|
|
Bài Viết Của Gs. Trần Văn Toàn
|
Minh triết dân gian Việt Nam theo cái nhìn của cố Cả (Léopold Cadière)
Tác giả viết : “Không có triết học Việt Nam. Cùng với toàn bộ văn hóa Trung quốc, dân Việt đã thâu nhận lấy những nguyên lý triết học lâu đời được người Tàu chấp nhận. Người Việt đã không in được vào những nguyên lý ấy một sắc thái riêng nào cả, họ không thay đổi gì, và có thể nói là họ cũng chẳng đả động gì đến cả. Các học thuyết trong kinh điển truyền sang thế nào, thì nho sĩ Việt Nam chấp nhận như thế; riêng lối giải thích của Châu Hi, thì họ tiếp nhận mà không tranh luận gì cả, thường thì họ không hiểu cho đúng, và cũng chẳng đào sâu thêm nữa. Trừ mấy tác phẩm về luân lý ra, thì không có tác phẩm triết học nào gốc từ Việt Nam mà ra. Vì thế, khi nói là không có triết học Việt Nam, thì tôi có ý nói là không có một hệ thống triết học, không có những học thuyết có thể xếp thành một bộ môn, không có một triết học có lý sự, tóm tắt được những nỗ lực tìm tòi, suy tư, ngưỡng vọng, của tâm hồn người Việt... |
|
Giáo lý về Đức Bà Maria (Trình bày đại ý cuốn sách khảo luận của Dominique Cerbelaud)
Trong số 215 (02/02/2014) đặc san Giáo Sĩ Việt Nam đã đưa lên mạng lưới bài « Vấn đề tôn sùng Đức Bà Maria », đã in năm 2003 trong tạp chí TRIẾT ĐẠO (Hoa Kỳ). Vấn đề được đặt ra nhân dịp đọc ba tài liệu của hai nhà thần học là Tissa Balasuriya và Bruno Chenu, và của vị Hồng-y Ratzinger (sau này là đức giáo tông Biển-Đức XVI). Về cuối bài, trong phần Tái bút, tôi mới chỉ nhắc đến tên cuốn sách nghiên cứu rất công phu của nhà thần học Dominique Cerbelaud thuộc dòng Đa-minh, là : Marie, Un parcours dogmatique, TS Cogitatio fidei, số 232, NXB Cerf, Paris, 2004. Nay xin trình bày đại ý cuốn sách để tu bổ hồ sơ cho đầy đủ hơn. |
|
Tôn giáo hay là tín ngưỡng ? 2 – Nội dung của tôn giáo: Tin gì ? và dậy gì ?
Xét theo quan điểm khoa học thì ta biết rằng những sự kiện làm đối tượng nghiên cứu cho khoa học, nhất là khoa học con người, không phải là tất cả những sự vật có sờ sờ trước mắt, nhưng là do khoa học hạn định theo như cái khía cạnh hạn hẹp mà mình chọn, theo lối mình nhìn và phương pháp mình đồng ý với người khác để áp dụng. |
|
Tôn giáo hay là tín ngưỡng ? bài 1: Tin hay là biết ?
Có người cho rằng tôn giáo hay là tín ngưỡng thì cũng là một, nhưng cũng có người lại cho rằng hai bên không như nhau, cho nên phải biết lựa chọn lấy một bên : tôn giáo hay là tín ngưỡng. Ví dụ như học giả Marcel Gauchet nhận định rằng đạo Cứu Thế Ki-tô là “tôn giáo chủ trương phải đi ra ngoài tôn giáo” (la religion de la sortie de la religion) . Có một số nhà thần học công giáo cũng lại chủ trương rằng đạo Ki-tô không phải là một tôn giáo, nhưng là một tín ngưỡng, một đức tin (foi). Thiết tưởng các từ ngữ như thế cũng cần phải được xác định lại, mới có thể hiểu được cho rành mạch. |
|
Tôn giáo và chính-trị
Nhà nước mà còn cần lấy tôn-giáo làm nền tảng, thì chưa phải là nhà nước chính hiệu, đích-thực [...]. Cái gọi là nhà nước Thiên-Chúa-giáo, thực ra là nhà nước chưa được hoàn-hảo, và vì thế cần phải có Thiên-Chúa-giáo, để cho tính-chất thiếu hoàn-hảo của nó được bổ-túc và được nên thần-thiêng [...]. Cái gọi là nhà nước dân-chủ, nhà nước đích-thực, thì không cần đến tôn-giáo để làm cho nó đầy-đủ về mặt chính-trị. (Karl Marx, « Về vấn-đề Do-thái (Zur Judenfrage) », 1843, MEGA = Marx - Engels GesamtAusgabe = Marx - Engels Toàn-tập), Berlin, 1982, Bộ I, Tập 2, tr. 151-152). |
