Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Bài Viết Của
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Lễ Thánh Gia & đại dịch Cô-vít 19
Suy tư về đại dịch Coronnavirus
Hai loại mù: Mù thể lý và mù tâm linh
Thiên Chúa và con người - Hai lối nhìn
Mở lòng cho hài nhi Giêsu giống như Mẹ Maria và thánh Giuse
“Chúa nhật hồng” và những căn bịnh tâm linh cân được chữa lành
Ba lần Thiên Chúa đến với con người
Câu hỏi của “sự sống và cái chết”
Hiệp Nhất Trong Tình Yêu - "Để chúng được hoàn toàn nên một"
Chính Chúa đó
Thịt và Máu Thánh - Rửa chân - Yêu Đến Cùng (Tâm tình sống ngày thứ Năm Tuần Thánh)
Con vi khuẩn “vô cảm” đã hoạt đồng từ thời Chúa Giêsu nơi các thầy Tư Tế và người Biệt Phái
Mùa Chay: sống tâm tình “xé lòng” hay chỉ là “xé áo”!?
Thấy rõ và hiểu rõ cho chính mình trước đã.
“Bản ngã - cái tôi” và “Người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến- The disciple whom Jesus loved.” (Gioan 20:2)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài số ba)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài 2)
Tôi có nghe, thấy và cảm nhận giống Chúa Cha, Mẹ Maria và Chúa Thánh Thần không?
Mùa Vọng: Nước Thiên Chúa đã đến trong trái tim và tâm trí của con người, tuy nhiên Nước đó vẫn chưa đến được trọn vẹn.
Điều nào ở trên: Thiên Chúa, tha nhân hay tôi?
Cái đụng chạm kỳ diệu và tuyệt vời
“Thấy Chúa, Gặp Chúa, Biết Chúa, Hiểu Chúa và Yêu Chúa” - Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria - Sự khiêm nhu của Mẹ Maria trong đời sống gia đình.
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa - Ba cách rước lễ không đúng của người Công Giáo
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi – Ước mơ của Thiên Chúa cho tôi trở thành một thành viện trong gia đình của Ngài.
Chúa Thánh Thần đang ở đâu: Ở trong hay ở ngoài tâm hồn tôi?
Giao điểm giữa “trời và đất” và “Loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”.
Hãy liên kết với Thầy và yêu thương nhau
Phục Sinh: Món qùa Hy Vọng từ Thiên Chúa.
LỄ THÁNH GIA & ĐẠI DỊCH CÔ-VÍT 19


Xã hội và cuộc sống của con người ở khắp nơi trên thế giới đang nhộn nhip thì bỗng dưng đã bị gián đoạn từ nhiều tháng qua do sự xuất hiện của con khuẩn nhỏ xíu Corona.  Mọi sinh hoạt hầu như đều bị đình trệ hoặc cắt giảm. Dịch bệnh khiến cho nhịp sống của xã hội phải chậm lại và không còn náo nhiệt, xô bồ như trước kia nữa. Cơn đại dịch Covid-19 mang đến cho mọi người một nỗi lo âu, sợ sệt.  Nhưng đồng thờ cơn đại dịch Cô-vít 19 (mười chin) này giúp người ta sống “chậm lại” để có thể nhận ra được sự thân mật gần gủi cần thiết của đời sống gia đình mà bấy lâu nay đã bi quên lãng vì người ta phải chạy theo những đòi hỏi nhu cầu của cuộc sống.

Theo một thống kê thì có 67 người trong 100 người được hỏi đã cho biết là họ đã bỏ thêm thời gian chăm sóc cho các thành viên trong gia đình trong đại dịch Covid-19 so với trước đây.

