Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

TẶNG PHẨM TRONG TAY CHÚA
Ít có ai nói đến chính sự tự hiến mình của năm chiếc bánh và của hai con cá để, nhờ chúng mà phép lạ diễn ra. Đành rằng, sự hiến dâng, cũng chính là sự hy sinh của em bé đã góp phần làm nên phép lạ. Nhưng chính bánh và cá mới thực là chất thể của phép lạ. Bánh và cá (chứ không phải bản thân em bé) mới thực sự làm cho phép lạ nên hiện thực.

XIN ĐỪNG VÔ CẢM
Khi tình yêu vắng bóng, con người ta trở nên tàn nhẫn. Ai cũng cần tình yêu. Bởi không ai sống mà đứng ngoài tình yêu, lại có thể sống được. Biết mình cần tình yêu, biết tình yêu là tặng phẩm quý giá không thể thiếu trong đời người, nhưng oái oăm thay, đã có lúc, con người thể hiện với nhau không bằng tình yêu. Sự tàn nhẫn bởi vắng bóng yêu thương, vì thế, có dịp phát triển, thậm chí hiện nay hình như đang nở rộ trong đời sống cộng đồng. Yêu thương vắng bóng, sự tàn nhẫn lên ngôi, đó là thái độ vô cảm của số đông con người, mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp bất cứ nơi đâu, bất cứ môi trường nào. Đau đớn và mỉa mai tận cùng, bởi con người cần tình yêu, thì chính họ lại vô cảm, lại biến trái tim mình thành tảng băng giá lạnh.

HÃY CHỈ TÌM THIÊN CHÚA!
Nghe xong câu chuyện, tôi buồn quá, thở hắt ra mà không biết phải nói lời nào. Chọn lựa của người Công giáo thời nay là như thế sao: Sự học hành thay Thiên Chúa. Kiến thức ở đời thay lý lẽ đức tin. Giá trị trần thế thay giá trị Nước Trời. Cái chóng qua thay cho vĩnh cửu. Kiến thức đức tin bị đạp xuống hàng thứ yếu, đẩy kiến thức học vấn của đời tạm bợ vượt lên hàng chủ yếu.

HÀNH TRANG CỦA NGƯỜI TÔNG ĐỒ
Tiên tri Amốt khẳng định: “Tôi không phải là tiên tri, cũng không phải là con của tiên tri, nhưng là đứa chăn chiên đi hái trái sung. Khi tôi đang đi theo đàn chiên, thì Chúa dẫn tôi đi và nói cùng tôi rằng: ‘Ngươi hãy đi nói tiên tri cho dân Israel của Ta’”. Lời của Amốt thật khẳng khái và quyết liệt. Ông không đầu hàng khi gặp nghịch cảnh, nhưng càng quyết tâm mãnh liệt đem thân mình bảo vệ chân lý, bảo vệ đức tin tinh tuyền. Qua lời và qua tấm gương rao truyền Lời Chúa của ông,

CAO NGẠO LÀ ĐÁNH MẤT TẤT CẢ
Sự cao ngạo không bao giờ có lối dẫn người ta đến gặp Thiên Chúa. Đó là một nguyên tắc đã trở thành kinh nghiệm ngàn đời, không phải của riêng ai, nhưng là của cả nhân loại.

LÁI THIÊU – QUÊ TÔI
Nhưng cũng thật bẽ bàng. Ngày nay, quê hương tôi đang đô thị hóa quá nhanh. Nhanh đến chóng mặt. Đã nhiều lần tim tôi phải nhói lên những tình cảm khó tả, hình như nó chuyển từ trạng thái thảng thốt sững sờ đến da diết đau, khi chứng kiến mọi loại cơ giới đang “lột xác” quê hương mình. Vì thế, tôi muốn gởi lòng mình trở về tuổi thơ như một lời cám ơn quê hương, đồng thời tỏ bày những trĩu nặng trước hiện thực đang diễn ra.

