Các Tác Giả |
Augustinô Đan Quang Tâm
|
Đinh Văn Tiến Hùng
|
Ban Biên Tập CGVN
|
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
|
Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
|
Bùi Nghiệp, Saigon
|
Bosco Thiện-Bản
|
Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
|
Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
|
Dã Quỳ
|
Dã Tràng Cát
|
Elisabeth Nguyễn
|
Emmanuel Đinh Quang Bàn
|
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
|
EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
|
Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
|
Fr. Huynhquảng
|
Francis Assisi Lê Đình Bảng
|
Gia Đình Lectio Divina
|
Gioan Lê Quang Vinh
|
Giuse Maria Định
|
Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
|
Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
|
Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
|
Gm. JB. Bùi Tuần
|
Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
|
Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
|
Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
|
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
|
Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
|
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
|
Gs. Nguyễn Văn Thành
|
Gs. Phan Văn Phước
|
Gs. Trần Duy Nhiên
|
Gs. Trần Văn Cảnh
|
Gs. Trần Văn Toàn
|
Hạt Bụi Tro
|
Hồng Hương
|
Hiền Lâm
|
Hoàng Thị Đáo Tiệp
|
Huệ Minh
|
HY. Nguyễn Văn Thuận
|
HY. Phạm Minh Mẫn
|
JB. Lê Đình Nam
|
JB. Nguyễn Hữu Vinh
|
JB. Nguyễn Quốc Tuấn
|
Jerome Nguyễn Văn Nội
|
Jorathe Nắng Tím
|
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
|
Jos. Lê Công Thượng
|
Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
|
Joseph Vũ
|
Khang Nguyễn
|
Lê Thiên
|
Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
|
Lm Đaminh Hương Quất
|
Lm BÙI NINH, Gp Bùi Chu
|
Lm. Anmai, C.Ss.R.
|
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
|
Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
|
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
|
Lm. Đan Vinh, HHTM
|
Lm. Đỗ Vân Lực, op.
|
Lm. G.Trần Đức Anh OP.
|
Lm. GB. Trương Thành Công
|
Lm. Giacôbê Tạ Chúc
|
Lm. Gioan Hà Trần
|
Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
|
Lm. Giuse Lê Công Đức
|
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
|
Lm. Giuse Trần Đình Thụy
|
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
|
Lm. Inhaxio Trần Ngà
|
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
|
Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
|
Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
|
Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
|
Lm. Jos Đồng Đăng
|
Lm. Jos Cao Phương Kỷ
|
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
|
Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
|
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
|
Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
|
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
|
Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
|
Lm. Jos Trần Đình Long sss
|
Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
|
Lm. Lê Quang Uy, DCCT
|
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
|
Lm. Linh Tiến Khải
|
Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
|
Lm. Minh Anh, TGP. Huế
|
Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
|
Lm. Ng Công Đoan, SJ
|
Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
|
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
|
Lm. Nguyễn Hữu An
|
Lm. Nguyễn Thành Long
|
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
|
Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
|
Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
|
Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
|
Lm. Phạm Văn Tuấn
|
Lm. Phạm Vinh Sơn
|
Lm. PX. Ng Hùng Oánh
|
Lm. Raph. Amore Nguyễn
|
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
|
Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
|
Lm. Trần Đức Phương
|
Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
|
Lm. Trần Minh Huy, pss
|
Lm. Trần Việt Hùng
|
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
|
Lm. TTT. Võ Tá Khánh
|
Lm. Vũ Khởi Phụng
|
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
|
Lm. Vinh Sơn, scj
|
Luật sư Đoàn Thanh Liêm
|
Luật sư Ng Công Bình
|
Mẩu Bút Chì
|
Mặc Trầm Cung
|
Micae Bùi Thành Châu
|
Minh Tâm
|
Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
|
Nguyễn Thụ Nhân
|
Nguyễn Văn Nghệ
|
Người Giồng Trôm
|
Nhà Văn Hương Vĩnh
|
Nhà văn Quyên Di
|
Nhà Văn Trần Đình Ngọc
|
Nhạc Sĩ Alpha Linh
|
Nhạc Sĩ Ngọc Cẩn
|
Nhạc Sĩ Phạm Trung
|
Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
|
Phaolô Phạm Xuân Khôi
|
Phêrô Phạm Văn Trung
|
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
|
Phó tế JB. Nguyễn Định
|
Phùng Văn Phụng
|
Phạm Hương Sơn
|
Phạm Minh-Tâm
|
PM. Cao Huy Hoàng
|
Sandy Vũ
|
Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
|
Sr. M.G. Võ Thị Sương
|
Sr. Minh Thùy, OP.