55 phần trăm cho biết họ gia tăng sự giúp đỡ những công việc thường làm trong gia đình như lâu chùi, quét dọn vệ sinh, nâu nướng, v.v..  so với trước đây

Đặc biệt hơn nữa là những người công giáo như chúng ta dễ cảm nhận được sự hiện đồng hành sống động của Chúa Giêsu qua từng lời nói, hành động của những công việc trong gia đình mà cả nhà cùng làm trong thời gian của dại dịch Cô-vít 19.  Ngoài ra có rất nhiều chương trình đọc kinh, lần hạt mân côi,, suy niệm, học hỏi lời Chúa, Thánh Kinh, v.v… được thành hình dưới dạng on-line điện thoại viên liên, Zoom, facebook, v.v..v  Đây có lẽ là một điểm son tốt để chúng ta suy niệm trong ngày lễ Thánh Gia này hôm nay.

Chúng ta đều biết gia đình Thánh Gia là một gia đình Thánh Thiện, hoàn hảo gồm có Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse và Chúa GIêsu,. Tất cả các bài đọc trong thánh lễ gia đình Thánh Gia, đều quy hường về đời sống gia đình.  Bài đọc một trong sách Huấn Ca cổ võ tinh thần hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ như câu da cao Việt Nam của chúng ta.

Uống nước nhớ Nguồn,

Làm con phải hiếu

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

 

Trong bài đọc hai,  thư gởi cộng đoàn Cô-lô-sê thánh Phaolô, mời gọi các thành viên trong gia đình nên thương yêu, tha thứ, đùm bộc, và chu toàn bổn  phận của mỗi thàn viên trong gia đình như vợ chồng, ông bà, con cái, anh chị em,v…v.  Bài Phúc Âm kể lại những gì đã xẩy ra tại đền thờ khi Đức Mẹ và Thánh Giuse dâng Hài Nhi Giêsu trong đền Thánh theo luật Do Thái.

 

Là người Công Giáo chúng ta thường hay hỏi thăm và chúc mừng lễ bổn mạng của cá nhân, hội đoàn, giáo xứ, v.v… nhưng rất ít người biết  là Lễ Thánh  Gia là ngày lễ bổn mạng của tất cả các Gia ĐÌnh Công Giáo để mà chúc mừng, để ôn lại những ân sủng của Thiên Chúa ban cho gia đình mỗi ngày.  Giáo Hội muốn dùng ngày lễ  Thánh Gia để mời gọi các gia đình  đánh giá và giải quyết những vấn nạn trong cuộc sống gia dình dưới ánh sáng của Gia ĐÌnh Thánh Gia Na-ra-rét, nhất là trong cuộc sống ở xã hội hiện đại, khi đời sống gia đinh đang  bị nguy cơ, phá hoại  với những khủng hoảng của ly dị, ly thân, phá thai, sống thử, đồng tình luyến ái, v.v… 

Những vấn nạn về gia đình vừa được nói đến thường làm cho chúng ta lo âu và mất bình an, và khi bị mất “bình an” có nghĩa là chúng ta đang không có Chúa ở cùng gia đình của chúng ta.  Do đó, trong bài chia sẻ lời Chúa hôm nay lễ Thánh Gia, con sẽ giúp  mọi người  hướng tâm tình về những điểm tích cực trong bài Phúc Âm của Thánh Luca  với hy vọng sẽ giúp chúng ta, thấy Chúa và ân sủng của Ngài trong đời sống Gia đình hàng ngày.

Tạ ơn Chúa là ngày lễ Thánh Gia năm nay rơi vào ngày gần cuối năm của Dương Lịch.  Những ngày cuối năm là cơ hội tốt để các già đình làm phút hồi tâm nhìn lại những tình yêu và  ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người và mỗi gia đình trong một năm qua.  Con tin là Gia Đình Thánh Gia cũng làm phút hồi tâm nhìn lại này. Vậy thì chúng ta cùng tìm hiểu xem Đức Mẹ và Thánh Giuse làm việc này ra làm sao nhé.

