Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TỪ SAU CÔNG ĐỒNG VATICAN II ĐẾN CHÚNG TA ( 2 ).

 Xin đọc phần 1 tại đây:

http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=84&ia=8184

NGUYỄN HỌC TẬP

II - Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II.

Rất khó mà chuẩn định được chính xác về Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II. Chân dung cao cả  của ngài và triều đại lâu dài, nhiều thay đổi khác nhau và đầy động tác cần phải có một thời gian dài nhiều năm nữa mới có thể có được một cái nhìn đối với tất cả mọi phương diện.

Chỉ cần nhớ lại những gì tất cả đều nhắc nhớ đến lúc ngài mất đi.

Ngài là vị Giáo Hoàng thứ 3 có triều đại lâu nhứt trong lịch sử Giáo Hội, sau Thánh Phêrô, mà theo tục truyền là Vị cai quản Giáo Hội suốt 35 năm, kế đến là Đức Pio IX, làm Giáo Hoàng suốt 31 năm.

Nhờ vào triều đại lâu dài nầy, mà Đức Gioan Phaolồ II đã vượt trên tất cả các Đấng khác về nhiều phương diện:

   - các chuyến công du mục vụ,

   - các bài diễn văn đã được tuyên bố,

   - các vụ phong chân phước và phong thánh,

   - các thông điệp và các tài liệu được viết ra,

   - các buổi yết kiến chung và riêng tư,

   - các cuộc gặp gỡ và cử hành về đủ mọi phương diện ( ai trong chúng ta cũng còn nhớ Đại Năm Thánh 2000).

   a) Nhưng công đức đích thực của Đức Gioan Phaolồ II còn là một cái gì khác nữa: ngài là vị Thuyền Trưởng đã hướng dẫn Giáo Hội " ra khơi " trong cuộc hãi trình từ ngàn năm thứ hai sang ngàn năm thứ ba, như Đức Hồng Y Wyszynski đã tiên đoán khi ngài được tuyển chọn.

Đức Gioan Phaolồ II là vị Thuyền Trưởng đã hướng dẫn Giáo Hội từ Công Đồng Vatican II đến thời hậu Công Đồng nhứt là trên phương diện thần học: Ngài đã nhận lấy sứ mạng khó khăn dìu dắt Giáo Hội và nhân loại trong thời gian chuyển đổi từ ngàn năm thứ hai đến ngàn năm thứ ba, nhứt là trên lãnh vực lịch sử.

Thật vậy, Đức Gioan Phaolồ II đã lãnh nhận một thế giới và một Giáo Hội, mà sau triều đại giáo hoàng của ngài, không còn như trước nữa, mà đã thay đổi sâu đậm.

Ngài đã cùng bước đi với thế giới và Giáo Hội trong thời gian chuyển tiếp.

Năm 1978, thế giới đã bị rách nát và chia rẻ, bị phân đôi bởi hai " hành lang sắt " ( cortina di ferro ). Hoà bình được dựa trên mức cân bằng mỏng dòn và đầy doạ nạt của các hoả tiển với đầu đạn nguyên tử, phía bên nầy chỉa về phía bên kia. Chủ nghĩa cộng sản đang ngự trị trên phần lớn nhân loại lúc đó. Tiến trình loại bỏ Ki Tô giáo và cơn khủng hoảng về các giá trị đang lan tràn ngay cả ở những Quốc Gia Tây Phương được Phúc Âm hoá nhứt. 

Cơn khủng hoảng thế giới đó có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống trong nội bộ của Giáo Hội. Bởi đó Giáo Hội được mời gọi phải quay trở về với giá trị nội tại của chính mình, một cuộc quy hường trở lại không phải dễ dàng, không phải vượt những chướng ngại khó khăn, nhứt là phải bỏ đi những đặc ân và được kính trọng trong thời gian " Ki Tô giáo toàn diện " của thời Công Đồng Trento, để áp dụng những chỉ thị canh tân được Công Đồng Vatican II khởi xướng.