|
Têrêsa Ngọc Nga
|
Tín Thác
|
TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
|
TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
|
Thanh Tâm
|
thanhlinh.net
|
Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
|
Thiên Phong
|
Thy Khánh
|
Thơ Hoàng Quang
|
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
|
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
|
Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
|
Trầm Tĩnh Nguyện
|
Trầm Thiên Thu
|
Trần Hiếu, San Jose
|
Vũ Hưu Dưỡng
|
Vũ Sinh Hiên
|
Xuân Ly Băng
|
Xuân Thái
|
|
Nhân quyền và Giáo hội - Những suy tư lịch sử và thần học
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
(chuyển ngữ)
Trình bày trong cuộc Hội thảo quốc tế do Hội đồng Giáo hoàng "Công lý và Hoà bình". Tổ chức tại Rôma từ ngày 14 đến 16.11.1988
...Xin mở file kèm
|
Một Cái Nhìn Mới Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (Quyển Hai)
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
(chuyển ngữ)
Quyển II - Tài liệu của Giáo hội Giải thích ý nghĩa Học thuyết Xã hội Công giáo
...Xin mở file kèm
|
Một Cái Nhìn Mới Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (Quyển Một)
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
(chuyển ngữ)
Quyển I - Học Thuyết Xã Hội Của Giáo Hội: Các Nguồn Phát Sinh Và ý Nghĩa Hiện Nay
...Xin mở file kèm
|
LÒNG THƯƠNG XÓT CÓ CHỖ ĐỨNG NÀO TRONG DÂN TỘC VIỆT NAM HÔM NAY KHÔNG? (TẬP SAN GHXHCG SỐ 22, THÁNG 7&8 2016
Ban Mục Vụ Công Lý và Hoà Bình TGP Sàigòn.
Chưa lúc nào người Việt lại nỡ lòng thẳng tay hành xử tàn nhẫn với đồng bào của mình—xem nhau như kẻ thù không đội chung trời— trong mọi lãnh vực của đời sống. Nguyên nhân dẫn đến xung đột bao gồm từ va quẹt khi đi lại trên đường, tranh giành quyền lợi kinh tế giữa cá nhân, gia đình, phe nhóm, cho đến khác khác biệt lý tưởng chính trị hay tôn giáo.
...Xin mở file kèm
|
MỘT HỘI THÁNH NGHÈO VÀ CHO NGƯỜI NGHÈO
Augustinô Đan Quang Tâm
(dịch)
Vị giáo hoàng yêu mọi người, giàu cũng như nghèo, nhưng vị giáo hoàng có nghĩa vụ nhân danh Đức Kitô nhắc mọi người rằng người giàu phải giúp đỡ, tôn trọng và thăng tiến người nghèo. Tôi khuyên anh chị em hãy liên đới quảng đại và hãy đưa kinh tế và tài chánh về với một phương thức luân lý phục vụ con người... Niềm tin của ta vào Đức Kitô, Đấng đã trở nên nghèo khó và luôn luôn gần gũi người nghèo và người bị gạt ra bên ngoài, là cơ sở khiến ta quan tâm đến sự phát triển toàn diện của các thành viên bị quên lãng nhất của xã hội.
|
NHỮNG CÁI NGHÈO “LẺ MẺ”
Hạ Nhiên
Tôi đã từng có cơ hội “phỏng vấn” một người nước ngoài đến giúp đỡ tại nơi tôi làm việc rằng cô thấy đặc điểm nào đặc trưng nhất của Việt Nam. Cô trả lời: đó là sự buôn bán lẻ mẻ. Từ khi nghe cô trả lời, tôi ám ảnh nhìn lại đất nước tôi. Người ngồi bẹp rìa mép đường, trải tấm bao bố bày bán dăm ba mớ rau, người cắp hông cái nia với vài cái bánh, người quẫy đòn gánh với ít trứng gà, trứng vịt... Tất cả rôm rả, đon đả rao bán chào mời!
|
Cái Bướu Nhà Nghèo
Hạt Nắng
Tiếng bước chân xọp xẹp bên ngoài, từ trong phòng tiểu phẫu, tôi nghe âm thanh rất rõ, bác sĩ đang lên.Tôi trấn an bệnh nhân. Bác sĩ lên đến rồi, bác cứ yên tâm nhé, đừng sợ!...
|
Người Nghèo: Chính Nghĩa Của Hội Thánh (Tập San GHXHCG số 21, tháng 5&6 2016)
Ban Mục Vụ Công Lý và Hoà Bình TGP Sàigòn.