Trong bài Phúc Âm khi thánh Luca viết “Cha mẹ Người đều kinh ngạc về những điều đã nói về Người” (Luca 2:33)  cho chúng ta biết là Đức Mẹ và Thánh Giuse đã hết sức kinh ngạc về những điều tiên tri mà ông Simêon và bà Anna nói về đứa con trai của mình. Quả thật là không khó lắm để chúng mình tưởng tượng về những gì mà gia đình Thánh Gia vừa sống qua biến cố Giáng Sinh không lâu trước đó.  Có lẽ Mẹ Maria vẫn còn nhớ rất rõ những gì mà Thiên Thần đã nói về Chúa Giêsu trong ngày Truyền Tin “Thiên Chúa sẽ  bao trùm bà và… con trẻ sẽ được gọi là Con của Đấng Tối Cao” (Luca 1:23).  Còn Thánh Giuse cũng đã không quên được giấc mơ của mình khi nghe thiên thần nói “đừng sợ, hãy đón Maria về làm vợ vì người con bà cưu mang bởi Chúa Thánh Thần” và lời truyền tin dặn bảo của Thiên Thần bảo thánh nhân đặt tên cho con con trẻ trong bụng vi hôn thê của mình (Mát-theu 1:21)  Khi nhớ lại những điều này và tất cả những sự can thiệp sâu xa của Thiên Chúa trong những diễn tiến vây chung quanh việc sinh nở của con trẻ Giêsu.  Việc hồi tưởng này chắc chắn sẽ giúp Mẹ Maria và Thánh Giuse tin tưởng nhiều hơn nữa vào sự quan phòng và những lời hứa của Thiên Chúa.  Mẹ Maria và Thánh Giuse đã mạnh dạn xác tín là tương lai gia đinh của họ đang an toàn nằm trong bàn tay của Thiên Chúa.

Không phải chỉ có Đức Mẹ và Thánh Giesu là những người duy nhất tin tưởng và có tầm nhìn ra điều này.  Ông Si-mê-on cũng chia sẻ niềm tin của ông ta.  Khi ôm Hài Nhi Giêsu trong lòng ông Si-mê-on đã thấy tất cả những lời hứa của Thiên Chúa và hy vọng tràn trề cho sự cứu rỗi, tương lai của dân Do Thái đang nằm nơi đứa bé mà ông đang bế trên tay.  Chắc chắn những lời nói tiên tri của ông Si-mê-on và bà Anna vang lên bên tai của Mẹ Maria và Thánh Giuse đã giúp họ vững tin hơn nữa khi họ nhìn lại quá khứ và tương lai trước mặt của gia đình của Thánh Gia.

Đó là tâm tình và đức tin của gia đình Thánh Gia, của Đức Mẹ và thánh Giuse.  Còn gia đình của mỗi người chúng ta thì sao? 

Thiên Chúa có hiện trong những thăng trầm, những biến cố vui buồn của gia đình chúng ta trong một năm qua hay không?  Không một gia đình nào giống gia đình nào, nhưng tất cả đều phải trải qua những hoàn cảnh vui buồn gần giống như nhau, thí dụ như: một đứa con, đứa cháu mới trào đời, các con mới học xong đại học và có việc làm, v.v… hoặc những giây phút không vui như có những khủng hoảng về bệnh tật, đau yếu trong gia đình, hoặc một mối lên hệ tình cảm nào đó đang gặp những giây phút  giàng co, căng thẳng, v.v…

