Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)

 

NGUYỄN HỌC TÂP

  

Phần A. Tường thuật lại cuộc hành trình ( Lc 11, 51-18, 28).

21- Người Kitô hữu và của cải giàu có ( Lc 16, 1-31).

Cả chương 16 Phúc Âm Thánh Luca - ngoai trừ một dụ ngôn về lề luật ( Lc 16, 16-17) và môt dụ ngôn về vấn đề ly di ( Lc 16, 18) - Thánh Luca khai triển chủ đề về việc dùng tài sản của cải của người Kitô hữu.

Không phải tiền bạc, tự nó là những gì tiêu cực, mà là thái độ tham lam không đáy, quơ hốt tích trử. Tiền bạc của cải là một thực tại lưỡng diện, tích cực và tiêu cực. Của cải được Chúa dựng nên để phục vụ con người, nhưng con người có khuynh hướng biến đổi chúng thành chủ nhân ông và mình trở thành đầy tớ, nô lệ. 

   1) Người quản gia bất lương ( Lc 16, 1-18).

Dụ ngôn người quản gia bất lương luôn luôn gây nên trạng thái do dự, khó xử cho người đọc: làm sao Phúc Âm có thể giới thiêu một con người quản gia bất lương như là mẫu gương cần bắt chước trong cách sống ?

Nhưng nếu đọc kỷ hơn, sự việc không phải như vậy.

Trên thực tế, Chúa Giêsu không chấp nhận việc tính toán lường gạt, đúng hơn Người khen ngơi toan tính suy nghĩ và nhận thức được thực trạng của mình đối với sự việc, chớ không phải thái độ bất lương của ông ta.

Đây là một lời khuyên day các môn đê phải dùng của cải tiền bạc như thế nào trong việc ý thức đươc tình trạng của mình và trước viễn ảnh Nước Thiên Chúa.

Nếu người quản gia bất lương biết dùng tiền của giàu có của mình ở trần gian nầy, để tạo nên vây cánh ban bè, và như vậy tạo nên cho mình một tương lại ở trần gian, thì người Kitô hữu càng phải lưu tâm suy nghĩ đến tương lai vĩnh cửu của mình, bằng cách xử dụng của cải giúp cho những kẻ khó nghèo hơn mình, làm thế nào để những người đó đón rước mình vào vương quốc trong tương lai: 

   - " Họ không có gì đáp lễ, và như vậy, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại " ( Lc 14, 14 ).  

Nhìn tiền bạc, của cải như là phương tiện, chớ không phải là mục đích, điều đó chứng tỏ con người đó là kẻ khôn ngoan, có kinh nghiệm.

Tiền bạc của cải là " những vật thể bất chính ", lường gạt, bởi lẽ chúng có thể trở thành thần tượng và làm cho con người tưởng đó là gia sản đích thực và vĩnh cửu  trong vương quốc cuộc sống tương lai.

Vương quốc của tiền bạc của cải đến một lúc nào đó sẽ bị kết thúc.

Chống lại thái độ không lương thiện của người quản gia và tiền bạc, dụ ngôn trong Phúc Âm Thánh Luca nói lên lòng trung tín đòi buộc phải có hằng ngày để quản trị, đối với tài sản thiêng liêng hay vật chất cũng vậy: 

   - " Và nếu anh em không trung tín trong việc xử dụng của cải người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em " ( Lc 16, 12).

Qua câu nói vừa kể, bất thình lình bài dụ ngôn của Chúa Giêsu không chỉ đề cập đến dân chúng bình thường, mà còn có ý nói liên hệ đến những người Pharisêu, như Thánh Luca ghi lai: 

   - " Người Pharisêu vốn ham hố tiền bạc, nên nghe các điều ấy, thì cười nhạo Chúa Giêsu " ( Lc 16, 14).