Hiến Chế Tín Lý về Bản Tính của Hội Thánh “Ánh Sáng Muôn Dân” tuyên bố lập trường lựa chọn phục vụ người nghèo như chứng từ thiết yếu cho lòng thủy chung của Hội Thánh đối với Đấng Sáng Lập: Chúa Ki-tô được Chúa Cha sai đến “đem Tin Mừng cho người nghèo…chữa lành người bầm dập tâm can”, “để tìm kiếm và cứu vớt những gì đã mất.” Tương tự như vậy, Hội Thánh âu yếm ôm chầm hết tất cả mọi nạn nhân của kiếp người đau thương và nhận ra hình ảnh của Đấng Sáng Lập nghèo khổ của mình trong những người nghèo và đau khổ. Hội Thánh cố vận dụng hết khả năng để đáp ứng nhu cầu của họ và phục vụ chính Chúa Ki-tô hiện diện trong họ. Vì được khai sinh để tiếp tục sứ mạng của Chúa Ki-tô là phục vụ ơn cứu độ con người, đặc biệt người nghèo và người đau khổ, nên những con người nghèo khổ chẳng những là ưu tiên hàng đầu của hoạt động truyền giáo, mục vụ của Hội Thánh, mà còn là lý do sinh tồn, là chính nghĩa của Hội Thánh nữa. Không giống như các định chế kinh tế và chính trị, vốn sử dụng giai cấp bần cùng và bị áp bức làm tấm bình phong để biện minh cho lý do hiện hữu và che đậy những mưu đồ của chúng—đa phần đã được kinh nghiệm xương máu của lịch sử chứng minh là gian xảo và lừa dối—Hội Thánh lãnh nhận như một sứ vụ, với ủy nhiệm thư từ Chúa Ki-tô, công cuộc phục vụ với lòng yêu thương và kính trọng con người cụ thể, đang sống trong mọi điều kiện kinh tế, văn hóa, tôn giáo và chính trị thuận lợi và khó khăn của một xã hội cụ thể. Hướng đến những người nghèo—do bị giựt mất miếng cơm manh áo; do bị tước bỏ điều kiện học hành; do bị cướp mất quyền làm người—và đau khổ—do không có phương tiện đối đầu với bịnh tật, thiên tai; do không có tiếng nói trước bất công; do không có khả năng tự vệ khi bị đàn áp, bị triệt đường sinh sống—Hội Thánh mạnh mẽ lên tiếng cam kết đứng về phía họ, cùng khóc cười, cùng ước mơ với họ. Không giống như các tổ chức thế tục chỉ coi người nghèo khổ như phương tiện để đạt thành tích, để phô trương quyền lực và xông hương lãnh tụ hoặc xiển dương ý thức hệ, Hội Thánh chỉ đơn giản phục vụ người nghèo khổ như hầu hạ chính Chúa. Xin hân hạnh giới thiệu cùng Quý Độc Giả trong số Tập San nầy những góc nhìn về một Hội Thánh của người nghèo và vì người nghèo, một Hội Thánh dám can đảm lên tiếng cho người nghèo—những người ở thời nào, dưới chế độ nào, cũng luôn chịu bao nhiêu áp bức bất công mà không có được tiếng nói để kêu oan—theo gương Chúa Ki-tô, Đấng đồng sinh đồng tử với người nghèo.
...Xin mở file kèm
|
NỖI LÒNG "NGƯỜI CẦM THƯỚC"
Mẩu Bút Chì
(Trích tập san GHXHCG số 20)
Người làm quan thì cầm cân nảy mực, người làm trọng tài thì cầm còi, người sống nghiệp viết lách mệnh danh là người cầm bút, còn sống nghề "gõ đầu trẻ", nghề giáo chúng tôi, cũng ví von một câu hóm hỉnh cho ra vẻ chữ nghĩa là "người cầm thước". Mà khi nói đến 'thước', người ta thường nghĩ đến “thẳng”, đến “chuẩn mực”, (mặc dù thực tế có nhiều loại thước chỉ dùng để vẽ đường cong!). Liệu rằng, lương tâm của những người sống trong ngành giáo giục ngày nay, trên đất nước Việt Nam này, có còn được thảnh thơi, đơn sơ, hay bị giằng xé, khổ đau trước những thay đổi? Người thầy giáo, cô giáo có còn giữ được phẩm chất/tư cách cao quý xứng đáng với nghiệp "trồng người"?
|
CÁI "NGHIỆP"?
