Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Dã Quỳ
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Dã Quỳ

NHỮNG MONG ƯỚC CỦA CHIÊN...
Dụ ngôn "Con chiên bị mất" trong bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần qua là một trong ba dụ ngôn Chúa Giêsu mặc khải cho nhân loại về lòng xót thương vô bờ bến của Thiên Chúa. Vâng, thật đẹp khi chúng ta đọc, nghe, suy niệm dụ ngôn này trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, sẽ cho ta những suy nghĩ, tự vấn, cảm nghiệm sâu hơn và có thể là một bước thay đổi tận căn cho mỗi chúng ta cả mục tử và chiên, nhờ ân sủng và tình xót thương của Chúa. Thực tế, trong Giáo Hội, xung quanh chúng ta còn biết bao anh chị em, như những chiên lạc, chúng ta có trăn trở về anh em ta không? Chúng ta có cất bước đi tìm, tạo cơ hội cho chiên mất trở về chưa? Khi lãnh nhận Phép Rửa, tất cả chúng ta đều mang trách nhiệm là mục tử của anh em mình, tuy nhiên nhất là những vị mục tử thừa tác, chúng ta đã làm gì khi anh em ta còn lạc bước xa đàn?

THIÊN CHÚA LUÔN THA THỨ
Ai trong chúng ta cũng mong muốn mình hoàn hảo, không sai lỗi... Chúng ta cố gắng sống tốt lành, hòa hợp với những người xung quanh, yêu mến Chúa và tha nhân. Nhưng với thân phận yếu hèn của kiếp người, càng cố gắng, ta càng hay lỗi phạm như lời thánh Phaolô nói "Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm."(Rm 7,19) Và ngài khẳng định là "Do tội vẫn ở trong tôi." Vâng, tất cả chúng ta là người tội lỗi, nhiều hay ít, chúng ta đều là tội nhân trước mặt Chúa. Thế nhưng, Chúa Giêsu- khuôn mặt của Thiên Chúa lại được nói đến như "Một  người đón tiếp phường tội lỗi." Chính vì thế, chúng ta tin tưởng vào Lòng Xót Thương Tha Thứ của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu vén mở cho ta thấy qua ba dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay.

TRỞ THÀNH MÔN ĐỆ CỦA CHÚA
Con đường Chúa Giêsu đang đi là đường tiến về Giêrusalem, nơi cuộc tử nạn thập giá đang chờ Người. Trên con đường ấy, có nhiều người đang đi cùng với Chúa. Đi cùng nhưng có lẽ họ đã chưa thực sự theo và là môn đệ của Chúa! Vì thế, Chúa đã chỉ cho họ biết những điều kiện để trở thành môn đệ. Với mỗi người Kitô hữu, qua Phép Rửa, chúng ta cũng được mời gọi trở thành môn đệ của Chúa. Vậy ta cùng dừng lại để nghe những lời Chúa nhắn nhủ với chính chúng ta hôm nay.

KHIÊM TỐN BAO NHIÊU CŨNG CHẲNG ĐỦ
Chủ đề suy niệm từ Tin Mừng nói với chúng ta về một vật rất đỗi bình thường trong cuộc sống, đó là chiếc ghế. Tự bản chất, ghế chỉ để ngồi. Nhưng chỗ ngồi ở mỗi vị trí lại có giá trị khác nhau. Vì thế, người ta tranh nhau cái ghế và cố gắng bảo vệ chỗ ngồi của mình bằng mọi cách! Từ hình ảnh "Thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi", Chúa Giêsu dạy cho chúng ta bài học về lòng khiêm tốn và nhân đức khiêm nhường. Thế nhưng, giữa  một thế giới mà trong đó con người đang giành nhau những vị trí cao nhất ở mọi lãnh vực, vậy bài học về đức khiêm nhường của Chúa có còn thích hợp với người thời nay nữa hay không?

CHIẾN ĐẤU ĐỂ VÀO CỬA HẸP NƯỚC TRỜI .
Chúng ta đang sống trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Mẹ Giáo Hội mở cho chúng ta những Cửa Thánh và  luôn nhắc nhớ chúng ta hãy đến, bước qua Cửa Thánh, hành hương trong lòng thương xót vô tận của Thiên Chúa. Thế nhưng, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với chúng ta về Cửa Hẹp. Vậy chúng ta cùng dừng lại để nghe Chúa dạy ta làm gì để có thể qua được Cửa Hẹp mà vào, và cánh cửa ấy như thế nào?