Con thuyền Giáo Hội đang phải trải qua lúc đó, dưới triều đại của Đức Gioan Phaolồ II,

   - những phong trào chống đối Giáo Hội, không những từ bên ngoài, mà còn ngay cả trong nội bộ;

   - các tín hữu không còn mấy tha thiết đi nhà thờ, đi lễ;

   - ơn kêu gọi linh mục cũng bị giảm xuống rõ rệt. 

   b) Đức Gioan Phaolồ II vác lấy Thánh Giá triều đại giáo hoàng của mình, khởi sự lập tức bằng những chuyến công du mục vụ. Ngay lúc đầu, có lẽ chính bản thân ngài cũng không thể tưởng tượng nỗi minh có thể hoàn thành đến 104 chuyến công du, viếng thăm 129 Quốc Gia và tiếp xúc với 703 các nhà lãnh đạo Quốc Gia.

Đức tin không lay chuyển là mình đang thực hiện sứ mạng của đấng thế vị Thánh Phêrô và là người rao giảng Phúc Âm, tình yêu thương nhiệt thành đối với Chúa Ki Tô và đối với con người, là nền tảng việc dấn thân mục vụ của ngài.

Điều đó giải thích được tại sao ngay từ ngày khởi đầu của triều đại giáo hoàng ngài đã luôn luôn bênh vực

   - con người trong tất cả tiến trình của cuộc sống,

   - gia đình,

   - tuổi trẻ,

   - các quyền bất khả xâm  phạm của con người và nền hoà bình, nhờ đó con người có thể có được một cuộc sống xứng đáng với phẩm giá nhân loại của mình.

Để thực hiện các mục đích vừa kể Đức Gioan Phaolồ II đã khuyến khích đối thoại giữa các nền văn hoá và giữa các tôn giáo với nhau, ở bất cứ phần đất nào trên thế giới, cũng nhờ vào việc ngài biết dùng một cách sáng suốt các phương tiện truyền thông đặc biệt, mà ngài tỏ ra là bậc thầy đáng cho mọi người chúng ta bắt chước.

Điều ai cũng lấy làm lạ là sứ mạng bênh vục con người vừa kể của Đức Gioan Phaolồ II ngay từ lúc đầu đã được đánh giá và ngưỡng mộ ngay cả đối với những thành phần của lãnh vực " thế giới ngoại đạo " ( mondo laico), mà họ đã thố lộ với Cha Bartolomeo Sorge S.J., khi có dịp giao tiếp để làm việc với bán nguyện san của các cha Dòng Tên, " LA CIVILTÀ CATTOLICA " ( mà Cha B. Sorge là Giám Đốc lúc đó ).

Và đây là một ví dụ cách đánh giá cao cả của vị Tổng Thống Cộng Hoà Ý Quốc lúc đó ( năm 1979), trong một bửa cơm thân mật, mà Tổng Thống kính mời Đức Giáo Hoàng tham dự ( Tổng Thống Cộng Hoà Bertini Sandro là người thuộc đảng thiên tả vô thần).

Trong lúc hai vị đang hàn huyên thân mật, thì Tổng Thống Bertini cho biết:

   - " Tôi là người vô tôn giáo, nhưng nếu có Chúa, tôi không cách xa Người bao nhiêu ".

Kế đến ông kể cho Đức Gioan Phaolồ II biết lòng đạo đức sâu xa của mẹ ông. Và ông tiếp theo:

   - " Mỗi sáng tôi tự xét lương tâm mình. Khi tôi thức dậy, tôi tự hỏi mình : " Sandro, mầy phải xin lỗi ai hôm nay ? ". Và rồi tôi lấy giấy bút và viết lên...".

Và rồi vị Tổng Thống  Bertini Sandro còn nói cho Cha Bartolomeo Sorge biết:

   - " Điều mà tôi cảm nhận được nhứt, đó là Đức Giáo Hoàng không hề tìm cách khuyên tôi trở lại đạo. Tôi nghĩ không biết ngài nghĩ sao về tôi, tôi nghĩ trong bụng như vậy... ".

