|
|
Bài Viết Của Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
|
CHÂN DUNG THÁNH ROBERTO BELLARMINO: HÃY NGƯỚC MẮT LÊN CHÚA, NƠI NGƯỜI BẠN SẼ GẶP ĐƯỢC KHUÔN MẨU CỦA MỌI TẠO VẬT.
Thánh Roberto Bellarmino, mà tôi muốn được nói với Anh Chị Em hôm nay, nhắc lại cho chúng ta nhớ đến thời gian của cuộc phân cách đau đớn Ki Tô giáo ở Tây Phương, khi một cơn khủng hoảng chính trị và tôn giáo trầm trọng đã tạo nên sự tách biệt của nguyên cả nhiều Quốc Gia xa lià khỏi Toà Thánh. |
|
VAI TRÒ ĐẶC THÙ NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG GIÁO HỘI VÀ GIỮA TRẦN THẾ ( 3 )
Người tín hữu giáo dân - không tùy thuộc vào hàng giáo phẩm trong đời sống trần thế của mình, - cũng không phải trả lời cho hàng giáo phẩm về các động tác dân sự và chức nghiệp của mình, mà họ hành động tự mình hay cùng chung với những người khác. Chúng ta đừng quên rằng đồ án của Chúa Ki Tô đối với thế giới có thể được áp dụng thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau. |
|
... VẬY MÀ VUA SALOMON VINH QUANG TỘT BẬC, CŨNG KHÔNG MẶC ÁO ĐẸP BẰNG MỘT BÔNG HOA ẤY.
Ngay trong hai luân đề phản biện cuối cùng mà Chúa Giêsu đã thốt lên, cho thấy tính cách hạn hẹp thiếu sót của sách Torah về tình yêu thương đối với người thân cận, Thánh Matthêu lập lại lời Chúa Giêsu bằng cách nêu lên hai lần diện mạo của " Cha anh em, Đấng ngự trên trời " ( Mt 5, 43-48), - " cho mặt trời mọc lên, soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt và cho mưa xuống trên người công chính cũng như trên những kẻ bất lương " ( Mt 5, 45). |
|
Vai trò Đặc thù của NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG GIÁO HỘI VÀ GIỮA TRẦN THẾ (2).
Công Đồng Vatican II tuyên bố bằng những từ ngữ cao qúy và long trọng bổn phận nầy của người tín hữu giáo dân: đó là bổn phận thiết lập Nước Chúa Ki Tô giữa trần thế: - " Thật vậy, Chúa cũng muốn mở rộng vương quốc của Người nhờ các tín hữu giáo dân, vương quốc của chân lý và sự sống, vương quốc thánh thiện và ân sủng, vương quốc công chính, tình yêu và hoà bình. Và trong vương quốc nầy, chính tạo vật cũng được giải thoát khỏi ách nô lệ của hư mất, để tham dự vào tự do huy hoàng của con cái Thiên Chúa " ( cfr. Rom 8, 21). |
|
CHÂN DUNG THÁNH GIOAN THÁNH GIÁ: TẤT CẢ TẠO VẬT CHÚA DỰNG NÊN ĐỀU TỐT ĐẸP, TRONG ĐÓ CHÚNG TA CÓ THỂ KHÁM PHÁ RA ĐƯỢC DẤU VẾT CỦA CHÍNH NGƯỜI ĐỂ LẠI.
Hai tuần qua, tôi đã trình bày chân dung của vị nữ bí nhiệm cao cả người Tây Nan Nha, Thánh Nữ Teresa của Chúa Giêsu ( Teresa d'Avila ). Hôm nay, tôi muốn được nói đến một Vị Thánh quan trọng khác của miền đất đó, thân hữu thiêng liêng của Thánh Nữ Teresa, cùng với Thánh Nữ, là người đứng ra canh tân gia đình tu sĩ Carmelitano: đó là Thánh Gioan Thánh Giá, được Đức Thánh Cha Pio XI tuyên dương Tiến Sĩ Giáo Hội năm 1926, và được gọi đặc danh theo truyền thống là " Doctor mysticus " (Tiến Sĩ đời sống siêu nhiệm) |
|
VAI TRÒ ĐẶC THÙ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG GIÁO HỘI VÀ GIỮA TRẦN THẾ (1).
