Trần Văn Toàn
Đọc bài giải thích của Đức Cha Chủ tịch Uûy ban Giáo lý Đức tin, mới được truyền thông trên mạng lưới, tôi rất hứng thú. Đây là vấn đề phiên dịch một từ ngữ thần học, đã được gây dựng trên căn bản từ ngữ triết học cổ điển Aâu châu.
Đức Cha đã so sánh và phê phán rất xác đáng một số bản dịch sang nhiều ngôn ngữ Á Aâu. Sau đó xác định rõ ràng ýÙ nghĩa các từ ngữ chuyên môn lấy ra từ triết học Aâu châu, như ousia / essentia (yếu tính), physis / natura (bản tính)..
Cho nên lập luận và bằng chứng thật chắc chắn như đinh đóng cột. Thiết tưởng ai cũng phải công nhận là phải dùng từ ngữ đồng bản thể.
Vấn đề phiên dịch ở đây như thế là đã giải quyết xong. Dĩ nhiên là còn khá nhiều từ ngữ chuyên môn khác cũng cần được phiên dịch ra cho đích xác.
Nhưng phiên dịch cho đúng, chưa chắc đã làm cho người Việt không chuyên môn hiểu được lẽ đạo. Vì thế, sau đây tôi xin trộm phép góp một vài ý kiến có liên quan đến nền Thiên Chúa học Viêt Nam.
Ngôn ngữ của bất cứ dân tộc nào cũng không tránh được tính cách tương đối và bất cập, vì lẽ ngôn từ và cú pháp không phải là bản chép lại (abbilden) thực tại, nhưng là cái khung định hình (bilden) hay là lên khuôn cho tri thức và cho thực tại mà ta lĩnh hội.
Khi nói về Thiên Chúa, ta không thể đóng khung Người trong một công thức của một ngôn ngữ nào cả : công thức không làm cho ta nắm chắc được thực tại vô biên của Người, nhưng nó có thể giúp cho ta biết phải nhắm về phương hướng nào .
Vì ngôn từ thường là hàm hồ.
Vì thế tuy ĐC đã căn cứ vào lịch sử Thiên-Chúa-học mà giải thích và giảng dạy thật là rành mạch, nhưng nếu ai không có ý ranh mãnh, nhưng tinh ý một chút, cũng nhận định ngay được tính cách hàm hồ, và tương đối như thế.
Chính ĐC cũng đã cho biết là từ ngữ ousia vừa có nghĩa trừu tượng là yếu tính hay bản tính, lại vừa có nghĩa cụ thể là bản thể. Cũng như trong tiếng Đức, Wesen vừa có nghĩa là yếu tính hay bản tính (Wesenheit), vừa có nghĩa là bản thể (ein Wesen = một vật) . Cho nên homo-ousios vừa có nghĩa là đồng bản tính, lại vừa có nghĩa là đồng bản thể, nhưng đặc biệt là khi nói về Thiên Chúa thì cả hai nghĩa đều dùng được cả
Công thức « nhất thể tam vị = mia ousia treis hypostaseis = una substantia tres personae » cũng không thiếu tính cách hàm hồ : Ousia ở đây phải hiểu là bản thể tuy nó còn có nghĩa là bản tính. Hypostasis ở đây phải hiểu là « ngôi » (Hán : « vị ») ; còn gọi là prosôpon nữa. Nhưng xét theo từ nguyên thì hypo-stasis lại là tương đương với sub-stantia là bản thể , cho nên trong khi đối thoạiï với người Hi-lạp thì người La-tinh rất dám hiểu treis hypostaseis là ba bản thể ! Vì thế để tránh hiểu lầm thì người La-tinh đã phải dịch ousia là substantia và hypostasis là persona.
Về sau, khi Boethius định nghĩa persona là naturae rationalis individua substantia thì cũng không chỉnh lắm, vì đã là bản thể (substantia) thì tất nhiên là cá biệt (individua), không cần phải chua thêm vào như thế. Đã thế lại chưa đủ ý nốt, vì ông chỉ dùng phạm trù substantia (bản thể) để định nghĩa persona (ngôi), chứ không dùng đến phạm trù relatio (liên quan) .
Trong sách bổn của Đức Cha Bá Đa Lộc, tuy có « nói chữ », và dùng công thức chữ Hán là Thiên Chủ nhất thể tam vị, dịch thật sát nghĩa công thức Hi-lạp và La-tinh, nhưng giáo dân Việt Nam vẫn nói đơn sơ dễ hiểu là « (tôi tin thật) có một Đức Chúa Trời (là đấng thưởng phạt vô cùng, tôi lại tin thật) Đùức Chúa Trời có ba Ngôi », và như thế là tránh không dùng đến những ý niệm có liên quan đến một hệ thống triết học không thuộc về truyền thống văn hóa của mình.
Đến đây tôi sực nhớ đến những người gọi là thuộc bè rối, không chịu nhận công thức trên đây. Biết đâu không phải là vì trong ngôn ngữ của họ không có những từ ngữ như trong công thức của tín điều, và vì thế khi dịch công thức ấy ra ngôn ngữ của họ, thì họ hiểu là công thức đó làm sai niềm tin Đức Giê-su là người và là Thiên Chúa. Nhận ra được lý do như thế mới thấy rằng có lẽ họ không đến nỗi sai lạc và bất trung với đức tin như người trong văn hóa Hi-lạp và La-tinh thường nghĩ.
Thế mới biết là tuy ta không có lý do gì để phế bỏ công thức trên đây cũng như các tín điều được nói lên trong hai văn hóa ấy, nhưng các công thức ấy vẫn có giá trị tương đối. Vì thế khi đứng trong văn hóa khác – như văn hóa châu Á, hay là văn hóa châu Aâu ngày nay – ta có thể nói lên đức tin của giáo hội một cách dễ hiểu, bàèng những từ ngữ tuy không dịch sát ý những công thức ngày xưa, nhưng có giá trị tương đương. Nhưng đây là vấn đề hội nhập văn hóa, có phạm vi rộng hơn là vấn đề phiên dịch một vài từ ngữ sao cho sát nghĩa.