu hỏi “không biết Thánh Gioan Tẩy giả đã có những nỗi lo sợ, băng
khoăn suy tư gì trong những giây phút cuối đời trong nhà tù?” (xin đọc lại bài
chia sẻ cũ “tâm tình cuối đời của Thánh Gioan Tẩy Giả nói gi với tôi” ở bên dưới)
|
|
Hiệp Nhất Trong Tình Yêu - "Để chúng được hoàn toàn nên một"
Mỗi năm cứ vào Chúa Nhật thứ bảy mùa Phục Sinh sau lễ Chúa Thăng
Thiên, thì Giáo Hội cho chúng ta nghe chương thứ mười bảy của bài Phúc Âm theo Thánh
Gioan (Ga 17, 20-26);
với mục đích là cho chúng ta hiểu việc Chúa Giêsu về trời với một chiều kích
khác với những gì đã được diễn tả trong Phúc Âm của Thánh Luca về việc này. (Lc
24, 46-53) |
|
Chính Chúa đó
Các bài đọc hôm nay đề nghị rằng chúng ta đang sống trong một mùa liên kết nhiều
mầu nhiệm. Điều này nhắc nhở cho chúng ta về khoảng cách giữa những giá trị Phúc
Âm và những giá trị trần thế. Trong cuộc sống hàng ngày, có lẽ chúng ta thường
bị cám dỗ là “hãy đồng thuận để cùng sống.” Ngày nay sống giá trị Phúc Âm quả
thật không phải là chuyện dễ dàng. Nếu chúng ta biết nhận thức một chút xíu và
suy nghĩ cho kỹ càng thì chúng ta có thể tìm thấy niềm vui ngay khi chúng ta
đang phải đối phó và đối diện với đâu khổ như các tông đồ mà đã được nói đế
trong bài đọc thứ nhất: “Vậy các ngài ra khỏi công nghị, lòng hân hoan vì
thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì Danh Đức Giêsu.” (TĐCV 5:41). |
|
Thịt và Máu Thánh - Rửa chân - Yêu Đến Cùng (Tâm tình sống ngày thứ Năm Tuần Thánh)
Trong Cựu Ước Thiên Chúa đã ra
lệnh cho ông Môi-sen bảo người dân Do Thái sát tế con chiên đầu lòng và bôi máu
nó lên cách cửa nhà của họ trong ngày lễ vượt qua lần đầu tiên trước khi rời
khỏi nước Ai-Cập. Việc làm này sẽ giúp con trai và những súc vật giống đực đầu
lòng khỏi bị giết khi thần chết đi qua nhà họ vào đêm hôm đó. Thiên Chúa cũng
nói ông Môi-sen bảo dân chúng dùng bữa ăn tối hôm đó với thịt chiên nướng, rau
đắng và bánh không men. Trong khi ăn thì phải trong tư thế “thắt lương, buộc
bụng” sẵn sàng “ba lô trên vai” để có thể ra đi xuất hành ngay lập tức khi có
hiệu lệnh; như đã nói trong sách Xuất Hành “Lấy máu bôi lên khung cửa những
nhà có ăn thịt chiên. Còn thịt, sẽ ăn ngay đêm ấy, nướng lên, ăn với bánh không
men và rau đắng… các
ngươi phải ăn thế này: lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Các ngươi phải
ăn vội vã…” (Xuất Hành 12:8-12) |
|
Con vi khuẩn “vô cảm” đã hoạt đồng từ thời Chúa Giêsu nơi các thầy Tư Tế và người Biệt Phái
Chúng mình đang sống trong Tuần
Thứ Năm Mùa Chay, nghĩa là gần kết thúc Mùa Chay của năm nay. Thế thì hãy tự
hỏi rằmg chúng mình đang sống hành trình Mùa Chay thế nào? Chúng mình có thực sự
“ hãy xé lòng, và đừng xé áo,” để rồi chúng mình có thể đào sâu sự liên hệ của
mỗi người với Thiên Chúa và với những anh chị em chung quanh hay không? |
|
Mùa Chay: sống tâm tình “xé lòng” hay chỉ là “xé áo”!?
Hãy đi sâu hơn việc
từ bỏ, hy sinh nhịn ăn, thuốc lá, rượu bia, coi phim bộ, facebook, iphone.…
trong suốt 40 ngày Mùa Chay. |
|
Thấy rõ và hiểu rõ cho chính mình trước đã.
