Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 46); ( 15.09.2013); ( Lc 15, 1-32)

CHÚA NHẬT XXIV PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM C

NGUYỄN HỌC TẬP   

Một lần nữa bối cảnh của đoạn tường thuật Phúc Âm là bửa ăn, cùng chung với " cuộc hành trình " xác định giai đoạn lịch sử của sứ mạng Chúa Giêsu lúc đó, Người đang nói về lòng nhân hậu của Thiên Chúa:

- " Người Pharisêu và các kinh sư thì thầm với nhau: " Ông nầy đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng " ( Lc 15, 2). 

Lòng nhân hậu đó được đề cập đến trong ba dụ ngôn tuyệt vời. 

Những người đối thoại với Chúa Giêsu gồm hai hạng người.

Một bên gồm có các người Pharisêu và các kinh sư " thì thầm với nhau ", đứng về phía bên kia, không chấp nhận cách hành xử của Chúa Giêsu,  như những gì họ đã làm

   - ở nhà ông Levi: 

    * " Các kinh sư và người Pharisêu bắt đầu suy nghĩ: " Ông nầy là ai mà nói phạm thượng như vậy ? Ai có quyền tha tội, ngoài ra một mình Thiên Chúa ? " ( Lc 5, 21), 

   - và họ sẽ làm ở nhà ông  Zaccheo: 

    * " Thấy vậy, mọi người xì xầm với nhau: " Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ " ( Lc 19, 7).  

Từ ngữ " ông nầy, ông ấy hay ông ta " ở đầu đoạn Phúc Âm cũng như ở các câu vừa trích dẫn diễn tả được thái độ không có gì thiện cảm trước sứ điệp tuyên bố giải thoát được Chúa Giêsu đem đến.

Đàng sau những khuôn mặt đó, chúng ta có thể chuẩn định được đó là khuôn mặt của các kinh sư Do Thái, đối thủ của Chúa Giêsu, mà cũng có thể là những khuôn mặt thuộc cánh bảo thủ các cộng đồng Ki Tô giáo thời tiên khởi, được Thánh Luca đưa ra ánh sáng trong Sách Tông Đồ Công Vụ: 

   - " Có những người thuôc phái Pharisêu đã trở thành tín hữu, bấy giờ đứng ra nói rằng: " Phải làm phép cắt bì cho người ngoại và truyền cho họ giữ luật Moisen " ( Act 15, 7). 

Phía bên kia là " những bọn thu thuế và người tội lỗi đến để nghe Người ", là những người mà Chúa Giêsu đặc tâm chú ý và thương yêu, bắng cách tỏ ra thái độ hiểu biết, thân cận và đồng cảnh ngộ, " đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng ", khiến cho phía những người " tốt lành- ", " trọn hảo ", " không tỳ vết " phải đứng ra phản đối: 

   - " Vào một ngày sabat, Chúa Giêsu đi băng qua một cánh đồng lúa; các môn đệ bứt lúa, vò trong tay mà ăn. Nhưng có mấy người Pharisêu nói: " Tại sao các ông làm điều không được phép làm ngày sabat " ( Lc 6, 1-2).

   - " Các kinh sư và người Pharisêu rình xem Chúa Giêsu có chữa người ấy trong ngày sabat không, để tìm cách tố cáo Người " ( Lc 6, 7),

   - " Thấy vậy, ông Pharisêu đã mời Chúa Giêsu liền nghĩ bụng rằng: " Nếu quả thật ông nầy là ngôn sứ, thì hẵn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào. một người tội lỗi " ( Lc 7, 39),

   - " Tới nơi, Người vào bàn ăn. Thấy vậy, ông Pharisêu lấy làm lạ, vì Người không rửa tay trước bửa ăn " ( Lc 11, 37b-38),

   - " Một ngày sabat kia, Chúa Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm người Pharisêu để dùng bửa: họ cố dò xét Người. Và kìa trước mặt Chúa Giêsu có một người mắc bệnh phù thủng. Người lên tiếng nói với các nhà thông thái luật và những người Pharisêu: " Có được phép chữa bệnh ngày sabat không ? " ( Lc 14, 1-3),

   - " Chúa Giêsu mới nói với ông ( Zaccheo ) rằng: " Hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà nầy, bởi người nầy cũng là con cháu tổ phụ Abraham. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất " ( Lc 19, 9-10). 