Khác hẵn với Chúa Giêsu, người Pharisêu nghĩ rằng có thể vừa phuc vụ Chúa và phục vụ của cải tiền bạc là hai điều có thể đi đôi với nhau được. Phần đông trong họ nghĩ rằng giàu có là dấu chứng, là phần thưởng cho những người công chính, nghèo khổ khốn cùng là hình phạt đối với những kẻ tội lỗi. Suy nghĩ như vây nên họ nghĩ rằng có thể vừa phục vụ Thiên Chúa, vừa phục vụ tiền bạc. Đến nỗi họ cho rằng mình có thể làm vinh danh Thiên Chúa bằng cách tuân giữ lề luật và dâng hiến lễ trong đền thờ lễ vật sung mãn càng nhiều càng tốt.

Trái lại, đối với Chúa Giêsu, làm vinh danh Thiên Chúa là dấn thân phục vụ anh em. 

Đến đây thì Thánh Luca ghi lại ba lời nói tách biệt, được góp chung lại dưới dạng thức nhắc đến " lề luật " ( Lc 16, 16-18).

Thât khó giải thích không biết tại sao Thánh Luca ghi lại những gì được Phúc Âm Thánh Matthêu viết lên trong một bối cảnh khác, bối cảnh trong đó Chúa Giêsu bình luận về Thánh Gioan Tẩy Giả: 

   - " Từ thời ông Gioan Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được " ( Mt 11, 12 ).  

Trong câu trích dẫn đầu tiên, Thánh Luca nhân ra ba giai đoạn của lịch sử cứu rổi:

   - lề luật và các ngôn sứ,

   - Gioan Tẩy Giả,

   - và Nước Thiên Chúa hiện diện nơi Chúa Giêsu: 

    * " Cho đến thời ông Gioan thì có lể luật và các ngôn sứ, còn từ thời đó, thì Tin Mừng nước Thiên Chúa được loan báo, và ai cũng phải cô gắng dùng sức mạnh mà vào " ( Lc 16, 16 ). 

Nhưng ai là những người phải cố gắng dùng sức mạnh mà vào ?

Có lẽ tư tưởng của Chúa Giêsu có ý ám chỉ thái độ mãnh liệt đoạn tuyệt với chính mình, với bối cảnh xã hội thối nát và nhứt là dứt khoát với khuôn mẫu người quản gia bất chính đã được đề cập. 

Câu trích dẫn thứ hai xác quyết rằng lề luật, trong tinh thần chính thống nguyên thủy của mình, được thể hiện dưới mọi hình thức nơi Chúa Giêsu. Người là Đấng không xoá bỏ đi lề luật, mà diễn tả ý nghĩa sâu thẩm của chúng: 

   - " Trời đất qua đi còn dễ hơn là một cái phết của Lề Luật rụng mất " ( Lc 16, 17 ).

Câu trích dẫn thứ ba đề cập đến vấn đề ly dị. Khác với Thánh Marco, Phúc Âm Thánh Luca không đá động gì đến bất cứ một trường hợp nào cho phép ly dị:

   - " Bất cứ ai rẫy bỏ vợ, mà cưới vợ khác là phạm tôi ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bi chồng rẫy bỏ ấy, thì cũng phạm tội ngoại tình " ( Lc 16, 18). 

   2 ) Người giàu có và anh Lazzaro ( Lc 16, 19-31).

Đoạn tường thuật nầy chỉ có Phúc Âm Thánh Luca ghi lại, trong đó Chúa Giêsu nói với các người Pharisêu là nhóm người tư cho mình là người công chính, chỉ vì họ tỉ mỉ tuân giữ lề luật ( cfr. Lc 11, 37-44).

Trong dụ ngôn được Thánh Luca thuật lại, chúng ta nhận thấy được có hai hoàn cảnh đối ngược:

   - bối cảnh tương phản thứ nhất: người giàu có và kẻ khó nghèo;

   - bối cảnh tương phản thứ hai: người giàu có trong hoả ngục và Lazzaro trong vương quốc của Abraham.

Yếu tố nổi bâc của dụ ngôn, chính là bối cảnh đảo ngược đó.

