Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "


 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 36 ); ( 14.07.2013 ); ( Lc 10, 25-37)

CHÚA NHẬT XV PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN; NĂM  C

NGUYỄN HỌC TẬP


 

Đoạn Phúc Âm trong Thánh Lễ hôm nay gồm có hai phần liên hệ chặt chẻ với nhau: *cuộc bàn luận giữa Chúa Giêsu và thầy thông thái luật Levi:

 - " Có người thông thái luật kia đứng lên hỏi Chúa Giêsu để thử Người: Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ? " ( Lc 19, 25-26),

*và dụ ngôn người Samaritano nhân lành ( Lc 10, 29-37), với lời kết luận khôn ngoan của Chúa Giêsu, sau khi ý nghĩa của dụ ngôn được người đối thoại lãnh hội:

 

  - " Ông hãy đi và cứ làm  như vậy " ( Lc 10, 37).

 

Thánh Luca liên kết một cách tài tình lời giảng dạy của Chúa Giêsu về hai điều răn cao cả nhứt của Thiên Chúa Giáo, " kính yêu Thiên Chúa và yêu mến người thân cận ", đã được đề cập trong Phúc Âm Nhất Lãm ( Mt 22, 34-40) và ( Mc 12, 28-34), với dụ ngôn người Samaritano nhân lành mà chỉ có ngài biết, bởi vì  chỉ có ngài thuật lại trong Phúc Âm.

 

Những lời giảng dạy của Chúa Giêsu liên quan đến hai giới răn quan trọng nhứt vừa kể được Thánh Matthêu và Luca đặt vào thời điểm các bài giảng của Chúa Giêsu cho dân chúng lúc Ngài đã ở tại Giêrusalem.

 

Trong khi đó các giới răn vừa kể, trong Phúc Âm Thánh Luca,  được Thánh Luca  liên kết với dụ ngôn người Samaritano nhân lành và được Chúa Giêsu huấn dạy vào lúc Người còn bắt đầu đoạn  đường đi lên Giêrusalem.

 

Ghi lại như vậy, Thánh Luca muốn  nói lên ý nghĩa cuộc hành trình lên Giêrusalem để hoàn tất công cuộc cứu chuộc của Người cho nhân loại, là cuộc hành trình " kính yêu Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn và yêu mến người thân cận như chính mình " ( Lc 10, 27).

 

Phúc Âm trong Thánh Lễ hôm nay bắt đầu thuật lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và  thầy Levi thông thái luật, bằng câu hỏi thách thức để thử sức và chắc chắn không có thiện ý:

 

  - " Có người thông thái luật kia đứng lên hỏi Chúa Giêsu để thử Người : Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp " ( Lc 10, 25).
 

Và Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Luca hôm nay, dùng chính kỹ thuật của các kinh sư, khai triển chính câu hỏi của người đối thoại để đi đến kết luận mong muốn, thay vì đưa ra câu trả lời hấp tấp, nhứt là khi thấy câu hỏi hàm chứa ẩn ý và đi ngoài lề.

 

Chúa Giêsu dùng chính câu hỏi của thầy Levi, khai triển thêm, đặt thành câu hỏi lại cho chính đương sự trả lời. Làm như vậy, Người  biến kẻ tấn công thành người bị động, bị bắt buộc phải trả lời:
 

  - " ( Muốn có sự sống đời đời làm gia nghiệp, như ông vừa hỏi), Luật đã viết gì và ông đọc thế nào ? "( Lc 10, 26).
 

Bị đặt trong thế " bị động ", thầy Levi trích Sách Đệ Nhị Luật:

 

  - " Hãy yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em hết lòng dạ, hết sức anh em " (Dt 6,5), liên kết với đoạn sách Levi:

 

   - " Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình. Ta là Thiên Chúa " ( Lv 19, 18), thành câu trả lời được Thánh Luca ghi lại:

 

  - " Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết  linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi , và yêu mến người thân cận như chính mình " ( Lc 10, 27).

 

Trước câu hỏi có ẩn ý và thách thức của Thầy Levi, Chúa Giêsu không trả lời mà khai thác câu hỏi của ông ta, để đặt lại thành câu hỏi, cho thấy ẩn ý và câu nói phi lý của ông:

  - " Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời lùàm gia nghiệp " (Lc 10, 25).
 

Trả lời cho câu hỏi vừa kể, đáng lý ông là thầy Levi, thông thái luật, phải đứng ra dạy dỗ người cho dân chúng, thay gì đi hỏi người khác.

 

Thái độ bất chính, bất thân thiện và có tính thách thức ở chỗ đó.

 

Hiểu được tâm địa bất chính của ông, Chúa Giêsu khai triển câu hỏi của ông và đặt ngược lại thành câu hỏi.

 

Và chính  câu trả lời của thầy Levi càng cho thấy tâm địa bất chính, bởi lẽ ông trích rành mạch Sách Đệ Nhị Luật ( Dt 6,5) và Sách Levi ( Lv 19, 18) như chúng ta đề cập ở trên.