Hạt Nắng
(trích tập san GHXHCG số 20)
Cảm xúc vẫn như nguyên mới khi tôi nhớ đến em – người bệnh nhân HIV đến với phòng khám chúng tôi trong một buổi trưa muộn. Dáng người em dong dỏng cao, hơi gầy, thần sắc nhợt nhạt và mệt mỏi.
|
MĂNG KHÔNG UỐN, UỐN TRE SAO ĐƯỢC
Long Thành
(trích tập san GHXHCG số 20)
Ai cũng biết, muốn uốn cây theo ý mình để có kiểu dáng đẹp, thì phải thực hiện khi cây còn nhỏ, cành còn non; chứ để cây mọc lên to lớn thì khó mà uốn nắn được, nếu cố uốn cây sẽ bị gãy.
|
TÔN TRỌNG PHẨM GIÁ CON CÁI
Thanh Hiền
(Trích tập san GHXHCG số 20)
Tôi giật mình khi nghe những âm thanh “bộp bộp” liên tiếp do người mẹ đánh con. Đứa bé càng khóc, chị càng quát và đánh lên thân mình con. Chịu không nổi, tôi đành phải lên tiếng: - Chị ơi, thôi đừng đánh nữa, chị đâu có quyền đánh con như vậy?
|
Tập San Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo - Số 20 tháng 9&10 2015
Ban Mục Vụ Công Lý & Hòa Bình, TGP Saigon
Tầm quan trọng của việc dạy và học làm người đòi buộc phải đưa công cuộc giáo dục con người vào kế hoạch đường dài thế kỷ: “Bách niên chi kế mạc như thụ nhân—trồng người là kế sách hằng trăm năm.” Biết bao thảm họa xảy ra cho con người khi công cuộc giáo dục bị giản lược thành một khóa huấn luyện kỹ năng ngắn ngày, bỏ qua nhiều nguyên lý quan trọng của tiến trình “làm người vô cùng khó khăn”[ii] để cung cấp vội vã những công cụ phục vụ cho tham vọng kinh tế, chính trị. Tuy nhiên, thời gian chỉ mang tính ước lệ đối với việc hình thành một con người, bởi lẽ giáo dục là một tiến trình liên tục từ khi con người được thụ thai trong lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.
...Xin mở file kèm
|
CON ONG TÌM MẬT...
Mẩu Bút Chì
Để vẽ nên hình ảnh về sự lao động cần cù, chăm chỉ trong trí óc trẻ thơ, người ta thường nói về con ong tìm mật, con kiến tha mồi. Hình ảnh ấy quả thật rất dễ thương, chân thực và đầy thuyết phục, không chỉ đối với trẻ con mà ngay cả đối với người lớn. Thoáng nhìn, có vẻ như các con vật cũng "lao động" hết sức cật lực và nghiêm túc chẳng khác gì con người – thậm chí còn hơn, vì có người mạt sát những kẻ lười biếng “sống không bằng con vật”! Liệu lao động của con người và hoạt động của con vật có gì khác biệt?
|
NHỮNG NGHỀ TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG
Tâm Hiền
Tôi suy đi gẫm lại Giáo huấn Xã hội về lao động, nhất là số 310-322 nói về NHỮNG
ĐIỀU MỚI MẺ: Lao động nay đã thành toàn cầu hóa, công nghệ bây giờ là công nghệ
điện tử “nhanh như chớp”. Nhà máy của một đại công ty có thể được đặt rải rác
khắp hành tinh. Ông chủ ở một nơi, công nhân nhà máy ở nhiều nẻo, điều mà Giáo
huấn Xã hội gọi là "phân mảnh vật lý chu kỳ sản xuất", “phân tán sản xuất”. Giáo huấn Xã hội báo động những thách đố do tác động của toàn cầu hóa trong lao
động, nhất là trên bình diện đạo đức và văn hóa. Việt Nam cũng bị những thách đố lao động. Có những điều tiếng là “mới” nhưng
thuộc loại “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”!
|
VIỆT NAM THẤT THOÁT SỨC DÂN
Long Thành
Lâu nay Việt Nam ta nói nhiều đến khái niệm “chảy máu chất xám”, diễn tả hiện trạng những trí thức mất cơ hội cống hiến cho nước nhà, phải đưa tài trí và tâm huyết đi phục vụ cho các ngành khoa học ở nước ngoài.
|
Tập San Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo - Số 19 tháng 7&8 2015
Ban Mục Vụ Công Lý & Hòa Bình, TGP Saigon
Ngay từ buổi đầu sáng tạo, Thiên Chúa đã muốn con người tham gia vào việc lao động của Người khi ủy thác cho họ công trình khai thác và bảo vệ trái đất này. Rõ ràng không phải Thiên Chúa cần con người cộng tác, bởi lẽ ngay việc sáng tạo muôn loài từ hư vô đối với Người còn là điều quá dễ dàng. Đúng hơn, vì lao động là một thuộc tính quan trọng của nhân vị—chỉ con người mới biết lao động—và là một thành tố trong trọn gói ơn gọi làm người. Lao động chẳng những làm cho con người trở nên nhân bản hơn mà còn giúp nhận diện được con người quả thực đã đuợc sáng tạo giống hình ảnh Thiên Chúa.
...Xin mở file kèm
|
PHÉP MẦU YÊU THƯƠNG
HẠT NẮNG
Trong các cảm xúc của con người, có lẽ tình yêu là cao thượng và quý giá nhất.