LÒNG BIẾT ƠN HỘI THÁNH
Trong khuôn khổ bài suy niệm này, chúng ta chỉ nói đến lòng biết ơn đối với Hội Thánh mà tất cả chúng ta cần phải có. Lòng biết ơn Hội Thánh sẽ giúp anh em linh mục chúng ta làm việc cho Danh Chúa hơn, hăng say hơn và đáng yêu hơn. Vậy chúng ta hãy bắt đầu bằng tấm gương của những nhà lãnh đạo trong Hội Thánh, qua đó gợi hứng cho chúng ta lòng biết ơn Hội Thánh.

“CON NGƯỜI ĐƯỢC TÔN VINH”
Nhưng sau khi tuyên bố “Con Người được tôn vinh” đầy vượt thắng, bản lãnh và vinh quang như thế, Chúa lại gắn vào sự “được tôn vinh” ấy một loạt những lời, những câu thật nghịch lý, nghịch lý đến mức mâu thuẫn, đến mức khó hiểu: “Nếu hạt lúc gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi nó mới sinh nhiều hạt khác. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hãy theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó. Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói gì? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này…”.    

NICÔĐÊMÔ
Nhưng Nicôđêmô là ai? Trước mặt toàn dân, ông là một người thuộc thành phần thiểu số lãnh đạo dân, là bậc thầy trong dân. Sau lưng những người đồng nghiệp, những người dân mà ông lãnh đạo, ông là “môn đệ trong bóng tối” (Ga 19,38) của Chúa Giêsu. Gọi Nicôđêmô là “môn đệ trong bóng tối” là vì theo nghĩa đen: Ông đã từng là “Người đến gặp Đức Giêsu ban đêm” (Ga 3,2; 7,50; 19,39). Đó cũng là biệt hiệu mà Tin Mừng thứ IV gán cho ông. Nghĩa bóng: Ông đã có cảm tình với Chúa, nhưng chưa dám công khai theo Chúa (chỉ sau khi Chúa thụ nạn, ông mới can đảm đứng ra chôn táng Chúa).

Suy niệm tuần Thánh: SÁM HỐI THEO GƯƠNG THÁNH PHÊRÔ
Muốn sống điều tốt là thế, nhưng ngặt một nỗi, không hiểu tại sao điều xấu mình không muốn thì lại làm. Còn điều tốt muốn thì lại không làm. Thân phận con người là vậy. Chúng ta yếu đuối. Vì thế quyết tâm trở về liên tục là rất cần thiết. Tấm gương ăn năn tội của thánh Phêrô là bài học lớn cho ta.

“TA LÀ SỰ SỐNG…”
Vào thời Chúa Giêsu, người ta chia làm hai phái: phái từ chối niềm tin có đời sau, thậm chí nhiều người theo phái Sađốc quá khích còn chống lại niềm tin phục sinh và đời vĩnh cửu. Nhưng đa số người Do thái và phe nhóm Pharisêu thì tin rằng, phía sau cái chết, người ta sẽ bước vào sự sống mới. Đó cũng là đức tin truyền thống của Do thái giáo. Họ còn cho rằng, ngay khi từ giã cuộc đời, người ta sẽ lập tức bước vào sự sống vĩnh cửu, vì thế, nhiều người không thích gọi người chết là “chết”, nhưng gọi là “đi về sự sống”.

XIN VÂNG LÀ HIẾN MÌNH
SUY NIỆM TĨNH TÂM LINH MỤC QUÝ I - THỨ BA NGÀY 5.4.2011

“MÙ”
Hội thánh có một tấm gương mù mà sáng rất đáng để chúng ta noi theo. Tấm gương đó chính là thánh Phaolô. Ngày thánh nhân vào thành Đamas mang theo nơi mình một tâm hồn mù tối vì lầm tưởng rằng, triệt hạ các Kitô hữu là vinh danh Thiên Chúa. Nhưng cú ngã ngựa đau nhói đánh mù đôi mắt của Phaolô, lại là cú đốt cháy nát lòng Phaolô. Từ đó thánh Phaolô bừng sáng tâm hồn.