Và kế đến vị Tổng Thống còn tiếp theo:

   - " Thưa Đức Thánh Cha, tôi luôn luôn nghe theo tiếng nói lương tâm của tôi ".

   - " Và Đức Gioan Phaolồ II tỏ ra tình thân thiện ôm lấy tôi và nói với tôi : " Tốt, tốt lắm ! Hãy theo tiếng nói lương tâm của mình, bởi vì luơng tâm là Đấng Tối Cao ".

   - " Cha biết không, thưa Cha, vị Tổng Thống kể tiếp với Cha Bartolomeo Sorge bằng cách nhìn thẳng vào đôi mắt Cha: " Biết bao nhiêu lần tôi đã suy niệm về những lời nói vừa kể của Đức Thánh Cha " ( Bartolomeo sorge, La Traversata, Mondadori, 2010, 99).  

   c) Ấn tượng mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II đã tạo ra nơi " một người ngoại đạo " như Tổng Thống Sandro Bertini vừa kể, biết bao nhiêu lần ngài cũng đả tạo nên nơi bao nhiêu người khác, không những trong những cuộc gặp gỡ riêng tư, mà cả những cuộc gặp công cộng, khi ngài nói trước công chúng.

Bởi đó hôm nay, giữa những " học gia không có đạo" cũng cho rằng phần lớn nhờ vào sức hấp dẫn của con người và sức chuyên cần của Đức Gioan Phaolồ II mà

   - Phúc Âm được loan báo khắp thế giới,

   - chủ nghĩa cộng sản bi triệt hạ và tự do tôn giáo được thiết lập lại trên nhiều Quốc Gia,

   - tinh thần tôn giáo được đánh thức dậy trong các Quốc Gia cộng sản và duy vật,

   - Giáo Hội có được một thời điểm chấn hưng và phát triển trở lại, mặc cho còn một vài yếu tố vẫn còn dai dẵng,

   - cuộc đối thoại hiệp nhứt Ki Tô giáo và liên tôn đã có được những bước tiến triển khả quan.

Nói tóm lại, sau thời Đức Gioan Phaolồ II, mối tương quan giữa Giáo Hội và thế giới chắc chắn không còn ở tình trạng ba mươi năm trước nữa.  

Tuy vậy, không phải những gì sáng chói đều là vàng son. Làm sao chúng ta không thấy được chủ nghĩa vô thần đã ra đi, nhường chổ lại

   - cho chủ nghĩa tôn giáo dững dưng ( indifferentismo religioso ),

   - cho tình trạng trống rổng các giá trị và cho chủ thuyết " tân ngoại giáo " ( neopaganismo ) của phái " thời đại mới " ( new-age ) cũng nguy hiểm cho đức tin không kém?

Ai trong chúng ta cũng còn nhớ có đến gần 7 triệu người đến tham dự lễ an táng của Đức Gioan Phaolồ II ở Roma.

Nhưng khối dân chúng đó cũng chưa đủ để chống trả lại nền luân lý đang " trôi giạt lơ lửng đó đây " của ngàn năm thứ ba?

   d) Bởi đó, nếu triều đại lâu dài của Đức Gioan Phaolồ II đã cho phép ngài hoàn tất nhiều dự án canh tân mà Công Đồng Vatican II đã nêu lên và chưa được Đức Phaolồ VI thực hiện hoàn hảo, chúng ta phải nhìn nhận rằng ngoài những thành quả đã đạt được Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II, chết đi, còn để lại cho đấng kế vị ngài nhiều vấn đề trầm trọng hiện còn mở ngõ.

   - Về tình hình thế giới, mặc cho những gắng sức phi thường của Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II chống lại mọi hình thức bạo lực, hoà bình vẫn còn là mục đích xa xôi.

Nhiều người có ảo tưởng rằng sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản có thể xảy ra không có gì phải chấn động, đụng chạm.

Đúng, đã không xảy ra qua cuộc thế chiến III. 