Chỉ có tình yêu mới có đủ sự thần kì, huyền diệu để thay đổi con người theo
hướng tích cực. Bởi tình yêu, tự nó đã mang một sứ vụ cao trọng vô vàn mà Thiên
Chúa đã trao đặt sẵn trong lòng người - những đứa con từ tình yêu của Ngài.
|
CÓ THƯƠNG THÌ XIN ĐỢI...
Mẩu Bút Chì
Đợi chờ xem ra chẳng có gì thú vị, chẳng ai mong muốn, bởi chỉ thêm mỏi mệt và lãng phí thời gian, nhất là khi nhịp sống cứ hối hả trôi đi...
|
PHÒNG KHÁM CÔNG GIÁO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Minh Hiền
Tôi mặc áo trắng ngành y đã ba mươi năm, những tưởng chỉ có chống chọi đau đớn. Ai ngờ, có một ngày kia của năm 2010, Bộ Tài nguyên Môi trường gửi cho các cơ sở y tế, trong đó có các phòng khám đa khoa, một thông tư khiến lương tâm Ki-tô hữu của chúng tôi phải suy tư và hành động đáp trả.
|
"HÃY NGỒI XUỐNG ĐÂY…"
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
Có một nhóm anh chị em nhiệt thành đã ngồi lại 5 năm nay để cùng nhau học hỏi
học thuyết này, nhân việc Thư Mục Vụ nhắc đến học thuyết, các bạn muốn mời mọi
người cùng tham gia lớp học sẵn có vào mỗi chiều Chúa Nhật. Ước mong những giờ
ngồi lại bên nhau học hỏi như là những giờ các môn đệ được Chúa gọi lại và dạy
bảo nhiều điều. Các bạn “hãy đến mà xem” lúc 15 giờ, và "hãy ngồi xuống đây",
lầu hai sảnh Giêrađô phía trên Nhà Sách 38 Kỳ Đồng. Rất mong đươc gặp gỡ và chia
sẻ với nhau.
|
Tập San Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo - Số 18 tháng 5&6 2015
Ban Mục Vụ Công Lý & Hòa Bình, TGP Saigon
Nếu Tập San số 17 mang âm hưởng phản ứng của
người dân trước chiến dịch chặt bỏ hàng ngàn cây xanh ở thủ đô và kế hoạch lấp
sông Đồng Nai vào chủ đề “Môi Trường Thiên Nhiên”, thì Tập San số 18, với chủ đề
“Môi Trường Sống Của Con Người”, lại ẩn hiện dáng dấp lời hồi đáp của Hội Đồng
Giám Mục Việt Nam cho bản dự thảo luật tín ngưỡng và tôn giáo vừa xuất hiện đầu
tháng 5/2015. Và trên hết—tất nhiên—những trang viết đang còn ấm tình yêu Đức
Thánh Cha Phan-xi-cô dành cho môi trường.
...Xin mở file kèm
|
Tập San Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo số 17, Tháng 3&4/2015
Ban Công Lý & Hòa Bình TGP. Saigon
Ngày 13
tháng 3, năm 2015 vừa qua được Tổng Giáo Phận Sài Gòn chọn làm “Ngày Ăn Chay,
Cầu Nguyện Cho Việc Bảo Vệ Môi Trường”, với văn thư do Đức Tổng Giám Mục
Phao-lô Bùi Văn Đọc ấn ký.
Phần mở đầu của
bức thư cho biết 2 lý do của “Ngày Giữ Chay—Cầu Nguyện”: một là, để hưởng ứng
quan tâm mục vụ của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nối kết việc bảo vệ môi trường
thiên nhiên với việc bảo vệ cuộc sống con người; hai là, để tham gia vào hoạt
động của “Phong trào Công Giáo Thế Giới Về Khí Hậu.” Phần đề nghị cụ thể chỉ ra
2 việc: thứ nhứt, dành ngày thứ sáu 13 tháng 3 để ăn chay và cầu nguyện cho môi
trường, dành khoản tiết kiệm từ chi tiêu vui chơi, ăn uống để đóng góp vào việc
học tập, cổ động cho công cuộc bảo vệ môi trường; thứ hai, thực hiện một chương
trình tập huấn về gìn giữ môi trường.
Tập San số 17
xin hân hạnh giới thiệu cùng Quý Vị Giáo Huấn Xã Hội của Hội Thánh và suy tư của
các tác giả về môi trường sống của con người, trong mối tương quan với Tình
Thương Vạn Năng của Thiên Chúa Tạo Hóa, Đấng đã ủy thác cho con người nhiệm vụ
canh tác và bảo vệ trái đất nầy.