Bằng chiến thuật biện luận với ba dụ ngôn, Chúa Giêsu giải thích cho các đối thủ của Người biết thái độ hành xử của mình và ấn dấu tin lên mọi thành kiến về Người.

 

1- Dụ ngôn con chiên lạc, đồng tiền bị mất và đứa con hoang đàng.

Có những từ ngữ then chốt trong cả ba dụ ngôn, qua đó Chúa Giêsu dùng để cho thấy Thiên Chúa " không muốn cho kẻ tội lỗi phải chết, mà muốn cho họ ăn năn hối cải để được sống ":

   - " Chẳng lẽ Ta lại vui thích vì kẻ gian ác phải chết - sấm ngôn của Chúa là Chúa Thượng - Ta lại không muốn cho nó từ bỏ đường tội lỗi của nó mà được sống sao? " ( Ez 18, 23).

Các từ ngữ đó là động từ " mất ":

   - người mục tử bị mất con chiên: 

    * " Người nào trong các ông có một trăm con chiên, mà bị mất một con,lại không để chín mươi chín con chiên kia ngoài đồng, để tìm cho kỳ được con chiên bị mất ? " ( Lc 15, 4),

   - người nội trợ bị mất một đồng tiền: 

    * " Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp nến, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được? " ( Lc 15, 8), 

   - người cha bị mất một trong hai đứa con: 

   * " Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy " ( Lc 15, 32). 

Động từ " mất " trong ba dụ ngôn được trích dẫn vừa kể nói lên ý nghĩa tình qúy mến, thương yêu, khắng khít thể hiện thái độ của Thiên Chúa " trên trời ", mọi con chiên dầu nhỏ bé cũng được thương yêu, chăm sóc thân tình; mọi đồng tiền đều được qúy chuộng; cả hai đứa con cũng vậy đối với người cha. 

Kế đến là động từ " tìm kiếm ",  

   - " ...để lại chín mươi chín con chiên kia ngoài đồng, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất ",

   - " ...lại không thắp nến lên, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được ",

   - " ...vì em con đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm được ".

Động từ " tìm kiếm " cũng có ý nói lên sáng kiến của Chúa đối với người tội lỗi: 

   - " Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ - sấm ngôn của Chúa là Chúa Thượng- Con nào bị mất ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh. Ta sẽ canh chừng, Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng " ( Ez 34, 15-16). 

Sau cùng là danh từ " niềm vui vẻ " để nói lên thành công tốt đẹp của việc tìm kiếm những gì mình đã bị mất, nỗi hạnh phúc của con người, được tràn đầy trong tương quan với những gì mình yêu thương, quý chuộng: 

   - " Xin chung vui với tôi, vì tôi tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó " ( Lc 15, 6),

   - " Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã bị mất " ( Lc 15, 9),

   - " Chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất đi mà nay lại tìm thấy " ( Lc 15, 32 ).  

Những niềm vui nhân loại vừa kể là biểu tuợng của niềm vui Thiên Chúa trên trời, đối với một người tội lỗi trở lại, được sống: 

   - " Cũng vậy, Ta nói cho các ông biết: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng, vì một người tội lỗi ăn năn sám hối " ( Lc 15, 10). 

Nhưng có lẽ chúng ra nên đặc tâm chú ý đến dụ ngôn người cha nhân lành, mà Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Luca với những lời lẽ thật đơn sơ loan báo và diễn tả dung nhan chưa hề được đề cập đến của Thiên Chúa. Người là Đấng thật tốt lành, thật khoan dung, thật đầy lòng nhân ái, thật tràn đầy tình thương đối với con người tội lỗi.

 

2 - Dụ ngôn người cha nhân lành.

   a ) Bối cảnh thứ nhứt, cậu con trai trẻ.

Tỉnh từ " trai trẻ " ( Hy Lạp, neoteros ) trong thời các Cộng Đồng Ki Tô hữu tiên khởi cũng được hiểu là những tín hữu vừa mới trở lại đạo.

