Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
ĐỪNG CÓ GÌ NGOÀI YÊU THƯƠNG (SUY NIỆM DÀNH CHO HÀNG LINH MỤC NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
LINH MỤC CŨNG LÀ "CON CHIÊN" (LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
MUÔN ĐỜI THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
CHÚA GIÊSU VÀ QUAN PHILATÔ

CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN. CHÚA LÀ VUA

Khi nói tới vua, mọi người, dù là một trẻ con, sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh một người đầy oai phong, uy nghi, quyền lực. Một con người như muốn hô mưa gọi gió…

Chỉ một mình Chúa Kitô, Người làm vua không phải giới hạn trong một quốc gia, nhưng là Vua Vũ Trụ, vương quyền của Người là vương quyền đời đời, thì lại là một vì Vua trên “ngai tòa” thập giá. Cách thức đăng quang của Người hoàn toàn khác vua chúa trần thế.

Người xưng vương qua việc chấp nhận tiếng hò hét đềy phấn khích của dân chúng, trong khi tiến vào Giêrusalem để nộp mình trong tay người đời, giữa lúc mà cái chết do bị giết, chỉ còn treo ngay trước mắt: “Chúc tụng Đức Vua, Đấng nhân danh Chúa mà đến” (Lc 19, 38).

Người xưng vương trong khi bị con người xét xử. Chính trong bài Tin Mừng của Chúa nhật XXXIV thường niên hôm nay, thánh Gioan cho thấy, giữa phiên tòa dị hợm của Philatô, phiên tòa của con người mở ra cho cái gọi là “xử án” Thiên Chúa, Chúa Giêsu khẳng định: “Tôi là Vua” (Ga 18, 37b).

Chúa xưng vương giữa lúc bị con người triệt hạ, và treo Chúa giữa trời giữa đất như một tên tử tội: “Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ Hylạp, Latinh và Dothái như sau: Người này là Vua dân Dothái” (Lc 23, 38).

Vì sao cách thức Chúa làm Vua khác mọi vua chúa trần thế?

Vì Chúa là Vua các vua và là Chúa các chúa, vì thế, cách thức Người làm Vua cũng là cách thức trên các vua và làm Chúa trên các Chúa. Người không làm Vua trần thế, vương quốc Người làm Vua là vương quốc không quy định bởi tất cả những quy định của con người về một quốc gia. Nhưng Người làm vua trong lòng người. Vương quốc của Chúa Giêsu là vương quốc của tình yêu, bình an, công bằng, công lý, sự thật.

Ngay trong lời chấn vấn Philatô tại phiên tòa do chính Philatô dựng nên (Ga 18, 33b-37), Chúa đã cho thấy Người đòi hỏi phải có công bằng, tình yêu, công lý và sự thật: Philatô hỏi Chúa: “Ông có phải là vua dân Dothái không?”. Trong câu hỏi, đã cho thấy Philatô hoang mang hơn là ông xét hỏi. Ông không thể hiểu nổi người đang đứng trước mặt mình là ai. Phiên tòa do ông dựng nên, nhưng ông không làm chủ phiên tòa. Ông không thể chủ động bởi không thể biết tội trạng mà ông sẽ phải công bố cho người đứng trước ông là tội trạng gì. Lương tâm ông bối rối. Nếu theo dõi toàn bộ tường thuật của thánh Gioan về phiên tòa xử án Chúa Giêsu, ta sẽ thấy Philatô rất đỗi hoang mang và thụ động. Ông hoang mang đến độ, nhiều lần ông phải rời tòa xử án để hỏi ý kiến dân chúng. Càng hỏi ý kiến, Philatô càng không biết phải xử trí thế nào. Ông lại quay vào hỏi Chúa Giêsu. Những câu hỏi không hề giúp ông trong vấn đề tra xét luận tội. Theo cái nhìn và diễn tả của thánh Gioan, rõ ràng Philatô là người bị động. Ông đang bị tra xét hơn là người tra xét. Lương tâm của ông, thái độ thanh thản đến lạ lùng của Chúa Giêsu, sự ý thức về con người vô tội này đã làm cho chính Philatô tự tra xét mình hơn là tra xét Chúa Giêsu. Philatô đối diện với sự công chính tuyệt đối, vì thế, chính thâm tâm của ông đã khiến ông sợ hãi.

