Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
ĐỪNG CÓ GÌ NGOÀI YÊU THƯƠNG (SUY NIỆM DÀNH CHO HÀNG LINH MỤC NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
LINH MỤC CŨNG LÀ "CON CHIÊN" (LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
MUÔN ĐỜI THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
CÂY THẬP GIÁ TRONG MẦU NHIỆM GIÁNG SINH

Suy niệm tĩnh tâm linh mục của giáo phận Phú Cường

Có lẽ sẽ gây ngạc nhiên nhiều cho không ít người khi nói: "Cây thập giá trong mầu nhiệm giáng sinh". Người ta quen nhắc đến thập giá, suy nghĩ về thập giá trong mùa chay, đặc biệt là tuần Thánh. Người ta cũng chỉ quen suy niệm về thập giá khi nhìn vào đau khổ, hoặc đối diện với đau khổ. Không biết có mấy ai nhìn thập giá khi đặt mình sống mầu nhiệm giáng sinh? Bởi vì từ những lời Kinh Thánh đến phụng vụ của Giáo Hội; từ tâm thức của Giáo Hội đến đời sống của xã hội đều nhìn mùa giáng sinh bằng ánh mắt của niềm vui tưng bừng. Niềm vui ấy đối với đa số người hình như còn lấn át cả đêm phục sinh. Như vậy nói đến thập giá trong mầu nhiệm giáng sinh có phải là lạc điệu?

1- Nếu hiểu thập giá là sự đau khổ thì: Thập giá đã xuất hiện từ ngàn xưa.

Ngày nguyên tổ bị tước mất hạnh phúc nguyên khởi ở địa đàng do tội, thì ngay ở điểm bị tước mất hạnh phúc đã là thập giá. Hạnh phúc tột cùng bị thay thế bằng bất hạnh quá sức: Đất để canh tác thì bị nguyền rủa, phải đổ mồ hôi, xót con mắt mới có bánh ăn; lao nhọc cả một đời rồi sẽ chết, sẽ trở về bụi đất (St 3, 8- 19). Nhưng cũng từ sự mất mát ấy, bình minh ơn cứu độ bắt đầu ló dạng: Lời Thiên Chúa hứa cứu chuộc được phác khởi: "Ta sẽ đặt mối thù giữa dòng giống ngươi (kẻ chủ mưu của tội) và dòng giống người phụ nữ. Dòng giống đó sẽ đánh vào đầu ngươi" (St 3, 15).

Trải dài trong lịch sử Cựu ước, ơn cứu chuộc không ngừng được nhắc đi, nhắc lại mãi cho đến thời cận Tân ước, đặc biệt là thời sách tiên tri Isaia ra đời. Trong đó Thiên Chúa báo trước ơn cứu chuộc đã đến gần, Thiên Chúa sẽ tha thứ tội lụy muôn dân, bình an sẽ sớm đến. Nhưng để chuộc lại sự bình an cho muôn dân, thập giá bắt đầu xuất hiện nơi khuôn mặt người Tôi trung chịu đau khổ.

2- Nếu hiểu thập giá là sự bình an thì: Thì thập giá đã xuất hiện trong mầu nhiệm giáng sinh

Và đến lúc ơn cứu chuộc của lời hứa bắt đầu được thực hiện, lúc mà Đức Maria, một người mẹ trần gian sinh ra Đấng là Thiên Chúa của mình, Thiên Chúa của vũ trụ và gọi Đấng ấy là con, thì ngay chính lúc ấy, thiên thần lại hát vang trời: "Vinh danh Thiên Chúa trên trời bình an dưới thế cho người Chúa thương".

