Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Bài Viết Của
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Lễ Thánh Gia & đại dịch Cô-vít 19
Suy tư về đại dịch Coronnavirus
Hai loại mù: Mù thể lý và mù tâm linh
Thiên Chúa và con người - Hai lối nhìn
Mở lòng cho hài nhi Giêsu giống như Mẹ Maria và thánh Giuse
“Chúa nhật hồng” và những căn bịnh tâm linh cân được chữa lành
Ba lần Thiên Chúa đến với con người
Câu hỏi của “sự sống và cái chết”
Hiệp Nhất Trong Tình Yêu - "Để chúng được hoàn toàn nên một"
Chính Chúa đó
Thịt và Máu Thánh - Rửa chân - Yêu Đến Cùng (Tâm tình sống ngày thứ Năm Tuần Thánh)
Con vi khuẩn “vô cảm” đã hoạt đồng từ thời Chúa Giêsu nơi các thầy Tư Tế và người Biệt Phái
Mùa Chay: sống tâm tình “xé lòng” hay chỉ là “xé áo”!?
Thấy rõ và hiểu rõ cho chính mình trước đã.
“Bản ngã - cái tôi” và “Người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến- The disciple whom Jesus loved.” (Gioan 20:2)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài số ba)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài 2)
Tôi có nghe, thấy và cảm nhận giống Chúa Cha, Mẹ Maria và Chúa Thánh Thần không?
Mùa Vọng: Nước Thiên Chúa đã đến trong trái tim và tâm trí của con người, tuy nhiên Nước đó vẫn chưa đến được trọn vẹn.
Điều nào ở trên: Thiên Chúa, tha nhân hay tôi?
Cái đụng chạm kỳ diệu và tuyệt vời
“Thấy Chúa, Gặp Chúa, Biết Chúa, Hiểu Chúa và Yêu Chúa” - Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria - Sự khiêm nhu của Mẹ Maria trong đời sống gia đình.
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa - Ba cách rước lễ không đúng của người Công Giáo
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi – Ước mơ của Thiên Chúa cho tôi trở thành một thành viện trong gia đình của Ngài.
Chúa Thánh Thần đang ở đâu: Ở trong hay ở ngoài tâm hồn tôi?
Giao điểm giữa “trời và đất” và “Loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”.
Hãy liên kết với Thầy và yêu thương nhau
Phục Sinh: Món qùa Hy Vọng từ Thiên Chúa.
MÙA VỌNG: NƯỚC THIÊN CHÚA ĐÃ ĐẾN TRONG TRÁI TIM VÀ TÂM TRÍ CỦA CON NGƯỜI, TUY NHIÊN NƯỚC ĐÓ VẪN CHƯA ĐẾN ĐƯỢC TRỌN VẸN.

 

 

 

Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Vọng. Phúc Âm Thánh Luca 21:25-28, 34-36

 

Hôm nay là Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng. Đây cũng là ngày đầu tiên của năm phụng vụ mới của Giáo Hội Công Giáo. Trong ngày khởi sự của đầu năm thế  mà có hơi lạ khi chúng ta nghe về những điều sẽ xảy ra vào ngày sau cùng ngày tận thế chứ không phải là những gì sẽ xẩy ra vào “đầu măm mới” như chúng ta dự đoán trong bài Tin Mừng theo Thánh Luca đã tường thuật. Tại sao lại có việc kỳ lạ như thế? Giáo Hội muốn dạy chúng ta điều gì qua việc làm này? Xin thưa là Giáo Hội muốn nhắc nhở mỗi người chúng ta rằng có hai yếu tố thiết yếu quan trọng trong đức tin Công Giáo. Đầu tiên, đó là việc xuống thế làm người của Chúa Giêsu Kitô. Sau nữa là sự việc giáng lâm lần thứ hai của Chúa Kitô trong vinh quang. 

 