Tuy nhiên, ngoài ra những cuộc đụng chạm bùng nổ trên các cựu thuộc địa của Liên Bang Sô Viết ( Caucaso, Romania, Nam Tư), còn có những cuộc chiến bùng nổ thảm khóc ở Afghanistan và Iraq, mà hiện nay chúng ta chưa có được một viễn tượng nào có thể kết thúc.

Kế đến sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, thì bộc phát các cuộc tấn công của quân khủng bố đó đây trên thế giới, mà ai trong chúng ta cũng nhớ đến vụ tấn công man rợ vào Hai Tháp Sinh Đôi ở New york ngày 11.09.2001 hay cuộc thảm sát ở Madrid ngày 11.03.2004.

Để thoát ra khỏi cơn lốc khủng khiếp đó đang còn hiện nay, Đức Gioan Phaolồ II đã nhấn mạnh đến việc con người ngoài ra phải trở lại

   - nhìn nhận quyền thượng đẳng của Thiên Chúa và của lương tâm luân lý,

   - cũng như việc tôn trọng công pháp quốc tế và điều cần thiết ưu tiên là giải quyết được mối tranh chấp Do Thái - Palestina đang làm đổ máu tại Thánh Địa.

Nếu trước tiên không dập tắt được đống lửa đó - ngài lập đi lập lại nhiều lần - không có hoà bình ở Giêrusalem và cũng sẽ không có hoa bình trên thế giới.  

Nhân loại đang trong tiến trình toàn cầu hóa kinh tế và văn hoá, nhưng chưa tìm được tình trạng cân bằng mới, sau mối cân bằng bấp bênh giữa Mỹ và Nga kéo dài được 50 năm. 

Chắc chắn sự thăng bằng ổn định mới không phải là thăng bằng đơn cực mà Hoa kỳ muốn áp đặt lên thế giới, bởi hiện trạng vì là cường quốc duy nhứt còn sót lại.

Hiện nay không có Quốc Gia nào, dầu giàu mạnh đến đâu cũng vậy, có thể tự mình giải quyết được hết các vấn đề đang và sẽ xảy đến. Đó là những vấn đế có tính cách toàn cầu:

   - vấn đề an sinh môi trường,

   - bảo vệ sức khỏe,

   - chống lại bè đảng lưu manh, tội phạm có tổ chức,

   - chống lại nha phiến lan tràn,

   - chống lại sự nghèo đói Miền Nam địa cầu,

   - thiết lập hoà bình.

Hoặc là chúng ta cùng nhau dấn thân thực hiện hay chúng ta sẽ bị ngã đổ, tiệu diệt tất cả.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II đã dùng hết nghị lực của mình để mong làm nảy sinh được một thế giới huynh đệ và công chính, luôn luôn hiện diện trước mắt ngài các thảm trạng của các xứ nghèo khổ của Thế Giới Đệ Tam. Bởi đó ngài lập đi lập lại không ngừng nghỉ:

   - " Cần phải toàn cầu hoá tình liên đới hổ tương ".

Ngài nhấn mạnh điều đó để lên án " tư bản chủ nghĩa man dại " cùng với lòng xác tín mà ngài đã chiến đấu chống lại công sản chủ nghĩa.

Ngài đã kêu gọi hãy giảm bớt hay tha thứ nợ ngoại quốc cho các Quốc Gia nghèo cùng với lòng thành thật mà ngài đã xin Chúa thứ tha cho những bất trung trong Giáo Hội.

Nhưng tiêng kêu gọi của ngài vẫn chỉ còn là lời mong ước !  

Ngoài ra những gắng sức vừa kể, Đức Gioan Phaolồ II còn nhấn mạnh cảnh cáo là cần phải

   - xây dựng một nền luân lý được đồng thuận ( ethos condiviso )

   - và vượt thắng được " tương đối chủ nghĩa " đang lan tràn,

để dựa vào đó nhân loại có thể trả lời được đối lại những thử thách luân lý mới, thoát xuất nhứt là từ việc áp dụng các kỷ thuật mới đối với đời sống con người.