Dẫu cho khi Thiên Chúa làm người, trần gian được bình an, ơn cứu chuộc mà Thiên Chúa chuẩn bị từ xa xưa trở thành sự thật, được cụ thể nơi một con người mang tên Giêsu, thì thập giá cũng đã xuất hiện từ đó: Thiên Chúa làm người đã sinh ra, nhưng không phải trong đền đài, không phải nơi cung điện nhà vua, cho nên ai tìm Thiên Chúa làm người ở những nơi sang trọng ấy sẽ không gặp Người. Bằng chứng là ba nhà đạo sĩ đã đến cung điện vua Hêrôđê và đã không gặp Người. Thiên Chúa làm người sinh ra ở chốn nghèo hèn, chỉ có hang đá làm nhà, máng cỏ làm nôi. Thiên Chúa làm người trong thân phận của một bé thơ yếu đuối…

Thập giá vẫn tiếp tục xuất hiện trong mầu nhiệm giáng sinh. Khi mà tiếng hát "Vinh danh Thiên Chúa trên trời bình an dưới thế cho người Chúa thương" của thiên thần còn chưa dứt, thì Đức Maria đã bồng con chạy trốn vì bạo vương Hêrôđê đang tìm giết hại. Và ông ta đã giết thật, dù không thể giết Thiên Chúa, thì cũng đã giết hàng loạt trẻ em do thái.

Thập giá đã xuất hiện từ ngàn xưa. Thập giá vẫn xuất hiện trong cuộc đời. Bởi đó thập giá ngang qua mầu nhiệm giáng sinh không là điều khó hiểu. Hướng tới niềm vui của mùa giáng sinh, mà nghĩ đến "cây thập giá trong mầu nhiệm giáng sinh" cũng là điều dễ hiểu. Điều quan trọng là làm sao tìm được bình an khi vác thập giá cuộc đời?

3- Nếu hiểu thập giá là sự cứu chuộc thì: Bình an thập giá cần trong đời người

Trong niềm vui lớn lao của mầu nhiệm giáng sinh, vẫn xuất hiện bóng dáng của thập giá, thì trong đời thường chắc chắn không vắng bóng thập giá.

Nói đến thập giá là nghĩ ngay đến đau khổ, là bất an, dằn co, thiếu thốn… Vậy làm sao để đạt được bình an?

Lời Chúa Giêsu nói trong bữa tiệc ly soi dẫn chúng ta: “Thầy ban BÌNH AN CỦA THẦY cho các con. Thầy ban KHÔNG NHƯ THẾ GIAN ban tặng” (Ga 14, 27). Cũng gọi là bình an, sao lại phân biệt "của Thầy", "của thế gian"? Vậy "bình an của Thầy" là bình an gì, như thế nào mà lại "không như thế gian"? Suy nghĩ về thập giá trong mầu nhiệm giáng sinh, cho ta khám phá ra "bình an của Thầy".

Qua lời thiên thần, Thiên Chúa làm người đã ban bình an. Cùng lúc ban bình an ấy, Người cũng dạy ta vác thập giá mà chính Người đã chấp nhận từ thuở mới sinh làm người. Hóa ra bình an mà Chúa Giêsu dạy là bình an thập giá. Trong bữa tiệc ly, trước lúc chịu tử nạn, Chúa ban bình an cho các môn đệ để các ông đủ nghị lực đối diện với cuộc tử nạn của Người, càng là bằng chứng cho thấy bình an của Chúa là bình an thập giá. Cũng chính vì thế mà nó không giống bình an thế gian ban tặng.

Bình an thập giá cũng là một thái độ nội tâm. Một thứ bình an của tâm hồn có thể chấp nhận và chịu đựng mọi thử thách trong cuộc sống. Người đời thường nghĩ, bình an là khi họ hạnh phúc, họ vui tươi, không vướng vào đau khổ. Bình an ấy cần, nhưng không bền vững: nay còn, mai mất. Chỉ có bình an nội tâm mới bền vững. Nó quan trọng và cần thiết. Thập giá trong cuộc đời là một thực tế. Muốn trốn chạy cũng khó thoát. Có được bình an nội tâm thì đối diện với thập giá, ta sẽ bình tĩnh hơn, đón nhận dễ dàng hơn. Bình an nội tâm để đón nhận thập giá, không những giúp ta bớt chán nản, không phàn nàn Thiên Chúa, mà ngược lại còn vững niềm tin hơn, vững lòng trông cậy hơn.

Trong mầu nhiệm giáng sinh, nếu Chúa Giêsu chấp nhận thập giá của Người, thì Đức Maria, thánh Cả Giuse cũng chung vai vác thập giá cùng đi bên cạnh con mình. Dẫu gian nan, Mẹ Maria, thánh Cả Giuse vẫn một lòng tin tưởng trẻ thơ ấy là Chúa, và vẫn một lòng yêu mến Thiên Chúa đến cùng.