Trong ngày lế kính Tháng Gia hôm nay, chúng ta hãy dành một vài phút thinh lặng để nhìn lại những gì đã xẩy ra trong gia đình trong suốt một năm qua.  Nếu chúng ta biết mời Chúa Giêsu cùng đồng hành với gia đình chúng ta trong những biến cố vui cũng như buồn thì chắc chắn Ngài sẽ làm cho gió yên sóng lặng, như Ngài đã làm sóng yên gió lặng được kể qua một câu chuyện trong Phúc Âm, để con thuyền gia đình của chúng ta bình an và êm ả trôi trên dòng sông của xã hội cho dù xã hội đó đang có những hổn độn về đời sống gia đình.  Nếu trong năm qua gia đình chúng ta có những lúc mất bình an, bị xáo động và quay cuồng với những biến cố xẩy ra thì đó là dấu chỉ thiếu vắng sự hiện diện của Chúa Giêsu trong đời sống gia đình.  Nếu thế thì lễ Kính Thánh Gia ngày hôm nay là dịp để mỗi gia đình của chúng ta mời Thiên Chúa vào đồng hành với gia đình trong những giây phút vui buồn của cuộc sống.

Cho dù  gặp phải hoàn cảnh như thế nào thì Giáo Hội luôn mời gọi chúng ta hãy luôn ghi nhớ nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong gia đình.   Vui thì tạ ơn Chúa đã ban cho Gia Đình những giây phút vui vẻ, bình an.  Còn gặp giây phút không vui, hoang mang thì xin Thiên Chúa ban ơn bình tâm, phó thác, tin tưởng vào sự quan phòng của Ngài nhiều hơn nữa.

Một điều quan trọng hơn nữa là không những chỉ nhìn lại trong năm qua, mà Giáo Hội còn mời gọi chúng mình rút ra một bài học nào đó để nhìn về tương lai, với những câu hỏi suy tư như: 

· Trong năm vừa qua tôi và gia đình tôi đã chuẩn bị và đón nhận những ân sủng của Thiên Chúa như thế nào? 

· Tôi và gia đình tôi đã học được bài học gì trong những biến cố vui lẫn buồn trong năm qua để chuẩn bị cho một năm mới trước mặt? 

Các bạn thân, có thể Thiên Chúa đang chờ đợi để mở ra những gì đó mới lạ cho mỗi cá nhân, cho mỗi gia đình của chúng ta trong năm mới này chăng?  Nếu đúng như thể thì mỗi người chúng ta sẽ ôm ấp và đón nhận những ân sủng này như thế nào, ngõ hầu chúng sẽ giúp mỗi thành viên trong gia đình nhận ra Thiên Chúa hiện diện một cách quả quyết và rõ ràng hơn trong cuộc sống.  Cách tốt nhất là mỗi thành viên trong Gia Đình hãy bỏ giờ ra cầu nguyện với Kinh Thánh mỗi ngày, Gia đình dành thời gian để có những giờ đọc kinh và chia sẻ cho nhau nghe mỗi tối về những cơ hội gặp Chúa, biết Chúa, phục vu Chúa qua tha nhân trong một ngày sống của mỗi thành viên trong gia đình.

Tôi tin là ngày lễ kính Thánh Gia hôm nay là ngày khởi đầu cho ân sủng của Thiên Chúa bao gồm nhiều điều lý thú mà Ngài ao ước là sẽ ban cho mỗi gia đình Công Giáo của chúng ta, nếu gia đình sẵn sàng mời Ngài vào trong nhà mình..

Lạy Chúa,  chúng con cám ơn Chúa đã hiện diện đồng hành với gia đình chúng con trong những  lúc vui lẫn với khi buồn trong năm vừa qua.  Xin giúp mỗi người trong gia đình chúng con nhận ra sự hiện diện của Chúa, để chúng con kết thân với Chúa gần gủi hơn, thấm thiết hơn trong năm mới này.  Qua việc làm này  gia đình chúng con sẽ là những gia đình sống trong hạnh phúc, yêu thương, phục vụ lẫn nhau, và góp phần vào việc xây dựng đời sống gia đình theo tinh thần Phúc Âm Công Giáo, để có thể bảo vệ gia đình nhân loại đang gặp những khủng hoảng về hạnh phúc hiện nay.  AMEN

 

Phó tế Giuse Nguyễn Xuân Văn

Tác giả: Phó tế Giuse Ng Xuân Văn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!