Đối với tâm thức cậu con trái trẻ nầy cũng như đối với những ai mà tỉnh từ " trai trẻ " muốn thể hiện, Thiên Chúa đuợc quan niệm như là một người vừa là cha vừa là chủ. Bởi đó cần phải giữ khoảng cách, lánh xa.

Lịch sử của tôi lỗi đưọc diễn tả như là lịch sử của một cuộc xa lánh như những gì cậu con đã làm đối với cha mình:

   - " Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả, rồi trẩy đi phương xa " ( Lc 15, 13).

Xa lánh cha, để được tự do tha hồ phóng đảng, phung phí, không những tài sản mình có được, mà cả phẩm giá, sống trong một thế giới không có một hy vọng nào ( Hy Lap, asótos, phung phí,  không hy vọng có thể giải thoát được ):

   - " Ở đó anh ta sống phóng đảng, phung phí tài sản của mình " ( Lc 15, 13b).

Cảnh tượng kế đến cho thấy con đường của người tội lỗi bị đốt cháy, chặng nầy đến chặng khác, nhanh chóng đi đến thảm trạng: không còn tiền, phải đi chăn heo: 

   - " Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, ; người nầy sai anh ra đồng chăn heo " ( Lc 15, 15). 

Đối với người Do Thái, heo là con vật dơ bẩn:

   - " Trong các loài nhai lại và các loài có móng chẻ hai, các ngươi không được ăn các con nầy: con lạc đà, vì nó nhai lại, nhưng không có móng chẻ hai: các ngươi phải coi nó là loài ô uế; con ngân thử, vì nó nhai lại, nhưng không có móng chẻ hai: các ngươi phải coi nó là loài ô uế; con thỏ rừng, vì nó nhai lại, nhưng không có móng chẻ hai: các ngươi phải coi nó là loài ô uế; con heo, vì nó có chân chẻ làm hai móng, nhưng nó không nhai lại: các ngươi phải coi nó là loài ô uế. Thịt của chúng các ngươi không được ăn, xác chết của chúng các ngươi không được đụng đến; các ngươi phải coi chúng là loài ô uế " ( Lv 11, 4-8).

Trong tâm thức đó, cậu con trai trẻ bất hạnh bị coi đồng hoá với những gì dơ bẩn trong xã hội, từ một đứa con có gia đình khá giả trổi vưọt cả các người giúp việc.

Còn nữa, cậu bị bốc lột đến độ heo có đủ ăn và ăn dư thừa, trong khi đó cậu không có đủ thức ăn: 

   - " Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho " ( Lc 15, 16). 

Câu nói " nhưng chẳng ai cho " là câu diễn tả cảnh trái ngược so với trạng thái lúc trước anh có tất cả, lúc còn ở nhà với cha:

   - " Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha là của con " ( Lc 15, 31). 

Thảm trạng băng hoại cuối cùng là thảm trạng băng hoại tâm thần, mất đi căn tính con cái của mình:

   - " Xin coi con như một người làm công cho cha vậy " ( Lc 15, 19b).

Nhưng chính thảm trạng đó  lại là phúc đức cho câu ta. Quyết định trở về hội nhập lại với cha, lúc khởi đầu có vẻ như là thái độ toan tính dựa trên lợi lộc vật chất:

   - " Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư, gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói ! " ( Lc 15, 17).

Nhưng tư tưỏng đó không bao lâu biến thể thành lòng hối hận và quyết định thú nhận thành thật trước mặt cha:

   - " Thôi ta đứng lên đi về cùng cha và thưa với người: " Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa " ( Lc 15, 18a).

Chỉ có khi sau gặp được người cha với tình yêu thương vô hạn, lúc đó cậu mới bắt đầu một cuộc hối cải thực sự. Điều đó cho thấy không có đứa con nào có thể sống được, nếu không cảm nhận được tình thương yêu của cha.

 

   b) Bối cảnh thứ hai, người cha.

Người cha trông đứng, trông ngồi từ ngày cậu con ra đi. Tâm hồn ông bị tổn thương và lo lắng vì sự vắng mặt của cậu.