ƯỚC MONG LỬA YÊU THƯƠNG BÙNG LÊN
Khi nói về lửa, chúng ta liên tưởng đến tình yêu, sự nồng nhiệt và nóng ấm. Thật vậy, lửa là biểu tượng của Tình yêu. Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần-Ngôi Ba Tình Yêu đã ngự xuống trên các Tông đồ dưới hình lưỡi lửa (x. Cv 2, 3). Nhưng lửa cũng nói về sự hiện diện của Thiên Chúa như nơi bụi gai cháy mà Môsê đã gặp gỡ và đối thoại với Ngài (x. Xh 3,2-6).  Lửa cũng là biểu tượng của sự thanh lọc trong ngày Cánh Chung qua cuộc xét xử (x. Mt 13, 40)

THÁI ĐỘ CẦN CÓ CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU TRƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ XÚC PHẠM THIÊN CHÚA VÀ CHỐNG PHÁ GIÁO HỘI.
Đứng trước nhiều thông tin xuyên tạc về Giáo Hội, những hình ảnh và lời nói xúc phạm đến Thiên Chúa. Chúng ta, những Kitô hữu đang bị thách thức niềm tin, nhưng chúng ta được mời gọi thực thi những mối thương linh hồn của lòng thương xót: lấy lời lành mà khuyên người, mở dạy kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ khinh dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, CẦU NGUYỆN CHO GIÁO HỘI VÀ CHO HỌ. Vì cầu nguyện là vũ khí tốt nhất của ta.

PHÚC CHO AI TỈNH THỨC TRONG PHỤC VỤ
 "Nằm ngủ, tôi mơ thấy đời là hạnh phúc.  Thức dậy, tôi thấy sống là phục vụ. Tôi dấn thân phục vụ, và tôi khám phá ra rằng phục vụ là hạnh phúc."  Thi sĩ R. Tagore

LÀM GIÀU TRƯỚC MẶT THIÊN CHÚA.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nền văn minh phát triển theo xu hướng hưởng thụ, một xã hội mà người ta chạy theo vật chất, bị cuốn hút vào tiền bạc và đánh mất cảm thức về đời sống tâm linh. Vì thế, với nhiều người, họ chỉ lo sao cho cuộc sống trần thế được sung túc, giàu có vật chất, mà quên đi trau dồi và làm giàu cho đời sống tinh thần.

CHỌN ĐIỀU CHÚA MUỐN
Trong cuộc sống, để hiểu một người, nhất là người mình yêu thương, và làm theo ý muốn, ý thích của người đó quả là không dễ chút nào! Với con người đã khó, đối với Thiên Chúa lại càng khó hơn nhiều. Làm thế nào chúng ta có thể hiểu và biết ý muốn của Thiên Chúa được nếu như ta không lắng nghe. Có ở bên Chúa, lắng nghe Lời Chúa và hiểu được thánh ý Chúa, chúng ta mới biết chọn điều Chúa muốn và hành động thế nào cho đúng, cho đẹp lòng Chúa. Vậy ta cùng ngồi xuống với chị Maria để học lắng nghe và rồi ta cũng biết chọn lựa điều Chúa muốn và là phần tốt nhất cho mỗi người Kitô hữu chúng ta.

THẤY VÀ CHẠNH LÒNG THƯƠNG
Chúng ta đang sống giữa một xã hội mà người ta đề cao chủ nghĩa cá nhân. Tình liên đới và lòng thương cảm như đã mất dần! Người ta xây lên những bức tường cao và cổng dày để ngăn cách giữa nhà họ với hàng xóm. Hơn nữa, người ta còn khép kín và đóng cửa trái tim với những người xa lạ, người gặp nạn trên đường vì họ sợ phải liên lụy...! Thế nhưng, hôm nay Chúa Giêsu mời gọi tất cả chúng ta "Hãy yêu mến tha nhân như chính mình và hãy là người thân cận của những ai đang mang thương tích, đau khổ." Có chạnh lòng thương và làm như vậy, chúng ta mới có sự sống. Được sống hạnh phúc và có sự sống đời đời, đó là ước mơ của mỗi Kitô hữu. Cuộc sống ấy phải được xây dựng và bắt đầu ngay tại trần thế này khi ta biết sống yêu thương.

Bình An, Hành Trang Của Người Truyền Giáo
Sống giữa thế giới đầy bất an, con người ý thức sự bình an cần thiết và là nhu cầu sống còn. Vì vậy, người ta đã đi tìm bình an trong nhiều phương thế khác nhau. Thánh Luca tường thuật Chúa Giêsu đã sai các môn đệ ra đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Người đã dặn dò môn đệ đừng mang nhiều thứ. Thế nhưng, có một thứ mà người môn đệ cần và phải có, đó là sự Bình An. Sứ mệnh loan báo Tin Mừng Bình An không là quyền của một cá nhân, nhưng là trách nhiệm của tất cả chúng ta, những Kitô hữu theo Chúa. Như đã sai các môn đệ, hôm nay Chúa cũng vẫn tiếp tục sai chúng ta đi vào cánh đồng lúa mênh mông mà rất ít thợ gặt. Vậy chúng ta cần phải làm gì? 