Chấp nhận bình an của thập giá, và theo Chúa trong lòng tin và tình mến như thế, thập giá cuộc đời sẽ trở thành phương thế cứu chuộc ta.

4- Linh mục, người trao ban bình an

Sống giữa cộng đoàn dân Chúa và cả những người chưa biết Chúa, linh mục trở thành mẫu gương sống đức tin cho mọi người. Đức tin đòi người linh mục chấp nhận thập giá để sống bình an: bình an của thập giá - bình an trong tâm hồn, sẽ giúp linh mục thông cảm với anh chị em, làm cho linh mục gần gũi mọi người, mọi người cũng sẽ không ngại ngần khi cần gặp linh mục.

Chấp nhận bình an thập giá, linh mục sẽ chấp nhận sống nghèo khó, sống dấn thân như Chúa Giêsu để phục vụ con người, phục vụ Giáo Hội và phụng sự Chúa.
Bình an thập giá sẽ làm cho linh mục dễ nên thánh hơn khi biết chấp nhận và thánh hóa sự độc thân của mình, biết chấp nhận và thánh hóa những hiểu lầm, những chống đối đến từ phía người khác. Biết chấp nhận thập giá như thế, người linh mục sẽ không nuôi oán hận, mà dễ tha thứ hơn.

Mỗi lần dâng thánh lễ, dang tay ban bình an cho anh chị em của mình, linh mục hãy trao ban bằng tất cả tâm hồn bình an mà mình đã gắn bó với Chúa sau khi đã chìm đắm trong cầu nguyện, và giờ đây nài xin Thiên Chúa tuôn đổ bình an ấy xuống trên anh chị em. Linh mục cũng hãy ý thức rằng, mình cần có bình an nội tâm sâu lắng để trở thành nơi nương tựa và nâng đỡ đức tin cho những anh chị em gặp bất an trong cuộc sống của họ. Linh mục hãy dâng thánh lễ một cách ý thức và sốt sắng để thánh lễ trở thành nơi gặp gỡ bình an thực sự giữa cộng đoàn dân Chúa.

5- Một lời cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con ý thức từng ngày để đừng xây cung điện, đền đài trong tâm hồn mình là mọi thứ tham vọng: tham vọng quyền lực, tham vọng vật chất, tham vọng dục tính, tham vọng nổi nang. Herôdê vì ngự trong cung điện giàu sang quý phái và xây cho mình quá nhiều đền đài tham vọng, cho nên ông trở thành kẻ vô tâm, độc đoán đến nỗi độc ác. Chúa không ngự trong những cung điện, đền đài ấy.

Vì thế, lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết xây dựng lòng mình thành hang đá Bêlem, một hang đá tâm hồn khiêm nhu, nghèo hèn, không tiếng tăm, không quyền lực, biết xa lánh những cám dỗ thấp hèn. Với tâm hồn hang đá như thế, con tin, Chúa sẽ yêu thích ngự vào.

Lạy Chúa Giêsu, ngay trong mầu nhiệm giáng sinh, Chúa đã làm đảo ngược tất cả: cung điện dù nguy nga đến đâu, đền đài dù tráng lệ cách mấy, lại không có chỗ chứa đựng Đức Chúa được tuyên xưng là Chúa các chúa, Vua các vua; Còn hơn thế nữa: là Vua vũ trụ! Vậy mà chỉ cần một hang đá Bêlem khiêm cung lại có thể chứa đựng Đấng quyền năng vô biên ấy. Hóa ra hang đá trở thành cung điện, còn cung điện chỉ là một thứ hang đá nghèo.

Và như thế, khi chiêm ngắm mầu nhiệm giáng sinh và nhận ra thập giá trong mầu nhiệm ấy, chúng con hiểu được rất nhiều về ý nghĩa của sự giàu trong cái nghèo. Hiểu được như thế lòng chúng con rất bình an, một sự bình an nội tâm để chúng con mạnh mẽ tiếp tục dấn bước giữa đời. Amen.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG 

 

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!