Còn Chúa Giêsu, thay vì trả lời, Chúa chất vấn Philatô: “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?”. Với lời chất vấn, Chúa vừa buộc Philatô phải rơi vào thế bị động, trở thành kẻ bị tra hỏi, vừa ngụ ý nhắc nhở và cảnh cáo Philatô: phải thận trọng trong việc xét xử. Ngồi tòa xử án là một việc quang trọng. Vì thế, trong từng phiên tòa một, Philatô phải xét xử công minh, đừng để bị ảnh hường bởi dân chúng, bởi sự sợ hãi có thể mất quyền lực, hay bởi lời tố cáo bất công, lời buộc tội gian dối từ phía đám đông và mọi người xung quanh.

Chỉ sau khi Philatô, từ chính miệng ông khẳng định, ông không bị bất cứ ảnh hưởng nào: “Tôi là người Dothái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi” (ngụ ý rằng, “tôi là người Lamã, chính dân của ông nộp ông cho tôi, tôi đâu có chịu ảnh hường vì bởi họ”), Chúa Giêsu mới bắt đầu giải thích cho Philatô biết vương quốc của Người không thuộc về trần thế, không có bản chất, không có hình thức hay tổ chức như các quốc gia trên thế gian:  “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Dothái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này”.

Chỉ sau khi trình bày mọi sự thật về vương quốc của mình, Chúa Giêsu mới khẳng định: “Tôi là Vua”. Nhưng không dừng lại ở lời khẳng định, Chúa Giêsu nói tiếp: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Chúa đã đưa Philatô đi từ hoang mang này đến hoang mang khác. Ông đã cho thấy sự mất bình an trong ông lên đến cao độ, khi ông buộc niệng hỏi lại Chúa Giêsu: “Sự thật là gì”. Lời hỏi của ông không còn tự chủ đến độ, nó không hề là lời tra vấn Chúa, nhưng cho thấy lương tâm của Philatô bị tra vấn.

Ông không thể hiểu được mọi lời Chúa nói. Phiên tòa trở nên phiên tòa đảo ngược: Người bị coi là “tội nhân” lại hết sức bình tỉnh, hết sức ung dung và thẳng thắn. Còn kẻ được coi là “nắm quyền xét xử” lại chất chứa đầy nỗi hoang mang, yếm thế trong lòng. Philatô trở thành đại diện cho một thế giới tối tăm, một thế giới sống và tiến thân bằng thủ đoạn, lừa bịp, gian trá, giả hình, độc ác…

Kẻ không có sự thật, dù có tự phong quyền xét xử là của mình, vẫn cho thấy họ khiếp sợ trước Sự Thật. Kẻ không có nội tâm bình an, đứng trước Nguồn Bình An, sẽ trở thành kẻ khiếp đảm. Kẻ không có tình yêu, đối diện với Đấng là Tình Yêu, sẽ trở thành kẻ chủ bại đến tội nghiệp. Kẻ không có công lý, đối diện với Đấng chiếu tỏa công lý, sẽ trở thành kẻ bạt nhược. Kẻ không có lẽ sống, đứng trước Đấng là chính Lẽ Sống, phải trở thành kẻ sống vô hồn đến nỗi không còn một sự tự chủ nào…

Đối với người Kitô hữu, bước theo Vua của mình, chúng ta hãy để lòng mình tràn ngập tình yêu và công lý của Chúa. Vì đó là con đường duy nhất để tất cả chúng ta nên giống Người. Chỉ có tình yêu, chỉ có công lý do Chúa Kitô nêu cao mới bền vững, mới mang lại sự sống cho tất cả chúng ta, những kẻ tin và theo Người.

Vua Giêsu không cần chúng ta khâm phục. Người chỉ muốn chúng ta làm dân của Người. Làm dân của Chúa là nên giống như Chúa, chọn sống yêu thương.

Yêu thương ngay cả khi bị chống đối, bị hiểu lầm, nhưng vẫn bền chí trong tình yêu. Yêu như thế chỉ có thể là yêu với Chúa Giêsu.

Phục vụ anh chị em mình, bị kết án, nhưng vẫn nhẫn nại phục vụ, thì phải để cho tình yêu của Chúa Giêsu nâng đỡ.

Hãy hiến dâng và hiến thân cho Chúa cả cuộc đời chúng ta để mở rộng vương quốc của Vua Tinh Yêu, vương quốc mà Chúa đã khẳng định: “Nước tôi không thuộc thế gian này”.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG

 

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!