|
Đó là lời Chúa [1]
Quan niệm các tôn giáo về trời đất, nhìn qua thì thấy có nhiều điểm khác nhau. Ví dụ : một đàng thì thày Khổng tuyên bố : « Trời có nói gì đâu ? Bốn mùa vận chuyển, Trăm vật nở sinh, Trời có nói gì đâu ? ». Đàng khác, mỗi lần trong nhà thờ công-giáo khi người ta nghe đọc xong một đoạn Sách Thánh, thì cũng nghe người đọc tuyên bố : « Đó là lời Chúa ». Xét cho cùng thì hai bên cũng không hẳn là mâu thuẫn nhau, vì trời đất không thấy có nói gì, mà Chúa trời đất thì lại không phải là trời đất. |
|
Tình yêu có liên quan gì đến Thiên Chúa ? Câu trả lời của Feuerbach [1]
Trong nhân sinh có hai cái giới hạn căn bản mà con người ý thức được : một là cái chết, hai là tình yêu. Cái chết thì ai cũng biết nó là giới hạn của đời sống cá nhân ta. Còn tình yêu thì nó cho ta thấy rằng chính trong lúc sống thì mình cũng không hoàn toàn tự túc được, mà phải tìm đến người khác, nghĩa là nhận ra mình là hữu hạn. Mà nếu mình hữu hạn thì dĩ nhiên là bên ngoài mình còn có gì khác hay là có ai khác. Suy nghĩ như thế đã làm cho một số người đi tới niềm tin rằng bên ngoài giới hạn mà mình biết thì còn phải có gì khác, ví dụ có vũ trụ, hay là có ai khác, ví dụ như thần, tiên, hoặc là Thiên Chúa. Feuerbach cũng đã đặc biệt chú ý và suy tư về hai giới hạn đó, nhưng ông nhất định không đi tới kết luận là có Thiên Chúa. Dù sao đó cũng là vấn đề làm cho ông bận tâm suy nghĩ và viết lách suốt đời. |
|
Liên quan giữa Cái chết và vấn đề Thiên Chúa theo quan niệm của Feuerbach[1]
Khi bàn về các thần linh thì các triết gia vô thần ở Âu châu thời thượng cổ thường đưa ra nhiều lập luận. Có người cho rằng vì sợ hãi khi đứng trước vũ trụ (timor fecit deos), hay là vì không biết giải thích nguồn gốc vũ trụ ra sao, cho nên người ta mới bày đặt ra thần linh. Vấn đề là người ta thấy mình hữu hạn, có nhiều cái mình không làm được, không biết được, đồng thời lại thấy rằng cái ý thức và cái mơ ước của mình lại có một tầm thước vượt hẳn ra bên ngoài giới hạn của cá nhân mình. Nhận thức được giới hạn của mình như thế cũng tức là nhận ra rằng bên kia cái giới hạn đó có lẽ còn có cái gì khác, và chưa chừng còn có ai khác nữa. |
|
Ludwig Feuerbach và quan-niệm vô-thần lối mới
Vào quãng năm 1965 trở đi, cho đến quãng 10 năm sau, trong lúc phe xã-hội chủ-nghĩa (cộng-sản) ở Đông-Âu còn mạnh, thì vấn-đề vô-thần được đưa ra thảo-luận, sách vở viết ra cũng nhiều [1]. Ngoài bộ Marx-Engels Tác-phẩm toàn-tập (gọi là bộ MEGA), là nền tảng cho chế-độ, nhà cầm quyền Đông-Đức còn đốc-thúc cho thâu lượm và xuất-bản tất cả tác-phẩm của Ludwig Feuerbach. Đó là điều rất dễ hiểu : họ đã đánh giá đúng vai trò của triết-gia đó, tuy ít người nói đến, nhưng thực sự là ông tổ rất độc-đáo của thuyết vô-thần ngày nay. |
|
Vấn-đề tôn-sùng Đức Bà Maria
Ở khắp nơi giáo-hội công-giáo tôn-sùng Đức Bà Maria một cách thật là sầm-uất. Địa-phận nào mà không có nhiều nhà thờ, đền thờ, bàn thờ Đức Bà. Giáo-hội đã lập ra nhiều lễ, nhiều cuộc rước kiệu, nhiều buổi dâng hoa, nhất là trong tháng năm, tháng Đức Bà. Có nhiều kinh, kinh cầu, nhiều bài thơ bài vãn, bài hát kính Đức Bà. Đó đây lại có những nơi hành hương, nơi Đức Bà hiện ra khuyên-nhủ và ban phát ơn lành, và ngườì ta tấp-nập đi như trẩy hội, có khi hơn cả đi nhà thờ kính Chúa. |
|
Ý niệm « sống lại » trong tư tưởng thánh Ambrôsiô