 

Ông hỏi để gài bẩy, thử xem khả năng của đối phương, của Chúa Giêsu, chớ không phải hỏi vì  muốn  biết.

  

- "  Kính yêu Thiên Chúa và yêu mến người thân cận như chính mình "  là điều kiện tiên quyết của giao ước giữa Israel và Thiên Chúa mà ai là người Do Thái từ lúc lọt lòng mẹ đều được dạy bảo cho, huống lựa là thầy Levi, thông thái luật, dân chi phụ mẫu.
 

Kế đến Thánh Luca liên kết câu trả lời cuối cùng của thầy Levi với câu hỏi kế đến của ông  khiến Chúa Giêsu dạy cho bài học bằng dụ ngôn người Samaritano nhân lành ( Lc 10, 37).

 

Mặc dầu bị thua 1-0 ở hiệp đầu, sau câu trả lời của chính ông xác nhận hai giới răn quan trọng nhứt trong cuộc đời, " để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ", thầy Levi vẫn chưa chịu thua trận, cố gắng đưa ra gượng gạo một câu hỏi thứ hai:
 

  - "  Nhưng ai là người thân cận của tôi ? " ( Lc 10, 29).
 

Nhân câu hỏi trên, Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn người Samaritano nhân lành, kể cho ông nghe thái độ bất nhân và hèn hạ của người có đấng bậc cao trọng và người thông thái trí tuệ hơn người, thầy tư tế và thầy thông thái luật Levi,  thấy người bị hoạn nạn  " lách sang rồi bỏ đi luôn " và thái độ cao cả nhân đạo của người Samaritano, công dân hạng hai, dân ngoại đạo,  bị khinh thị:
 

  - "  Ông lại gần, lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy lên lưng lừa, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho người chủ quán và nói: Nhờ bác săn sóc cho người nầy, có tốn kém bao nhiêu, khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác " ( Lc 10, 35).
 

Và Chúa Giêsu đưa ra câu hỏi để bắt buộc thầy Levi đối thoại với Người phải chọn lựa cách hành xử của các nhân vật đang bàn.  Đó cũng là ý nghĩa của dụ ngôn Người muốn đưa ra để dạy bảo:
 

  -  " Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người bị rơi vào tay kẻ cướp? " ( Lc 10, 36).

 

Nếu chú ý chúng ta sẽ thấy rằng trong câu hỏi kết luận dụ ngôn của Người, Chúa Giêsu đảo ngược lại quan niệm câu hỏi của thầy Levi .

 

Thầy Levi hỏi Chúa Giêsu: " Ai là người thân cận của tôi ? " ( Lc 10, 29).

 

Trong câu hỏi lại, Chúa Giêsu đảo ngược  quan niệm , không phải  " ai là người thân cận của tôi ? ", mà  " tôi có thể là người thân cận của ai không? ", của người khác không; tôi có ở gần và ra công giúp đỡ người khác, khi họ gặp hoạn nạn, bất hạnh, dùi dập trước nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi, bị người khác đàn áp, thiếu tự do, nhân phẩm của họ bị đê tiện hóa không ?:

 

  - " ai đã tỏ ra là ngươi thân cận với người rơi vào tay kẻ cướp? " ( Lc 10, 36).
 

Dụ ngôn người Samaritano nhân lành đặt chúng ta  vào hoàn cảnh của người  bất hạnh, chờ được giúp đỡ và giải thoát.

 

Và dưới cái nhìn của người bị thiếu thôn, bất hạnh, bị đàn áp bất công và không có khả năng tự biện hộ và tự bênh vực lấy mình đó, Chúa Giêsu đưa ra tấm gương hành xử  thương người một cách thiết thực của người Samaritano bằng hành động, rồi  khuyên thầy Levi và khuyên chúng ta :
 

  - "  Ông hãy đi và làm như vậy " ( Lc 10, 37), hành động như người Samaritano tốt lành đối với kẻ bị cướp.

 

Với câu hỏi đảo ngược của Chúa Giêsu  " ai tỏ ra  thân cận với người bị rơi vào kẻ cướp ? ", cho phép chúng ta đặt câu hỏi cho chúng ta:  " tôi có thể là người thân cận của ai ? " thay vì  " ai là người thân cận của tôi ? ".

 

Câu trả lời đã được Chúa Giêsu dạy chúng ta trong bài huấn dạy về ngày cánh chung ( Mt 25, 21-41):

 

  - "  Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ta ăn; Ta khát, các ngươi cho ta uống; Ta khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi viếng thăm; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han...Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhứt của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta vậy " ( Mt 25, 35-36.40).
 

Còn nữa đặt câu hỏi như Chúa Giêsu đặt lại với thầy Levi  " ai tỏ ra thân cận với người bị rơi vào kẻ cướp ? " ( Lc 10,36) hay  " tôi có thể là người thân cận với ai ? ", chúng ta sẽ thấy rằng những người mà chúng ta có thể  " thân cận " không chỉ hạn hẹp là những người láng giềng, người đồng hương, người tạo được  cho chúng ta có thiện cảm, người đồng lý tưởng, chính kiến với chúng ta, bà con của chúng ta, mà tất cả những ai là con người, " không phân biệt phái giống, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, địa vị cá nhân và xã hội  ".