ĐÓN NHẬN ƠN TÁI SINH
Người phụ nữ Samaria chắc chắn đã phải giật thót mình khi “bị” một người xa lạ đánh đúng vào thái độ đùa nghịch với đạo đức, với luân lý mà chị đã quen sống từ trước đến nay. Chị đã thật sự nhận ra mình trong phút chốc khi chị được Chúa soi sáng. Không ai có thể thật sự thấy mình, cho đến khi soi mình trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Chị phụ nữ đã được Chúa buộc phải nhìn vào Chúa để từ đây, chị biến đổi chính mình. Cú “giật mình” đã phải làm cho chị nhanh chóng thốt lên: “Tôi thấy ngài thật là một ngôn sứ…” (Ga 4, 19).

CHÚA HIỂN DUNG
Bức tranh của cuộc Hiển dung trên núi cao có ba nhân vật chính, đáng để chúng ta chiêm ngắm: Đó là hai nhân vật vĩ đại bước ra từ Cựu Ước, cả hai cùng là tôi tớ trung thành của Thiên Chúa: ông Môsê và tiên tri Êlia. Và một nhân vật đại diện Tân Ước, mang tầm mức vĩnh cửu, là trung tâm của lịch sử cứu độ: Chúa Giêsu.

ƠN CHÚA TRONG BI KỊCH
Bi kịch là bất ổn, hoang mang, âu lo, tai nạn, hận thù, bất công, bạo quyền… xảy ra giữa đời sống thế giới, giữa đời sống tập thể, giữa đời sống Giáo Hội và cá nhân mỗi người. Bi kịch hình như ngày càng nhiều, ngày càng đe dọa và lan rộng.

VỀ NHÀ CHA
Nghĩ về cái chết, người Công giáo không bi quan, nhưng lạc quan, sự lạc quan trong đức tin. Nhờ đức tin, họ coi cái chết chỉ là một cuộc vượt qua, một chuyến đi, một hành trình bình yên trở về nhà Cha mình, trở về chính nguồn gốc của mình, thỏa mãn khát vọng vô biên.

BÌNH AN CỦA CHÚA
 “Bình an của Thầy” ư? Bình an của Thầy là bình an như thế nào? Sao lại “không như thế gian ban tặng”? Đã gọi là bình an sao còn phân biệt “của Thầy”, “của thế gian”? Thốt lên lời trao ban bình an giữa lúc bất an nhất, xáo trộn nhất, hình như lời Chúa Giêsu trở thành lời không thích hợp trong lúc ấy?

YÊU NHƯ THẦY
 Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong bối cảnh mà sự giã từ, sự dao động vì sắp ly biệt càng lúc càng trĩu nặng. Chúa Giêsu không còn nhiều thời gian để ở bên các môn đệ của Người. Người sắp bước vào một chuyến đi dài mà không ai có thể theo được. Trước khi rời xa để thực hiện chuyến đi, Chúa để lại cho đoàn môn đệ và cho cả Hội Thánh của Chúa lời di chúc thấm thía, đó là di chúc tình yêu. Người gọi đó là điều răn mà Người ban cho họ.

CÁC MỤC TỬ HÃY NÊN GIỐNG CHÚA GIÊSU
 Đã thành thông lệ từ nhiều năm, mỗi dịp mùa Chay đến, Ban Mục vụ Giới trẻ giáo phận Phú Cường bao gồm một số linh mục đang coi xứ và linh mục dòng, dành tất cả các ngày thứ bảy và Chúa nhật, lên đường đến các giáo hạt trong giáo phận quy tụ các bạn trẻ giúp các bạn tĩnh tâm, học hỏi Sứ điệp mùa Chay. Năm nay (2010), Ban Mục vụ còn giúp các bạn tìm hiểu năm Thánh 2010. Ngoài ra, nhằm định hướng cho các bạn về đời sống luân lý theo ý Hội Thánh, nhiều đề tài “thời sự” được trình bày như: “Có được phép sống thử?”, “Sống thử: Lợi hay hại?”, “Tình dục: quà tặng hay nguy cơ?”…

[1] 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 [31/32]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!