Có một vài lý do làm cho tôi đặc biệt chú ý đến quan niệm « sống lại » của đạo Chúa Giê-su, trong tư tưởng thánh Ambrôsiô (340-397), sau khi tôi đã có dịp tìm hiểu quan niệm của một số triết gia về cái chết. Một là : nếu các giáo phụ trước đó có suy tư về sự « sống lại », thì cũng chỉ làm việc đó một cách lý thuyết trừu tượng, như là người vô can, còn Ambrôsiô thì đã làm việc đó trong một hoàn cảnh cụ thể, mà ông là người trong cuộc : nhân dịp có người em bị thất lộc, ông đã giảng luận hai bài dài về niềm tin và về niềm hi vọng « sống lại » của đạo Chúa mà ông cũng mới theo. Hai là vì, ... |
|
Ý niệm « sống lại » của các vị giáo-phụ đạo Chúa Giêsu trong bốn thế kỷ đầu kỷ nguyên
Khi nói về quan niệm « sống lại » của các vị giáo-phụ đạo Chúa Giê-su, ta không thể không nói đến nội dung của đạo ấy và thân thế của vị giáo tổ. Nhưng vấn đề thật là quá mênh mông đối với phạm vi nhỏ hẹp của bài này. Vì thế, để đi vào vấn đề, ta chỉ nói đại ý như sau : quan niệm « sống lại » thì một phần là nối tiếp kinh nghiệm lịch sử cùng với tất cả những ước vọng trong đạo Do-thái, một phần khác thì là khởi điểm cho một niềm tin mới về Thiên Chúa và về vận mệnh con người, làm cho người ta sống đạo theo một đường lối mới. |
|
Ý niệm « sống lại » trong Thánh-Kinh Cựu Ước và trong tư tưởng Do-thái vào thời đầu Tây lịch kỷ nguyên.
Nên chú ý là những kiểu nói « sống lại »[1], « phục sinh » hay « phục hoạt » mà ta quen dùng, thì chưa nói lên đủ ý về niềm tin của chúng ta, vì đây không phải là sống đi sống lại, hết kiếp này sang kiếp khác, như quan niệm luân hồi của người Ấn-độ, cũng không phải là « trường sinh » do thuốc tiên của Đạo giáo, lại cũng không phải là « bất tử » như người Hi-lạp quan niệm về thần linh, hay là chu du đến miền cực lạc ở Tây phương xa vời. Mấy quan niệm đó chú trọng đến thân phận cá nhân của con người sẽ ra làm sao. Quan niệm mà chúng ta nói ở đây, đành rằng có liên quan đến thân phận cá nhân, nhưng cốt yếu là nhằm vào mối liên lạc thân tình giữa ta và ai khác, là một vị tuyệt đối khác hẳn và ở bên kia thế giới hình sắc này. |
|
Đọc cuốn sách : Faire bouger l’Eglise catholique của cha Joseph MOINGT (dòng Tên)
Xin tạm dịch đầu đề cuốn sách một cách nôm na cho dễ hiểu là : Làm cho giáo-hội công-giáo nhúc-nhích được. Đến nay là một nửa thế kỷ sau Công-đồng Vaticano II, mà còn đặt vấn đề như thế, thiết tưởng cũng chưa hẳn là vô lý. Thực vậy, công-đồng đã đem lại cho giáo hội nhiều thay đổi quan trọng về mặt tư-giáo, mục-vụ, nghĩa là có động đậy ở mặt ngoài, nhưng về cơ cấu bên trong, thì xem ra chưa thấy nhúc nhích được là bao nhiêu. |
|
Đối thoại giữa các tôn giáo và hòa bình trên thế giới
Không thể có hoà bình giữa các dân tộc trên địa cầu, nếu không có hòa bình giữa các tôn giáo. Hans Küng |
|
Nhân đọc bài : Giải quyết vấn đề tranh luận « đồng bản thể » hay « đồng bản tính » Của ĐC Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin, HĐGMVN
Tôi sực nhớ đến những người gọi là thuộc bè rối, không chịu nhận công thức trên đây. Biết đâu không phải là vì trong ngôn ngữ của họ không có những từ ngữ như trong công thức của tín điều, và vì thế khi dịch công thức ấy ra ngôn ngữ của họ, thì họ hiểu là công thức đó làm sai niềm tin Đức Giê-su là người và là Thiên Chúa. Nhận ra được lý do như thế mới thấy rằng có lẽ họ không đến nỗi sai lạc và bất trung với đức tin như người trong văn hóa Hi-lạp và La-tinh thường nghĩ. |
|
Giới thiệu cuốn sách viết tay: Tam giáo chư vọng (1752) Ạ