Nhưng dầu bị tổn thương, bị bỏ lại nhà, ông không bao giờ nghĩ cậu không còn phải là con và vẫn luôn luôn hy vọng.

Bất thình lình cậu trở về.

Không hề có một lời trách móc, một câu nói phán đoán, một cuộc hỏi dọ thăm dò, cũng không một câu nói nào " cha tha cho con " từ trên phán xuống.

Cử chỉ thông cảm, đại lượng ( Hy Lạp, splangchnízomai) của ông thật là bất ngờ, nói lên ông xúc động tự trong ruột gan, mà Thánh Luca dùng để nói lên lòng quảng đại

   - của Chúa Cha: 

    * " Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta " ( Lc 1, 78 )  

   - của Chúa Giêsu: 

    * " Trông thấy bà, Chúa Giêsu chạnh lòng thương xót và nói: " Bà đừng khóc nữa " ( Lc 7, 13),

    * " Nhưng một người Samaritano kia đi đường, tới ngang chỗ ấy, cũng thấy và chạnh lòng thương " ( Lc 10, 33). 

Tất cả cử chỉ của người cha đều cho chúng ta thấy một loạt tiếp nối các động tác yêu thương, không khác gì cánh tay âu yếm dịu hiền của người mẹ: 

   - " Anh ta còn ở đàng xa, ngươi cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ và hôn lấy hôn để " ( Lc 15, 20). 

Trong một câu ngắn ngủi như vậy chúng ta thấy có cả một dòng thác các động từ, để nói lên cử chỉ dồn dã, yêu thương không sao cầm được nữa.

Áo quần thôi cũng chưa đủ, phải là bô y phục đẹp nhứt: 

   - " Mau đem áo đẹp nhứt ra đây mặc cho cậu "( Lc 15, 22). 

Phải mau đem nhẩn ra đeo cho cậu, để nói lên phẩm giá và uy tín của câu trong gia đình, đối với những người giúp việc cũng như bất cứ ai khác:

   - " ...xỏ nhẩn vào tay cậu " ( Lc 15, id.). 

Giày bình thường cũng không đủ, phải đem  dép sang trọng của những nhà qúy phái dùng trong dinh thự ra cho cậu:

   - " xỏ dép vào chân cậu " ( Lc 15, id.),

Và rồi bửa thức ăn hằng ngày cũng không xứng đáng với hoàn cảnh, phải mổ bê béo, dành cho những cơ hội độc nhứt đặc biệt:

   - " ...rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng ! " ( Lc 15, 23).

Cơ hội đôc nhứt đặc biệt đó là bởi vì đây là dịp 

   - " ...em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy " ( Lc 15, 32).

 

   c) Bối cảnh thứ ba, người con cả.

Qua thái độ hành xử và cách ăn nói của anh ta, người con cả là khuôn mặt đại diện cho các kinh sư và các người Pharisêu, ganh tỵ với cách đối đải nhân hậu của Chúa Giêsu đối với " bọn thu thuế và người tội lỗi ", thái độ đó thể hiện rõ rệt đối với người phụ nữ tội lỗi, khi Chúa Giêsu dùng bửa tại nhà ông Simon ( Lc 7, 36-50).

Cách hành xử của người con cả cũng là khuôn mặt đại diện cho " chín mươi chín con chiên " không cần phải được tha thứ. Người con cả cho thấy quan niệm sai lạc đáng lo ngại của những hạng người vừa kể đối với Chúa: họ nghĩ rằng Thiên Chúa là ông chủ bất công, không biết phân biệt đáng lý phải có giữa những đứa con tốt lành và những đứa con bị chà đạp khổ hạnh. Bởi đó người cha quên đi, không lo lắng gì cho những đứa con " tốt lành, hiếu thảo ", mà lại chú tâm chăm lo quá độ đối với những đứa kia, " bọn thu thuế và quân tội lỗi " . Theo họ, đáng lý ra phải khen thưởng và trọng đải những đứa con hiếu thảo và bỏ mặc kệ những kẻ sống lăng loàn, hoang phí, trắc nết, lưu manh: 

   - " Cha coi, đã bao nhiêu năm con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, vậy mà chưa bao giờ cha lấy được một con dê để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng " ( Lc 15, 29-30). 