Trong mùa Vọng, chúng ta được mời gọi hãy luôn ghi nhớ và suy ngẫm về các chủ đề chính yếu của Mùa Vọng đó là sự tỉnh thức cầu nguyện và sống với một âm tình vị tha bác ái. Trong lối sống của xã hội ngày hôm nay rất dễ làm cho chúng ta quên những chủ đề này; để rồi chúng ta nhìn xem Mùa Vọng chì là những sự việc có tính cách bên ngoài.  Một thí dụ điển hình là vào mùa Giáng Sinh ở Việt Nam có những hang đá lớn nhỏ được làm ở nhà thờ và nhà của mỗi giáo dân thật “lộng lẫy vàhoành tráng,” các ngôi saolớn nhỏ đủ cỡ, đủ màu được treo ở khắp mọi nơi. Trong khi đóở các nước Âu Mỹ ở hải ngoại thì hầu như nhà nào cũng giăng đènxanh đỏ xung quanh nhà và tràng trí cây thông No-en để thắp sáng rực lên khi màn đêm buông xuống.  Ngoài ra còn có vòng hoa (Wreath) với ba cây nến màu tím và một cây nến màu hồng, những bài hát quen thuộc Đạo và đời nói về mùa Giáng Sinh.  Ngoài ra mùa Vọng, mùa Giáng Sinh còn là dịp của những mua sắm, tặng quà cáp, gởi thiệp chúc mừng, những buổi nấu ăn và họp tiệc tùng linh đình để ăn mừng Giáng sinh và năm mới.  Nhưng đối với chúng ta là những người Kitô hữu; Mùa Vọng không chỉ có những hình thức bề ngoài như thề mà thôi; mà trái lại Mùa Vọng còn mang một ý nghĩa sâu đâm hơn thế nữa. Nó có một chiều sâu tâm linh mà Giáo Hội luôn mời gọi chúng ta ý thức và ghi nhớ về điểm này.  Mùa Vọng là cả một mùa của cuộc sống. Mùa Vọng là một mùa của “Nước Trời đã đến nhưng vẫn chưa đến trọn vẹn.” Mùa Vọng là mùa của Nước Thiên Chúa đã tồn tại trong cuộc sống, trái tim, và tâm trí của mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta luôn luôn được mời gọi là hãy nhắc nhở chính bản thân mình rằng Vương Quốc của Thiên Chúa vẫn chưa thực sựđược đến trọn vẹn và hoàn hảo.

 

Trong Tin Mừng Thánh Luca, Chúa Giêsu đã báo trước rằng sẽ có những dấu hiệu bi thảm như: những cơn gió lốc xoáy, lũ lụt, bão táp và những động đất, nhật thực và nguyệt thực. Gần đây tất cả chúng ta đều nghe về những thảm họa thiên nhiên hoặc tai nạn như cháy rừng ở California và vụ nổ khí đốt (gas) ở thung lũng Merrimack ở thành phố Lawrence, thuộc tiểu bang Massachusetts của Hoa Kỳ.  Còn riêng ở Viêt Nam vài năm gần đây nạn nước lụt cũng thường xuyên thấy hay xẩy ra ngay tại Sài Gòn và Hà Nội, nơi mà ít khinào chúng ta thấy việc này xẩy ra ở hai thành phố này; vì phần lớn lụtlội  thường xẩy ra ở các thành phố ở miền Trung nhiều hơn.  Bên cạnh những dấu hiệu thiên tai này, chúng ta cũng có thể chứng kiến ​​hoặc trải nghiệm những dấu hiệu tuyệt vọng khác thí dụ như: chiến tranh, đói khát, kém phát triển, nghèo đói, lạm dụng quyền lực trong gia đình và ngoài xã hội và những điều khác nữa. Tấ cả những điều này là những dấu chỉ của sự xung đột, của những điều bất bênh không chắn chắn, của  những thách thức và khó khăn.  Chúng nó sẽ là một phần trong đời sống của mỗi người chúng ta. Điều này có thể sẽlàm cho chúng ta dễ khép kín trái tim của mình lại và nó cũng sẽrất khó đểchúng ta có thể chia sẻ tình yêu vô vị kỷ của chúng ta cho tha nhân, vì họ đáng được hưởng điều này. 

Vậy thì chúng ta nên làm gì đây? Làm thế nào để chúng ta có thể vượt qua những khó khăn thách thức này, ngõ hầu chúng ta có thể sống giới luật “mến Chúa, yêu người” một cách thiết thực và sống động hơnnữa trong đời sống hàng ngày? Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta một  tia hy vọng khi Ngài nói: “Khi những dấu hiệu này bắt đầu xảy ra, hãy đứng thẳng dậy và ngẩng đầu lên vì sự cứu chuộc của con là trong tầm tay.”Đối với chúng ta là những người Kitô hữu luôn có đức Tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa, nhờ điều này mà chúng ta có thể cảm nhận được rằng trong cuộc sống đang có những dấu hiệu của hy vọng, những cử chỉ đoàn kết, đấu tranh và xây đắp cho công lý và hòa bình. Là người Công giáo, chúng ta luôn luôn mong đợi cho sự ra đời của một thế giới mới với bình an, công bằng, bác ái và tràn đầy tình yêu Thiên Chúa.  Đây mới thực sự là điều mà tất cả chúng ta hằng mong muốn. Tuy nhiên ao ước này chỉ thật sự được thành sự thât, khi mỗi người chúng ta biết mở lòng đón nhận lời mờigọi của Thiên Chúa và đặc biệt là dám can đảm biến đổi lối sống, lối suy nghĩ và hành động của chính mình mỗi ngày trước tiên đã.