Điều đó cho thấy Thiên Chúa phán đoán khác với lối suy tư thường tình của chúng ta và lịch sử sẽ kết thúc khác xa với viễn ảnh mà những kẻ bất chính, bất nhân, lương lẹo mơ tưởng.

Ngoài ra chúng ta còn có thể hiểu rằng ý nghĩa của dụ ngôn cũng nhằm chống lại xác tính được phổ thông  lúc đó, cho rằng giàu có là dấu chỉ được Chúa chúc lành.

Trái lại, dụ ngôn muốn dạy cho biết rằng Thiên Chúa đứng về phía nhưng kẻ khó nghèo, những người bị bỏ rơi, bị loại ra bên lề xã hội. 

Nhưng đoạn dụ ngôn tường thuật không phải chỉ có ý nghĩa vậy.

Đoạn tường thuật còn thêm một bối cảnh thứ hai, trong đó Chúa Giêsu muốn cho biết những gì thật quan trọng.

Người giàu có, trong hoàn cảnh khốn nạn của mình, ao ước làm sao cho anh em mình biết được cảnh khốn đốn của mình: 

   - " Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh Lazzaro đến nhà cha con, vì con hiện có năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo ho, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình nầy ! " ( Lc 16, 27-28). 

Nhưng sai Lazzaro đến với lợi ích gì ? Họ có Moisen, các ngôn sứ, không cần phải có gì hơn nữa.

Những lời chỉ dẫn, giảng dạy, không thiếu, Điều mà cuộc sống mọi người cần có, đó là lòng can đảm, đức tin, nhứt là sự tự do để thấy và hiểu được.

Người sống cuôc sống sang trọng giàu có là người đui mù, không thấy người nghèo khổ ở bên cạnh mình, mà con chó cũng thấy được: 

   - " Lại thêm mấy con chó đến liếm ghẻ chốc anh ta " ( Lc 16, 21). 

Người giàu có trong dụ ngôn không chống báng Thiên Chúa, cũng không đè ép chà đap gì người nghèo khổ, chỉ có một điều đáng trách, đó là ông ta dững dưng, không thấy người khổ hạnh đang cần mình.

Đó chính là điều nguy hiểm: sống sang trọng giàu có làm cho con người trở nên đui mù và dững dưng trước người thân cận. 

 

   22 - Gương mù gương xấu, lòng tha thứ và đức tin ( Lc 17, 1-40).

Trong các lời huấn day cho các môn đệ và cho đoàn lũ dân chúng theo Người dọc theo cuộc hành trình, Chúa Giêsu thường lập đi lập lại những đòi hỏi phải có, như là những điều kiện để đươc theo Người. Những lời huấn day đó, chúng ta có thể tóm gọn lại trong hai câu xác quyết: 

   - " Ai đến với Ta, mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nũa, thì không thể làm môn đệ Ta đươc " ( Lc 14, 26 ).

   - " Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ Ta được " ( Lc 14, 33). 

Giờ đây lời giảng dạy của Chúa Giêsu nhằm nói lên những điều kiện khiến cho cuộc sống đi theo Người có thể tiến hành được: đó là đức tin và lòng khiêm nhường.

Người không còn chỉ dạy bảo riêng cho nhóm môn đệ nhỏ bé, sống bên cạnh Người, mà cho cả đoàn lũ cộng đồng dân chúng lắng nghe tiếng Người. 

Gương mù gương xấu, mà đoạn Phúc Âm ( Lc 17, 1-3) đề cập đến, không phải đơn sơ chỉ là gương mẫu cuộc sống luân lý xấu xa, tồi tệ, mà là cách sống làm cản trở cho Lời Chúa được loan truyền đến mọi người và triển nở trong lòng người nghe.

Đó là bất cứ một cuộc vấp ngã nào đó có ảnh hưởng, cản trở anh em mình đươc hoàn toàn hôi nhập khắng khít với Chúa Giêsu và với sứ điệp của Người.