 

Hể là con người, đang bị nhu cầu thúc bách ràng buộc; đang bị tai hoạ, bệnh  tật, bất hạnh xãy ra; đang bị đàn áp, cướp giựt, bị bắt bớ, tống giam, không còn tự do và không còn  hưởng được các quyền bất khả xâm phạm tối thiểu của con người do những kẻ hành quyền hống hách coi con người như thú vật; bị  bán đi    " xuất khẩu lao động "  làm công  với đồng lương và điều kiện làm việc như  nô lệ cho ngoại bang; phụ nữ và trẻ em  gái  vị thành niên đang bị bán cho các nước láng giềng để thoả mãn thú tính dâm đảng của họ. Tất cả những người đó, chúng ta  phải dám  làm  " người thân cận ", nếu chúng ta muốn có
 

  - " sự sống đời đời làm gia nghiệp " ( Lc 10, 25 ).
 

Những kẻ bất hạnh  vừa kể có hay không có trong xã hội chúng ta đang sống?

 

Chúng ta có thấy họ hay không, họ và  những nỗi bất hạnh của họ?

 

Chúng ta thấy và đang có thái độ hèn hạ của hai đấng bậc cao cả, thầy tư tế và thầy Levi,  " lách sang rồi bỏ đi luôn " hoặc  chúng ta suốt ngày chỉ quanh quẩn bên nhà thờ lo phụng tự và không còn thấy những gì xãy ra xa hơn khuôn viên nhà thờ?

 

Đó phải chăng chúng ta đang sống Phúc Âm, thực hiện đức bác ái Ki Tô giáo và Chúa Giêsu dạy chúng ta:
 

  - "  Ông hãy ra đi và làm như vậy ( để được sự sống đời đời làm gia nghiệp) ? ".
 

Còn nữa, con đường theo Chúa Giêsu trong Phúc Âm  còn mở rộng cho chúng ta hơn những gì vừa nói.

 

Chúng ta còn phải là người  " thân cận "  ngay đối với những kẻ không có thiện cảm với chúng ta, đối với những người bách hại chúng ta, đối với những ai bất đồng ý kiến hay chính kiến, đối với cả kẻ thù của chúng ta, nói chung quy:
 

  - " Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em. Như vậy anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như trên kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi ? Ngay cả người siết thuế chẳng làm như vậy sao ? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại đạo cũng chẵng làm như vậy sao? � ( Mt 5, 44-47).

 

Người  " thân cận với người rơi vào kẻ cướp  " trong dụ ngôn người Samaritano nhân lành hôm nay, không phả chỉ  là những người có thái độ hèn hạ " lách sang rồi bỏ đi luôn  " ( Lc 10, 31-32) của những người có chức vị cao trọng, thầy tư tế và thầy Levi; cũng không phải là người chỉ đi xem lễ, rước lễ, lần hạt mân côi, rước kiệu long trọng rình rang , mà là người chịu tốn kém và hy sinh, hy sinh sức lực, của cải và nhiều khi hy sinh cả tính mạng để giúp đỡ con người bất hạnh:
 

  - " Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy lên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà chăm sóc " ( Lc 10, 34).

 

  - "  Vì xưa Ta đói, các ngươi cho Ta ăn; Ta khát, các ngươi cho Ta uống; Ta là khách lạ, các ngươi tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi viếng thăm; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han " ( Mt 25, 35-36).
 

 " lách sang rồi bỏ đi luôn ", hay chỉ biết cầu kinh , đi nhà thờ, đi rước kiệu cờ xí rơp trời đều không phải là cuộc sống  " thân cận với người rơi vào kẻ cướp " mà Chúa Giêsu muốn dạy thầy Levi và dạy người Ki Tô hữu.

 

Và sau đây là lời cảnh cáo của Thánh Gioan cho thái độ  " lách sang rồi bỏ đi luôn " và thái độ chỉ biết đi lễ, cầu kinh,  không bao giờ thấy anh em mình bất hạnh cần được bênh vực và cứu giúp:

 

  - "  Ai nói rằng: Tôi yêu mến Thiên, mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa, mà họ không trông thấy " ( 2 Jn 4, 20 ).
 

Đó là lời cảnh cáo thật nặng nề!

 

Bởi lẽ chúng ta biết rằng đạo Chúa có hai điều răn hệ trong nhứt: kính yêu Thiên Chúa và yêu mến anh em.

 

Nhưng theo lời Thánh Gioan,  " ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì cũng không thể kính yêu Thiên Chúa mà họ không thấy ".

 

Như vậy, người không thương yêu anh em, thì cũng chẵng kính yêu gì Thiên Chúa!

 

Không tuân giữ bất cứ điều răn nào của Thiên Chúa!

 

Là người vừa bất nhân vừa vô thần.

 

Bất nhân và vô thần luôn luôn đi đôi với nhau, như thể chế và chế độ mà chúng ta thừa biết.

 


 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!