Bởi đó anh con cả cảm thấy mình bị tổn thương vì thái độ quá nhân từ rộng lượng của người cha đối với đứa em lầm lỗi.

Người con cả " hiếu thảo tốt lành " như vừa kể, cả anh ta cũng như đứa em thác loạn lăng loàn, đã đánh mất đi phẩm giá đứa con của mình trong gia đình. Trong gia đình, người con không phải là kẻ làm công cho ông chủ, khép nép, e dè, sợ sệt:

   - " ...con hầu hạ cha và chẳng bao giờ trái lệnh ".

Đó không phải là kẻ sống trong tình cảm cha con. Bởi đó người cha nhắc cho anh ta nhớ:

   - " Nầy con, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con " ( Lc 15, 31).

Thật là kỳ hoặc, chính lòng thương hải hà của cha lại làm cho anh ta cảm thấy cay đắng, khó chịu và ganh tỵ. 

Trong khuôn mặt đó của người con trưởng nam, Chúa Giêsu phát họa lên người Pharisêu ở mọi thời đại, tự phụ cho mình là " chưa hề lỗi phạm một điều răn nào ", chớ không biết hưởng thụ niềm hạnh phúc của mình được ở với cha:

   - " Con à, lúc nào con cũng ở với cha..." ( id.).

Và rồi cùng chung với phẩm giá người con trong gia đình, người con cả cũng đánh mất đi tình anh em với em mình:

   - " Còn thằng con đó của cha..." ( Lc 15, 30).

Tỉnh từ " thằng con đó " ( Hy Lạp, hu^tos, ton fils que voilà, La Sainte Bible, L'École biblique de Jérusalem, Cerf, Paris 1961, 1376) cho thấy là cách nói khinh thị của người con trưởng nam đối với em.

Trước thái độ hằn học bất mãn đó của anh ta, người cha nhắc nhỡ lại cho anh ta ý thức tình anh em, bằng cách đánh động anh với từ ngữ " em của con ":

   - " ...vì em con đây đã chết, mà nay lại sống " ( lc 15, 32).

 

3 - Dụ ngôn và chúng ta.

Dụ ngôn " người cha nhân lành " ( đề tựa hiện nay ) hay " đứa con trai hoang đàng " ( như thường thấy trong các bản dịch quá khứ) là dụ ngôn trọng đại có âm hưởng cả thế giới và đã để lại dấu chứng trên thần học, văn hoá và nghệ thuật khắp nơi.

Đối với tất cả, các đứa con trai trẻ, các đứa con trưởng nam, các người Pharisêu, " bọn thu thuế và quân tội lỗi " ở mọi thời đại, Chúa Giêsu cho biết: tình yêu của Thiên Chúa thật bao la đối với tất cả mọi đứa con, nhứt là những đứa con hư mất và cả đối với những kẻ lạnh lẻo, ích kỷ, vô ân và tự mãn là mình chắc chắn về đời sống tương lai của mình.

Bài dụ ngôn đuợc kết thúc một cách thình lình, bất ngờ.

Người con cả không được cho biết là anh ta có quyết định thay đổi thái độ ganh tỵ, thù địch với em và cùng vào chung vui dự tiệc vui mừng tiếp đón đứa em trở về hay không, mặc cho những lời giải thích và thái độ yêu thương của người cha.

Anh ta sẽ quyết định như thế nào?

Kết quả của cả bối cảnh được diễn tả là cuộc kết quả mở ngõ, tùy theo quyết định của anh ta.

Dụ ngôn " người cha nhân hậu ", Chúa Giêsu cũng đã nói với chúng ta, chúng ta có vào tham dự tiệc Nước Chúa để ăn mừng, liên kết  tình huynh đệ với anh em và đón nhận tình yêu thương vô hạn của Chúa dành cho mọi người con của Người hay không, điều đó còn tùy thuộc vào quyết định và trách nhiệm của mỗi người chúng ta.

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!