Chúa Nhật hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng của mùa thường niên trước khi chúng
mình bước vào Mùa Chay, sẽ được bắt đầu với thứ Tư Lễ Tro trong tuần này. Các
bài đọc phụng vụ hôm nay sẽ giúp chúng mình bước vào mùa Chay với một tâm tình
sẵn sàng thay đổi những lối sống, những hành động và suy nghĩ của mỗi người
chúng mình để phù hợp với nhũng tâm tình trở về “xé lòng đừng xé áo”, và đổi mới
của Mùa Chay Thánh. |
|
“Bản ngã - cái tôi” và “Người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến- The disciple whom Jesus loved.” (Gioan 20:2)
Trong bài Phúc Âm ngày lễ kính Thánh Gioan tông đồ thánh sử, thánh nhân hoặc do các môn đệ của Thánh Sử Gioan ghi lại tự coi mình là “Người môn đệ Chúa yêu mến - disciple whom Jesus loved” (Gioan 20:2) làm V nhớ đến bài học về cái “bản ngã – cái tôi” với cha Martino Đinh Trung Hòa dòng Tên ở nhà anh chị Dung Quý. Suy niệm bài Phúc Âm cho cho thấy cái “bản ngã” không chừa một ai, ngay cả các ông Tông Đồ sống gần gủi thân thiết với Đấng “toàn thiện”, Đấng “Thánh” suốt ba năm trời mà còn như thế, huống hồ chi là mỗi người chúng mình. Khi tự cho mình là”môn đệ được Chúa yêu” thánh Gioan đã tự nhận là mình có mối quan hệ mật thiết đặc biệt với thầy Giêsu hoặc là người được Thầy yêu mến đặc biệt hơn mười một ông tông đồ kia. |
|
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài số ba)
Xin gởi bài số ba trong loạt bài TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA
CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? Được viết từ cảm hứng của bài hát
Giáng Sinh ngoại quốc “Do you see and hear what I hear?” Xin nhấn vào cái link
này nếu muốn đọc bài số một và số hai
Bài 1:
http://conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=146&ia=18756
Bài 2 http://conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=146&ia=18798
|
|
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài 2)
Thánh Gioan cho chúng mình biết rằng ông Na-than-na-en đã thốt lên:
“ở Na-za-rét thì có cái gì mới lạ chứ!” (Gioan 1:46) khi ông An-rê rủ ông ta đến
gặp Chúa Giêsu. Thế đấy, vậy mà chính ở cái làng Na-za-rét bé nhỏ, xa xôi và
hẻo lánh này Thiên Chúa đã chọn để làm nơi khởi điểm cho chương trình cứu rỗi
đứa con nhân loại bất trung là mỗi người chúng mình. Thiên Chúa đã sai thiên
thần Ga-bi-en hiện và và mời gọi cô thiếu nữ trẻ Maria trở thành mẹ của đấng Cứu
Thế Ngôi Hai Thiên Chúa. Dã sử như nếu chúng mình có mặt ở làng Na-ra-rét ngày
xa xưa và hỏi cô Maria về việc này thì có lẽ cô ta sẽ cho chúng mình biết rằng
đã có một cái gì đó rất ư là đặc biệt ngoài việc đối diện và đối thoại với thiên
thần Ga-bi-en. Điểu đặt biệt đó là cô Maria đã cảm được sự hiện diện của Con
Thiên Chúa ngày hôm đó nữa.
|
|
Tôi có nghe, thấy và cảm nhận giống Chúa Cha, Mẹ Maria và Chúa Thánh Thần không?
Mỗi năm cứ đến mùa Giáng Sinh thì chúng mình đều nghe rất nhiều bài hát nhac
Việt Nam hoặc nhạc ngoai quốc nói về Giáng Sinh, No-en được phát ra từ ra-đi-o,
trong các siêu thị buôn bán, v.v… Trong các bản nhạc này có một bản nhạc diễn
tả lại bến cố Giáng Sinh gần với Kinh Thánh nhất đó là bản nhạc có cái tựa đề
“Do you hear what I hear?” dịch nôm na là “Bạn có nghe điều tôi nghe không?”
Lời của bản nhạc hỏi người nghe xem họ có thể “nghe, thấy vả cảm nhận” giống cái
điều của tác gỉa bài hát là vợ chồng ông Noel và bà Gloria Regney hay không, khi
lời nhạc diễn tả lại quang cảnh trong đêm Chúa Hài Đồng giáng trần. Thật ra ông
Noel và bà Gloria muốn diễn tả một cái gì đó ở đằng sau những cái thể lý “thấy,
nghe và cảm” nữa.Họ đã muốn chuyển đạt lời nhắn nhủ “cầu xin sự bình an, hòa
bình, chia sẻ” qua bài hát của họ. |
|
Mùa Vọng: Nước Thiên Chúa đã đến trong trái tim và tâm trí của con người, tuy nhiên Nước đó vẫn chưa đến được trọn vẹn.
Hôm nay là Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng. Đây
cũng là ngày đầu tiên của năm phụng vụ mới của Giáo Hội Công Giáo. Trong ngày
khởi sự của đầu năm thế mà có hơi lạ khi chúng ta nghe về những điều sẽ xảy ra
vào ngày sau cùng ngày tận thế chứ không phải là những gì sẽ xẩy ra vào “đầu măm
mới” như chúng ta dự đoán trong bài Tin Mừng theo Thánh Luca đã tường thuật. Tại
sao lại có việc kỳ lạ như thế? Giáo Hội muốn dạy chúng ta điều gì qua việc làm
này? Xin thưa là Giáo Hội muốn nhắc nhở mỗi người chúng ta rằng có hai yếu tố
thiết yếu quan trọng trong đức tin Công Giáo. Đầu tiên, đó là việc xuống thế làm
người của Chúa Giêsu Kitô. Sau nữa là sự việc giáng lâm lần thứ hai của Chúa
Kitô trong vinh quang. |
|
Điều nào ở trên: Thiên Chúa, tha nhân hay tôi?
Các bài đọc phụng
vụ trong Chúa Nhật 31 mùa thường niên hôm nay và các bài đọc tuần trước của Lễ
các Thánh và các Linh Hồn xác định cho cái tâm tình lối sống của người Công
Giáo trong tháng Mười Một. Tháng Mười Một luôn luôn là thời gian để chúng ta nhớ
đến những người thân yêu đã ra đi về nhà Thiên Chúa trước chúng ta. Tháng này
cũng giúp chúng ta suy niệm và suy tư về điều mà không thể nào tránh được đó là "sự
chết" của mỗi người, cho dù chúng ta đang ở vào độ tuổi nào đi chăng nữa.
|
|
[1] 1
2 [1/2] |