...Xin mở file kèm
|
Tập San Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo số 16, Tân Xuân Ất Mùi
Ban Công Lý & Hòa Bình TGP. Saigon
Tập San số 16 được hân hạnh kính gởi đến Quý
Vị như món quà xuân khiêm tốn nhưng cháy bỏng khát vọng chào đón một mùa xuân
chân thật, toàn diện và vững bền trong mọi lãnh vực đời sống của nhân loại nói
chung, và của đồng bào Việt Nam thân yêu nói riêng. Để ước mơ nói trên có cơ may
trở thành hiện thực, nỗ lực xây dựng và bảo vệ một môi trường lành mạnh và nhân
bản cho các hoạt động tôn giáo, văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị, là điều
kiện thiết yếu và tiên quyết. Trong bầu khí thánh thiêng của Tân Xuân Ất Mùi,
Ban Biên Tập Tập San Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo chân thành kính chúc Quý Vị một
năm mới dồi dào ơn phước của Thiên Chúa Tình Thương và Bình An.
...Xin mở file kèm
|
Tập San Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo số 15, Giáng Sinh 2014
Ban Công Lý & Hòa Bình TGP. Saigon
Tình yêu
thường được tin tưởng là yếu tố phát sinh nhiều sáng kiến gây kinh ngạc. Quyết
định của Thiên Chúa thiên đô xuống gian trần chưa hết làm ngỡ ngàng thiên thượng
lẫn thiên hạ, thì việc Đấng Tạo Hóa có một gia đình thụ tạo, để vĩnh viễn cùng
con người chia vui sẻ buồn giữa mọi cảnh đời thăng trầm bất tất, quả thực đã
khiến bùng nổ một cơn khủng hoảng lý trí: đây có phải là một thực tại hay chỉ là
một giấc mơ? Nhưng tình yêu còn sở hữu đặc tính mạo hiểm,
vì khi yêu người ta dám liều đi đến cùng trời cuối đất để được xum vầy với người
mình yêu. Thiên Chúa cũng vì yêu
mà đã mạo hiểm từ bỏ cõi trời thiên niên an bình, phước lạc mà xuống chung sống
với con người ở chốn tục lụy miên viễn bất an, khổ đau chất chồng.
...Xin mở file kèm
|
Tập San Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo số 14, tháng 10&11/2014
Ban Công Lý & Hòa Bình TGP. Saigon
Tập san Công Lý Hòa Bình số 14 đến với quý vị
vào lúc vừa kết thúc Công Nghị Giám Mục Toàn Thể Ngoại Thường tại Điện Vatican,
Rô-ma, với chủ đề “Những Thách Đố Đối Với Công Tác Mục Vụ Gia Đình Trong Bối
Cảnh Sứ Vụ Phúc Âm Hóa.” Chưa nói đến khối lượng tài liệu phong phú và quan
trọng của Công Nghị nầy, nhắm chuẩn bị cho Công Nghị Giám Mục Toàn Thể Thông
Thường vào tháng 10 năm 2015, với đề tài “Ơn Gọi Và Sứ Vụ Của Gia Đình Trong Hội
Thánh Và Trong Thế Giới Hiện Đại”, chỉ riêng sự kiện sau đây đã đủ minh chứng
Hội Thánh đặc biệt quan tâm chăm sóc và bảo vệ các giá trị linh thánh của ơn gọi
hôn nhân-gia đình như thế nào: đó là đã có hai Công Nghị—xét về tầm cỡ quy mô và
thẩm quyền đối với lãnh vực đức tin và luân lý trong Hội Thánh cũng không thua
kém một Đại Công Đồng, như Công Đồng Vatican II chẳng hạn—được triệu tập trong
hai năm liên tiếp, cùng tập trung mọi nghiên cứu, phân tích, thảo luận, và sẽ
đưa ra những quyết định giáo thuyết và những quy định thực hành xoay quanh một
chủ đề duy nhứt: Gia Đình.
...Xin mở file kèm
|
THUNG RUỘNG NHỎ
Mẩu Bút Chì
Ruộng Nhỏ là quà tặng kỳ diệu của thiên nhiên giữa vùng đồi núi quê tôi. Phía
Bắc Ruộng Nhỏ là dãy Núi Đất thâm thấp, sẫm một màu cây rừng. Phía Nam là dãy
đồi trài, đất đỏ phì nhiêu, quanh năm bắp, khoai xanh mướt. Đầu phía Tây tập
trung những con suối chảy miết từ trên Núi Chứa Chan đổ về, tưới vào vùng đất
thịt trũng, tạo nên thung ruộng tốt tươi này. Còn cuối phía Tây là hai doi đất
sà sà như hai cánh tay vươn ra từ hai phía Bắc Nam, ôm lấy Ruộng Nhỏ, khép lại ở
con suối róc rách chảy về hướng rừng xa xa... Quê tôi ngày ấy đẹp lắm, trù phú,
no đủ, thơm lành như quả chín.