Cuốn sách này chưa ai in, nhưng đáng được biết đến, vì nó là một thiên nghiên-cứu có liên-quan đến dân-tộc-học và lịch-sử văn-hóa dân-gian. Trước khi giới-thiệu, thiết tưởng cần phải đặt nó vào khung cảnh giao-lưu văn-hóa Đông Tây và vào hoàn-cảnh Việt-Nam trước đây hai thế-kỷ rưỡi. |
|
Karl Marx phê-bình tôn-giáo
Cách đặt vần-đề của Marx: Sau khi đã đọc lại các sách vở mà Marx tham khảo trong thời-gian soạn luận-văn tiến-sĩ, để theo dõi nguồn-gốc và hành-trình tri-thức đã đưa ông đến lập-trường vô-thần, ta thấy cũng chưa có kết quả là bao nhiêu. Về mặt tiêu-cực thì : một là Marx đã loại trừ được các tôn-giáo đa-thần mà các triết-gia thời thượng-cổ đã phê-bình đủ kiểu ; hai là đối với đạo Thiên-Chúa, thì ông thấy về mặt lý thuyết khó dung-hòa được với lý-trí, mà về mặt thực hành lại có lý-do nghi-kỵ quyền-lực của giáo-sĩ. Về mặt tích-cực thì Marx có đưa ra trong phần ghi-chú của luận-văn tiến-sĩ một chứng-lý để minh-chứng là không có Thiên-Chúa, nhưng lại tự nhốt mình vào trong cái lồng duy-tâm, vì ông cho rằng chỉ có cái tự-kỷ ý-thức mà thôi. Nói thế khác, mỗi khi ta tư-tưởng về bất cứ cái gì, kể cả về Thiên-Chúa, thì ta có thể nghi ngờ về tất cả các đối-vật đó, nhưng ta vẫn chắc-chắn được là có ta, có cái ý-thức của ta. Nghĩa là Marx chưa đi xa hơn giai-đoạn thứ nhất của tư-tưởng Descartes. Sau này không bao giờ Marx nhắc lại cái luận-điệu duy-tâm ấy nữa.
...File kèm
|
|
Hành-trình vô-thần của Karl Marx khi còn thanh-niên qua những sách đọc tham-khảo về tôn-giáo.
Lời nói đầu (viết ngày 1-5-1995) 1- Thiên khảo-luận sau đây có mục-đích là vạch cho rõ nguồn-gốc lập-trường vô-thần của Karl Marx. Nguồn-gốc đó cho đến nay vẫn chưa được trình bày cho xác-đáng, vì nhiều lý-do : Lý-do thứ nhất : Tuy Marx đã sáng-tác ra mấy khẩu-hiệu đanh thép và mấy câu tuyên-bố gắt-gao về tôn-giáo (ví-dụ : ‘’tôn giáo là thuốc phiện làm mê-hoặc nhân-dân’’), nhưng trong tác-phẩm mênh-mông của ông chỉ có tất cả độ 2, 3 trang dành cho lập-luận biện-minh cho vô-thần. Như thế kể là không có bao nhiêu, lại chỉ là những câu biện-minh có tính-cách lẻ-loi trong những bài viết nhằm mục-đích khác...
...File kèm
|
|
Mấy nguyên tắc về khoa học con người
Bài viết này thuộc về phạm vi tri-thức-luận (épistémologie), hiểu theo một nghĩa có định giới hạn hẳn hoi. Nó không có ý bàn về bất cứ tri thức nào, nhưng có ý bàn riêng về tri thức khoa học, hiểu theo quan niệm của các nhà nghiên cứu khoa học. Vì thế không phải bất cứ cái gì mà người này hay người kia gọi là khoa học, để cho nó có uy tín, đều là khoa học theo như nghĩa đó. Một ví dụ : khi Friedrich Engels, người đồng chí của Karl Marx, gọi học thuyết cộng sản là « xã hội chủ nghĩa có tính cánh khoa học ». Lại một ví dụ khác : ngày nay khi nhà Phật truyền bá đạo Phật cho người Aâu Mỹ đã quen với tư tưởng và hoạt động khoa học từ nhiều thế kỷ, thì thay vì nói rằng đạo Phật là một triết học hay là một tôn giáo, thì có một số Phật tử lại quả quyết rằng đạo Phật là một khoa học căn cứ vào kinh nghiệm. Nói như thế là có ý cao tuyên rằng các học thuyết ấy là chân lý vững bền, đồng thời cũng chủ trương rằng ai không theo như thế thì hoặc là đi ra ngoài hướng đi của lịch sử, hoặc là còn đang ở trong tình trạng « vô minh ». Nói vậy, nhưng ai nấy đều thừa biết rằng các chủ trương ấy không phải là khoa học và tự nó cũng chẳng phát sinh ra được khoa học nào như các môn toán học, vật lý học hay là hóa học. |
|
[1] 1
2 [1/2] |
|