 

Nói tóm lại, mùa Vọng là một thời gian để chúng ta có thể tỉnh thức và cầu nguyện. Nhưng như thế nào thì được gọi là tỉnh thức? Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi này qua lời tâm tình của Đức cha Ngô Quang Kiệt về tỉnh thức khi ngài viết: “Tỉnh thức là không “chè chén say sưa”, tức là không quá mê mẩn những đam mê hưởng thụ đời này.  Tỉnh thức không “lo lắng sự đời”, nghĩa là không quá mê say danh, lợi, thú, là những giá trị đời này.  Tỉnh thức là biết chuẩn bị cho đời sau bằng cách vươn tâm hồn lên những chân trời cao thượng.  Tỉnh thức tuy còn sống ở đời này nhưng tâm hồn đã hướng về những giá trị tinh thần vĩnh cửu đời sau.”  Đó là “tỉnh thức!” Còn cầu nguyện thì sao? Khi nghe nói đến cầu nguyện, đa số chúng ta đều nghĩ ngay đến việc đọc kinh, xin Chúa cho một ơn chữa lành nào đó cho chình bản thân mình hoặc cho người thân, v.v… Đối với riêng bản thân tôi đâythật sự không phải là “cầu nguyện” mà phải gọi là “cầu xin” thì đúng hơn.  Mục đích chính của việc cầu nguyện là để giúp người cầu nguyện biết kết thân mật thiết với Chúa và biết ý thứcnhậy cảm vớisự hiện diện đồng hànhgần gủi của Ngài, nhờ đóhọ dám có can đảm sẵn sànggạt bỏ đi những sự ràng buộc vật chất của thế giới “xác thịt” ngõ hầu có thể tiến tới thế giới “tâm linh” cao hơn.  Tỉnh thức và cầu nguyện đi đôi với nhau như “hình với bóng.”  Nếu không “cầu nguyện” sẽ không biết “tỉnh thức,” và nếu không “tỉnh thức” sẽ rất dễ bị rơi vào tình trạng “xác thịt nặng nề.” Điều này sẽ dễ đưa đến cái hậu quả tai hại là chúng ta không ý thức nhận ra được sự đồng hành của Thiên Chúatrong những sinh hoạt vui buồn hàng ngày trong cuộc sống của mỗi người chúng ta nơi dương thế.

 

Ngoài ra mùa Vọng cũng còn là một thời kỳ của hy vọng, một thời điểm để loại bỏ đi những chướng ngại vật, một thời gian để trưởng thành hơn nữa trong đức “Tin, Cây, Mến” của mỗi người, ngõ hầu chúng ta có thể chăm chú suy tư sâu đâm hơn vềviệc đến lần thứ hai của Chúa Giêsu Kitô. Như thế thì cách tốt nhất để chúng ta có thể chuẩn bị cho những điều này là cái gì và bằng cách thức nào đây? Xin được đề nghị là:  Đầu tiên, mỗi người chúng ta hãy suy ngẫm về Mùa Vọng trong đời sống của chính mình, như Thánh Phaolô đã nói rất rõ trong bài đọc thứ hai: “ xin Chúa gia tăng và ban cho anh em tràn đầy lòng thương yêu nhau, và thương yêu mọi người như chúng tôi đối với anh em, để lòng anh em được bền vững trên đường thánh thiện, không có gì đáng trách trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ngự đến.”(1 Thes 3: 12-13) Việc thứ hai kế tiếp  là chúng ta cũng có thể xem từng sự việc xảy ra như làý muốn của Thiên Chúa, giống như Đức Mẹ Mariađã làm với cuộc sống của Mẹ như là một ví dụ điển hình.

 

Xin được kết thúc bài chia sẻ này với lời cầu nguyện trong tập sách Rabbouni của cha Nguyễn Cao Siêu, dòng Tên

 

 

Lạy Chúa, 
con thường thấy mình không có giờ cầu nguyện, 
không có giờ đi vào sa mạc 
để ở bên Chúa và trò chuyện với Ngài. 
Nhưng thật ra sa mạc ở sát bên con. 
Chỉ cần một chút cố gắng của tình yêu 
là con có thể tạo ra sa mạc.

 

Mỗi ngày có biết bao giây phút có thể gặp Chúa 
mà con đã bỏ mất : 
Khi chờ một người bạn, 
chờ đèn xanh ở ngã tư, 
chờ món hàng đang được gói. 
Khi lên cầu thang, 
khi đến nơi làm việc, 
khi kẹt xe, 
khi cúp điện bất ngờ. 
Thay vì bực bội hay nóng ruột 
con lại thấy mình sống an bình 
trong sự hiện diện của Chúa.

 

 Lạy Chúa, 
những sa mạc ngắn ngủi hằng ngày 
giúp con tỉnh thức 
để nhạy cảm với ý Chúa.

 

Xin cho con yêu mến Chúa hơn 
để tìm ra những sa mạc mới 
và vui vẻ bước vào. 

 

 (gợi hứng từ Madeleine Delbrêl) 

 

========================

 

Phó-tế Giuse Nguyễn Xuân Văn

 

 

 

Tác giả: Phó tế Giuse Ng Xuân Văn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!