|
Niềm Ước "thay màu"
Hạt Nắng
Mỗi khi ai đó quan tâm hỏi nhà tôi ở đâu, đường nào, tôi lại thấy xấu hổ, bẽn
lẽn, lí nhí trong miệng: "kênh Nước Đen". Có người vừa nghe xong còn trêu: "À,
thì ra là "hot girl Kênh Nước Đen!". Tuy chỉ là biệt danh gọi đùa, nhưng điều ấy
cũng mang đến cho tôi bao nhiêu suy nghĩ. Chợt nhớ đến câu: "Đức Chúa là Thiên
Chúa lấy đất nặn ra mọi dã thú, mọi chim trời, và dẫn đến với con người, xem con
người gọi chúng là gì: hễ con người gọi mỗi sinh vật là gì, thì tên nó sẽ là thế."(1)
Vậy mà nhà chức trách địa phương nỡ lòng đặt tên cho con đường hai chiều mới làm
trơn láng, chạy dọc theo hai bên con kênh này là đường "Kênh Nước Đen"!
|
THIÊN THẦN CÓ ĐÔI CÁNH GÃY
Mẩu Bút Chì
Em rất thích vẽ. Bạn bè cho rằng em vẽ
khá đẹp, lúc nào trong cặp sách của em cũng có sẵn sàng mấy tờ giấy vẽ và vài
mẩu bút chì. Hình như em rất thích vẽ cảnh gia đình, vẽ ba, vẽ mẹ. Có hôm tôi
thấy em vẽ cảnh đồng quê và đặt tên bức tranh là "Bãi Bồi Quê Ngoại". Quả là nét
vẽ rất già dặn, chỉ độc một màu bút chì, nhưng lúc thưa lúc nhặt, lúc đậm lúc mờ
rất có hồn. Nhìn vào là đọc được ngay hình ảnh một người mẹ đang ngồi trên bờ cỏ,
mặt cười rạng rỡ nhìn theo dáng hai bố con vừa chạy vừa thả diều. Tôi vui buột
miệng hỏi: "Con vẽ gia đình mình hả?" Em nhoẻn miệng cười, khẽ “dạ”. Tôi ngỡ em
sẽ cười rất tươi và tự hào lắm. Thế nhưng cái nhoẻn miệng thật buồn ấy vụt tắt.
|
GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI VỀ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ QUỐC GIA
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Nhân đọc cuốn sách của Giáo sư Anthony Esolen nhan đề
“Tái
xác định Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo: Bảo Vệ những Giáo Huấn đích thực của Giáo
Hội về Hôn Nhân, Gia Đình và Quốc Gia”
do Sophia Institue Press xuất bản năm 2014, đề cập đến những vấn đề căn bản như
Thiên Chúa, Bàn Tinh con người và Xã Hội, người viết xin được lược thuật những
điều căn bản ấy theo như Esolen cắt nghĩa. Vì giáo huấn Công Giáo về xã hội thường bị diễn nghĩa sai lầm, nên giáo sư
Esolen đã phải coi lại rồi suy tư dựa trên những nguyên tắc đầu tiên của Giáo
Hội qua những bản văn của Giáo Hoàng Leo XIII.
|
Tập San Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo - Số 13 - Tháng 3&4/2014
Ban Công Lý & Hòa Bình TGP. Saigon
Đứng trước những thách đố đầy khó khăn cho đời sống gia đình hiện nay, các gia đình Công giáo sẽ kín múc từ đâu sức mạnh để vượt qua và xây dựng đựơc hạnh phúc gia đình? Chính Tin Mừng và sự hướng dẫn thực thi Tin Mừng từ Giáo huấn của Hội Thánh sẽ giúp các gia đình định được hướng đi đúng và tìm ra giải pháp.
...Xin mở file kèm
|
Các thách đố mục vụ gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng, các vấn đề đặt ra cho cả Giáo Hội cùng giải quyết
Augustinô Đan Quang Tâm
Chúng ta đều biết Đức Thánh Cha Phanxicô công bố triệu tập Đại hội chung ngoại thường lần thứ ba của Thượng Hội đồng Giám mục tại Roma từ ngày 5 đến ngày 19 tháng 10 năm 2014, về chủ đề “Các thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh của công cuộc loan báo Tin Mừng” (Thượng Hội đồng 2014). Khởi đi từ cuộc họp các Giám mục Châu Mỹ La tinh tại Medellin và Puebla, các nghị phụ thường sử dụng phương pháp “cây nhà lá vườn” Xem – Xét – Làm của Hội Thánh để bàn thảo, làm việc với nhau cũng như và soạn thảo văn kiện của Thượng hội đồng. Phương pháp này được đề xuất bởi vị Hồng y Cardjin người Bỉ, người sáng lập Phong trào Thanh Lao Công.Dưới đây, sau khi tìm hiểu về phương pháp Xem - Xét - Làm, ta sẽ xem Thượng Hội đồng 2014 đã áp dụng phương pháp này như thế nào trong soạn thảo Tài liệu Chuẩn bị.