Bằng việc làm của mình, việc làm tay chân hay trí óc, người tín hữu giáo dân thánh hoá thế giới, làm cho thế giới trở nên hoàn hảo hơn, thánh thiện hơn, tốt lành hơn theo đồ án của Chúa, khi Chúa dựng nên và đăt tổ phụ chúng ta trong vườn địa đàng: - " Chúa là Thiên Chúa đem con người vào vườn Eden, để trồng trọt và canh giữ đất đai " ( Gen 2, 15). |
|
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ VÀ CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG KẺ NGƯƠC ĐÃI ANH EM
Lời dạy bảo đối ngược thứ 5 và thứ 6 của Bài Giảng Trên Núi ( hay Tám Mối Phước Thật ) nói lên thái độ phải có đối với người khác. Trong lời giảng dạy được xếp đặt " theo hệ thống có chương trình " của Chúa Giêsu, theo Phúc Âm Thánh Luca là một trang liên tuởng song song với chương huấn dạy của Thánh Matthêu, nói lên căn tính mới mẻ của Ki Tô giáo ( Lc 6, 27-36). |
|
CĂN TÍNH NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG CÔNG ĐỒNG VATICAN II ( 2 )
Cần mạnh dạn xác định rằng, trong cộng đồng Giáo Hội, tất cả không trừ ai, đều có liên hệ đến cả hai lãnh vực. Nhưng là liên hệ theo phương thức khác nhau, tùy theo ơn gọi của mỗi người, của mỗi hạng người. |
|
CHÂN DUNG THÁNH PIETRO CANISIO: MỖI NGÀY CẦN PHẢI CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT ĐỂ CHÚ TÂM TRƯỚC CHÚA, LẰNG NGHE VÀ NÓI VỚI NGƯỜI.
Hôm nay tôi muốn được nói đến Thánh Pietro Kanis, ( Phêrô Kanis), Kanis được La Tinh hoá thành Canisio, là tên họ của ngài, một khuôn mặt rất quan trọng của nền Công Giáo thế kỷ 15. |
|
HÃY ĐI LÀM HÒA VỚI NGƯỜI ANH EM ẤY TRƯỚC ĐÃ, RỒI HÃY TRỞ LẠI DÂNG LỄ VẬT CỦA MÌNH
Các nhà Thánh Kinh học giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa sâu sắc hơn đoạn Phúc Âm hôm nay của Thánh Matthêu, bằng cách cho biết Chúa Giêsu dựa vào những gì Lề Luật Moisen đã dạy trước đó, để đưa ra những biện luận mới mẻ hơn, đôi khi phản biện lại những thiếu sót mà Lề Luật đã đưa ra, bằng câu nói: - " Anh em đã nghe Luật dạy rằng..., còn Thầy ..." ( Mt 5, 21. 27. 31. 33). |
|
CĂN TÍNH NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG CÔNG ĐỒNG VATICAN II (1)
Có chăng, thái độ xứng đáng phải có là: - thẳng thắn chống lại những sai trái tha hoá và đê tiện hoá phẩm giá con người - và sẵn sàng cộng tác với những ai thành tâm thiện chí theo lẽ phải hành đông mưu cầu công ích, tạo cho con người môi trường sống xã hội hợp với đia vị con người của mình. |
|
CHÂN DUNG THÁNH NỮ TERESA D'AVILA: CẦU NGUYỆN LÀ THƯỜNG XUYÊN TIẾP XÚC THÂN HỮU TRỰC DIỆN VỚI ĐẤNG MÀ MÌNH BIẾT YÊU THƯƠNG MÌNH.
Hôm nay tôi muốn được khởi đầu một chuổi ngắn các buổi gặp gỡ để hoàn tất trình bày các Tiến Sĩ Giáo Hội. Và tôi khởi đầu với một vị Thánh Nữ tiêu biểu cho một trong các vị ở vào vị trí thượng đỉnh đời sống thiêng liêng của mọi thời đại: đó là Thánh Nữ Teresa d'Avila ( còn gọi là Thánh Nữ Teresa của Chúa Giêsu). |
|
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TỪ SAU CÔNG ĐỒNG VATICAN II ĐẾN CHÚNG TA ( phần 3 - hết )
Đức Gioan Phaolồ II trong Di Chúc Thiêng Liêng của ngài đã nói rằng ngài để lại cho đấng kế vị mình: - cùng chung với tay lái con thuyền Thánh Phêrô - cả kim địa bàn mà ngài đã dùng trong triều đại giáo hoàng lâu dài của ngài: đó là thực hiện Công Đồng Vatican II ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Testamento, in Acta Apostolicae sedis Commentarium Officiale, vol. XCVII. Supplementum, 17.04. 2005, Typis Vaticanis, 2005, p. 479). |
|
MUỐI VÀ ÁNH SÁNG THẾ GIAN
Đoạn Phúc Âm hôm nay ( Mt 5,13-16), là đoạn Phúc Âm xác quyết rất rõ ràng vai trò của người môn đệ Chúa Giêsu, được đặt một cách có ý nghĩa, liền sau phần Phúc Âm đề cập đến Tám Mối Phước Thật ( Mt 5, 1-12), chúng ta đã có dịp suy niệm Chúa Nhật tuần trước. Người môn đệ là kẻ được chúc phước, nếu họ biết sống và thể hiện được vai trò môn đệ của mình. |
|
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TỪ SAU CÔNG ĐỒNG VATICAN II ĐẾN CHÚNG TA ( 2 ).
Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II: Ngài là vị Giáo Hoàng thứ 3 có triều đại lâu nhứt trong lịch sử Giáo Hội, sau Thánh Phêrô, mà theo tục truyền là Vị cai quản Giáo Hội suốt 35 năm, kế đến là Đức Pio IX, làm Giáo Hoàng suốt 31 năm. Nhờ vào triều đại lâu dài nầy, mà Đức Gioan Phaolồ II đã vượt trên tất cả các Đấng khác về nhiều phương diện: |
|
CHÂN DUNG THÁNH NỮ JEANNE D'ARC: CHÚA CỦA CHÚNG TA ĐƯỢC PHỤC VỤ TRƯỚC TIÊN.
Hôm nay tôi muốn được nói với Anh Chị Em về Thánh Nữ Jeanne d'Arc, một Nữ Thánh trẻ vào cuối Thời Trung Cổ, chết năm 19 tuổi, năm 1431. Vị Thánh Nữ người Pháp nầy, được nhiều lần kể đến trong " Catechismo della Chiesa Cattolica " ( sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo), đặc biệt gần gũi với Thánh Nữ Caterina di Siena, nữ quan thầy của Ý Quốc và của Âu Châu, mà tôi đề cập đến trong một buổi giáo lý gần đây, Thật vậy, cả hai đều là hai thiếu nữ thường dân, nữ tín hữu giáo dân và hiến mình gìn giư đức trinh khiết, cả hai đều chăm lo sống đời sống bí nhiệm ( mistica), không sống trong tu viện, mà giữa những thực trạng bi đát của Giáo Hội và của thế giới lúc đó. |
|
PHƯỚC CHO AI CÓ TÂM HỒN KHÓ NGHÈO, VÌ NƯỚC TRỜI LÀ CỦA HỌ.
Trong tình trạng xã hội, chính trị nào lúc đó dân chúng đang sống, khiến cho họ khi nghe được có Chúa Giêsu, vị ngôn sứ Nazareth đến rao giảng trên miền đất của họ, " đám đông " đoàn lủ dân chúng liền nức lòng chạy đến để nghe Người . Hiểu biết được bối cảnh lịch sử lịch đó, chúng ta có thể biết được lời giảng dạy của Chúa Giêsu không phải là lý thuyết trên mây trên gió, mà có liên hệ đến cuộc sống thực tế của những ai đang quây quần bên Người để lắng nghe. |
|
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG GIÁO HỘI VÀ GIỮA TRẦN THẾ (2)
Như vậy về phương diện căn tính và bản thể, người tín hữu giáo dân sống trên cùng một địa vị như mọi người tín hữu Chúa Ki Tô khác. Nhưng họ khác với hàng giáo phẩm và các tu sĩ theo phương thức nào? Công Đồng Vatican II đã chỉ phương thức đó trong đặc tính trần thế của họ ( Lumen Gentium, 31). Nhìn thoáng qua là một xác nhận khá đơn sơ, người tín hữu giáo dân không phải là lình mục, không phải là tu sĩ, mà là người sống giữa đời. |
|
TUẦN LỄ CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHỨT CÁC TÍN HỮU CHÚA KI TÔ: Ở ĐÂU CÓ HAI HAY BA NGƯỜI HỢP NHAU NHÂN DANH THẦY, THÌ CÓ THẦY Ở ĐÓ, GIỮA HỌ.
Chúng ta đang cử hành Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hiệp Nhứt Các Tín Hữu Chúa Ki Tô, trong đó tất cả các tín hữu Chúa Ki Tô đều được mời gọi hiệp nhứt với nhau trong lời cầu nguyện, để nhân chứng cho thế giới mối liên hệ sâu đậm giữa họ và để cầu xin ơn được thông hiệp hoàn hảo. Đây là một điều Chúa Quan Phòng bởi lý do là, trên con đường kiến tạo sự hiệp nhứt, cầu nguyện được đặt vào trung tâm điểm. Điều đó nhắc cho chúng ta một lần nữa rằng sự hiệp nhứt không thể được kiến tạo nên đơn thuần do động tác của con người. Sự hiệp nhứt trước tiên là một ơn của Chúa, gồm ở việc lớn lên trong mối thông hiệp với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần |
|
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG GIÁO HỘI VÀ GIỮA TRẦN THẾ ( 1 )
Công Đồng Vatican II đã dành một sự chú ý đặc biệt đối với thực thể người tín hữu giáo dân. Chương IV của Hiến Chế Lumen Gentium trình bày văn bản đầu tiên trong cả lịch sử Giáo Hội về căn tính ( identité ) và phận vụ của người tín hữu giáo dân. Trong bản văn vừa kể của chương IV, một cách đặc biệt, có hai yếu tố liên quan đến người tín hữu giáo dân trong sứ mạng của mình. Đó là |
|
[1]
11
12
13
14
15
16 17
18
19
20 [17/20] |
|