Đức Gioan Phaolồ II đã luôn luôn mạnh mẽ tố cáo mọi cuộc mưu sát chống lại đời sống và phẩm giá con người, bằng cách để ý đến các pha trộn chế hoá các yếu tố di truyền ( manipolazioni genetiche), có khả năng tiêu hủy và bạo lực trên con người không khác gì các bạo lực và sát hại thoát xuất từ các tư tưởng độc tài của thế ký XX.

   e )  Và không phải dễ dàng, không đòi hỏi nhiều sức lực, đó là giải quyết một vài vấn đề trong nội bộ Giáo Hội, mà Đức Gioan Phaolồ II mất đi vẫn còn để mở ngỏ.

Cách chọn lựa " triều đại giáo hoàng công du " của ngài, cùng với ân sủng đặc biệt, đã giúp cho ngài thực hiện được phương thức mới để rao giảng Phúc Âm, đối thoại liên tôn và liên văn hoá, trong một thế giới " ngoại giáo " hay dững dưng đối với Ki Tô giáo. Nhưng phương thức trên không giúp cho ngài giải quyết được một vài vấn đề trong nội bộ Giáo Hội, nhứt là trong nhiều Giáo Hội địa phương.

Dĩ nhiên Đức Gioan Phaolồ II đã triệu tập nhiều lần Thượng Hội Đồng Giám Mục quốc tế, ở cấp bậc hoàn vũ cũng như cấp bực vùng hay địa lục, làm sống động lại sứ mệnh của Hội Đồng Giám Mục.

Nhưng chúng ta cũng thừa biết không thiếu những khó khăn cho mối tương quan của giữa một số các Giám Mục với Toà Thánh.

Chính với lòng can đảm ngôn sứ mà Đức Gioan Phaolồ II đã phát động chiến dịch canh tân phận vụ Phêrô của Toà thánh, nhằm mục đích phục vụ hơn là hòn đá làm cho vấp phải, cho  đến nay vẫn còn là giấc mơ, chưa thực hiện được. Giáo Hội vẫn còn phải can đảm giải quyết vấn đề trách nhiệm tập thể " cum Petro et sub Petro " ( cùng với Phêrô và dưới ( tuân theo )  Phêrô), mà qua đó là giai đoạn bắt buộc phải có, để đi đến canh tân phương thức hành xử phận vụ phục vụ của Phêrô.  

Đức Gioan Phaolồ II mất đi, còn để lại những vấn đề khác nữa.

Nhưng có lẽ không chính đáng và không công bình chúng ta cứ chú tâm về những vấn đế chưa được giải quyết, trong khi đó thỉ ngài để lại cho chúng ta gia sản tích cực đáng kể và qúy giá đã được tạo ra trong triều đại giáo hoàng của ngài.

Đức Gioan Phaolồ II, ngoài ra mẫu gương mục vụ bằng phụng vụ, được nuôi dưỡng bằng đức tin sắt đá và bất lay chuyển, ngài còn để lại cho cả Giáo Hội thừa hưởng di sản hai tình yêu cao cả, bí mật lạ thường của triều đại giáo hoàng ngài. Đó là

   - tình yêu thương đối với giới trẻ, khiến cho giới trẻ luôn luôn phấn khởi theo ngài cho đến lúc ngài hấp hối và chết đi, trong khi họ tràn ngập công trường Thánh Phêrô với các biểu ngữ : " Ngài đã kêu gọi chúng con và đây chúng con đang có mặt ". 

   - tình yêu thứ hai, đó là tình yêu đối với Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, mà ngài đã  luôn luôn  muốn viết lên, ngay cả trong di chúc của ngài, luôn luôn và hoàn toàn phó thác đời sống và  phận vụ tông đồ của mình, từ lúc khởi đầu cho đến giây phút cuối cùng được viết lên trên một mảnh bằng bàn tay run rẩy trên giường chết:

   - " Totus tuus " ( Con hoàn toàn là của Mẹ ).

còn tiếp

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!