...Xin mở file kèm
|
Magnificat, Hiến chương Học thuyết Xã hội
Augustinô Đan Quang Tâm
QuyểnTóm lược Học thuyết Xã hội của Hội Thánh, phát hành năm 2004, chỉ có một lần duy nhất nhắc đến Đức Maria ở đoạn 59 (trong tổng số 583 đoạn của sách) dưới tiêu đề: Đức Maria và lời “xin vâng” trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa.
|
Tập San Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo - Số 12 - Tháng 1&2/2014
Ban Công Lý & Hòa Bình TGP. Saigon
Trên tay mọi người là tập san số 12 phổ biến Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo của ban Mục Vụ Công Lý Và Hoà Bình Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Tập san này trình bày giá trị quan trọng nhất trong các giá trị của Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo, giá trị Tình yêu, giá trị nền tảng của mọi giá trị để xây dựng con người và xã hội. Với 12 số tập san đã ra, bằng tất cả thiện chí, khả năng cùng với sự cộng tác nhiệt tình quảng đại của quý Cha, quý Tu sĩ và anh chị em tham gia viết bài, tập san đã cơ bản gửi đến quý độc giả một cái nhìn tổng quan về Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo, đặc biệt là các nguyên tắc và các giá trị của Giáo huấn này.
...Xin mở file kèm
|
Giáo hội phải gắn kết với quảng đại quần chúng
Emmanuel Đinh Quang Bàn
Hình Vương cung thánh đường Santa Maria tại Trastevere thuộc thành phố Rô-ma, Ý, là nhà thờ hiệu tòa Rôma của Hồng y James Gibbons, Tổng giám mục Baltimore từ 1877 - 1921
|
Caritas in Veritate: Thông điệp thời danh, người đọc vắng tanh
Đăng Đan
Thông điệp Caritas in Veritate(Tình Yêu trong Sự Thật) ra đời hơn 4 năm nhưng hỏi bạn, hỏi nhóm Giáo Huấn,hỏi bác sĩ Công giáo, hỏi bà bán rau Công giáo, hỏi nhà tu Công giáo, hỏi người thiện chí đã đọc chưa. Đa số lên tới không dưới 90% LẮC ĐẦU: Chưa đọc.
|
TÍNH TRUNG TÂM CỦA GIA ĐÌNH
Augustinô Đan Quang Tâm
(dịch)
Nền tảng của mọi xã hội là gia đình. Gia đình là “tế bào nguyên thủy của đời sống xã hội” (GLHTCG, 2207) và dẫn nhập ta đi vào đời sống xã hội. Nếu các quyền của các gia đình không được bảo vệ, thì chúng ta không thể nào có được một xã hội công bằng. Bản thân mỗi gia đình có vững mạnh thì xã hội mới vững mạnh.
|
15 Điểm Tóm lược Thông điệp Lumen Fidei
Emmanuel Đinh Quang Bàn
(dịch)
Tôi vừa mới đọc xong Thông điệp mới của Đức Thánh cha Lumen fidei (tiếng La tinh nghĩa là “Ánh sáng Đức Tin”, được công bố hôm nay (ngày 5 tháng 7) mặc dù thông điệp được ban hành vào ngày lễ Thánh Phêrô và Phaolô ngày 29 tháng 6 năm 2013. Phản ứng đầu tiên của tôi: Tôi yêu thông điệp!
|
ĐÁM CƯỚI DỰ ĐƯỢC THÌ ĐI, ĐÁM TANG KHÔNG ĐI KHÔNG ĐƯỢC
Emmanuel Đinh Quang Bàn
(dịch)
Lời người dịch: Trong Chương 11 của Quyển Thuật Lãnh Đạo của mình, Giuliani thuật lại việc áp dụng một nguyên tắc mà ông đã được học từ người cha và thực hành ngay từ nhỏ: hôn lễ tùy hỷ, tang lễ bắt buộc tham dự
|
KIM CHỈ NAM CỦA TÍN HỮU GIÁO DÂN
Augustinô Đan Quang Tâm
Người tín hữu giáo dân sống giữa trần thế. Họ có khả năng chuyên môn trong những công việc trần thế. Hoạt động của họ ở giữa trần thế. Họ đi giữa trần thế. Giáo Hội, là Mẹ và là Thày, có trang bị thứ kim chỉ nam nào để họ hoạt động không?
|
|