Chọn Lựa Dứt Khoát
Con đường Chúa Giêsu đang đi là đường tiến về Giêrusalem để cử hành Bữa Tiệc Vượt Qua cuối cùng và ở đó, Người chịu Tử Nạn và Phục sinh. Đây là biến cố hoàn tất sứ mạng của Người nơi trần thế. Chúa Giêsu muốn đi đến cùng và hiến dâng trọn vẹn mạng sống của mình. Và Người đã thực hiện hành trình này một cách "Cương quyết". Trên con đường ấy, đã có những người thiện chí muốn theo Chúa. Vậy chúng ta cùng dừng lại một chút để suy tư về "Ơn gọi" của những người này. Đây cũng là ơn gọi và những gì Chúa đòi hỏi nơi mỗi người Kitô hữu chúng ta hôm nay.

PERSON - CHIẾC MẶT NẠ
Dư âm câu hỏi của Chúa Giêsu về chính Người nơi các môn sinh như cứ văng vẳng trong tâm. Nhưng câu hỏi ấy lại đặt ta tự chất vấn chính mình: "Người ta bảo các con là ai?" Được hỏi và trả lời về Chúa- Tôn sư của mình dường như dễ dàng cho mỗi môn sinh. Thế nhưng trả lời về chính mình, về những gì người xung quanh nghĩ, nhận định về mình thì như môn sinh luôn cố tránh né và rất khó khăn để trả lời thực tế!

Anh Em Bảo Thầy Là Ai?
Sau những tháng ngày theo Chúa và sống với Người, hôm nay Chúa Giêsu muốn thẩm vấn các môn đệ của Người xem các ông đã hiểu biết về Thầy mình như thế nào. Đây là lúc các môn đệ cần nghiêm túc nhìn lại hành trình của mình qua thời gian dài theo Chúa, kiểm điểm và nhìn lại chọn lựa cũng như xác tín của các ông vào Chúa. Câu Chúa hỏi và điều Chúa muốn nơi các môn sinh năm xưa: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?"(Lc 9, 20) Người cũng muốn hỏi chúng ta, những Kitô hữu hôm nay.

TÌNH YÊU PHỦ LẤP MUÔN TỘI LỖI
Trong văn hóa người Do Thái, ăn uống cùng là một hình thức diễn tả việc trở nên bạn bè, trở nên nghĩa thiết với nhau. Từ bữa ăn đó, họ có thể trở thành bằng hữu của nhau. Ăn uống với nhau là đón nhận nhau, gắn bó với nhau, có phúc cùng hưởng có họa cùng chiụ. Tin Mừng hôm nay thuật lại một người Pharisiêu mời Chúa Giêsu dùng bữa với ông. Dẫu rằng địa vị của ông và đường lối ông theo rất khác với Chúa. Nhưng Chúa đã nhận lời mời, đã đến và vào bàn ăn.

CHẠNH LÒNG THƯƠNG
Chúa Giêsu là Thiên Chúa tình yêu, Người đến để an ủi và lau khô giọt lệ của những ai đang khóc. Người đã xao xuyến khi nhìn thấy cảnh một bà góa đưa đứa con duy nhất của mình đến nghĩa trang. Lòng trắc ẩn của Chúa đã thúc đẩy Người làm một việc mà chỉ duy Người mới có thể thực hiện là trao lại cho bà góa ấy đứa con đang sống.

TRÁI TIM THỔN THỨC
Trái tim là phần quan trọng nhất và quí giá nhất của con người, là cơ quan sống động và chuyển động không ngừng trong con người. Đó là trái tim tự nhiên. Thế nhưng trong con người, còn có một trái tim thứ hai, mà chúng ta gọi là Tấm Lòng. Với ngôn ngữ Anh hay Pháp, người ta gọi chung một tên là Heart hay Coeur. Những ai có tấm lòng thì trái tim cũng sẽ thao thức, đau khổ và cũng sẽ yêu mãnh liệt. Vì Tình yêu và Trái tim đồng nghĩa.

THÁNH THỂ, TẶNG VẬT TÌNH YÊU
Thông thường khi mừng lễ ai, ta cần chuẩn bị món quà để trao tặng người đó. Thế nhưng trái lại, Chúa nhật hôm nay, chúng ta long trọng mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, Tin Mừng trình bày cho chúng ta: với sự cộng tác của các môn đệ, Chúa Giêsu đã trao tặng bánh cho đám đông đến với Người. Đây là hình bóng của việc Chúa sẽ lập Bí Tích Thánh Thể để trao ban chính sự sống của Người cho chúng ta.

MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI
Cùng với Giáo Hội, hôm nay chúng ta hân hoan mừng lễ Chúa Ba Ngôi, là lễ trọng nhất và cao cả nhất trong đạo chúng ta. Thiên Chúa mà chúng ta tin kính thật kỳ diệu. Trong Người có Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ba ngôi hợp nhất và làm thành một. Chúng ta sẽ không thể hiểu thấu được Thiên Chúa bằng trí khôn của con người. Sự khẳng định về Thiên Chúa Ba Ngôi là một huyền diệu và là một món quà mầu nhiệm của Thiên Chúa mà ta chỉ có thể đón nhận bằng đức tin và với một trái tim đơn sơ của con thơ.

[1] 1 2 3 4 5 [2/5]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!