Giáo Hội phải là một môi trường cho tất cả mọi người, nhứt là cho những người yếu kém, làm cho đức tin được dễ dàng triển nở, chớ không phải là nghich cảnh cản trở.

Lời cảnh cáo nghiêm khắc của Chúa Giêsu là những lời nói thẳng, trực tiếp đối với các thành phần Giáo Hội, cũng như đối với những kẻ bên ngoài. Nhưng nhứt là đáng khiển trách đối với thành phần nội bộ của Giáo Hội: 

   - " ...khốn cho những kẻ làm cho người ta vấp ngã. Thà buộc cối đá vào cổ nó và xô xuống biển, có lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ nầy vấp ngã " ( Lc 17, 1b-2).  

Lý luận của trần thế tìm cách giảm thiểu tư cách đáng tin của Phúc Âm, đó là điều dễ hiểu. Nhưng chúng ta có thể nghĩ gì, khi gương mù gương xấu đó, những cản trở nào đó làm mất nhuệ khí lại là những gì thoát xuất từ những ai tự hào cho mình là nhân chứng Chúa Kitô ?

 

Phần B. Lòng tha thứ ( Lc 17, 3b-4 ) là những gì cần thiết cho cuôc sống cộng đồng, cũng cần thiết cả cho việc sữa đổi. Nhưng chữa trị, sữa đổi đó phải là những gì được thực hiện trong kín đáo.

Thánh Luca thích nhấn mạnh đến biến cố Chúa Giêsu tha thứ cho người thiếu phụ tội lỗi,

   - " Rồi Chúa Giêsu nói với người phu nữ: " Tội của con đã được tha rồi " ( Lc 7, 48), và tha thứ cho cả những ai đóng đinh Người: 

   - " Lạy Cha, xin tha cho ho, vì ho không biết việc họ làm " ( Lc 23, 34 ). 

Điều đó cho thấy biết tha thứ, theo Thánh Luca, là dấu chứng của người Kitô hữu, sư khác biệt đích thực của người Kitô hữu đối với cách hành xử của người dân ngoại. 

Sau khi xác nhận chân lý sâu xa của lòng tha thứ, cần phải thành thật xác nhận rằng vấn đề không phải đơn giản như những gì đọc thoáng qua, bởi lẽ sự tha thứ lắm khi đối chọi ngược lại với những đòi hỏi khác không phải kém phần quan trọng: ví dụ nhu cầu đối với công bằng, đâu là tiêu chuẩn thiết định lằn mức phải có cho chân lý, đến lằn mức nào là cuộc chiến đấu cần thiết để có đươc tự do hay để bênh vực người bị áp bức.

Như vậy, tha thứ có phải là " hoà hợp, hoà giải " với bất cứ điều kiện nào, hoặc " lách sang rồi bỏ đi luôn ", như kinh sư và thầy tư tế trong dụ ngôn người Samaritano nhân lành chăng? ( Lc 10, 29-37). Đó là thái độ thiếu trách nhiệm, không bác ái đối với người hoạn nạn, hơn là " nhân lành, tha thứ ".

Đó là những gì cho thấy Chúa Giêsu là Đấng dạy bảo và thực hành lòng tha thứ, nhưng chính Người - trong một vài trường hợp - cũng không ngần ngại khiển trách và doạ nạt và lên án những kẻ không có thiện chí, cố chấp: 

   - " Hỡi loài rắn độc...mồ mã tô vôi...khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có ! ".  

Hiểu như vậy, chúng ta thấy Phúc Âm nói về lòng tha thứ, nhưng chúng ta cũng biết rằng áp dụng vào thực tế không phải là không có vấn đề.

Làm sao có thể nối kết được tha thứ với chân lý và công bằng?

Làm sao có thể liên kết được tha thứ với sửa trị ?   

Câu trả lời, dĩ nhiên, chúng ta phải đăt vấn đề vào thực tế, tùy trường hợp. Đó là một phận vụ hành xử liên hệ với lương tâm và lý trí của mỗi người.

Tuy nhiên Phúc Âm đưa ra cho chúng ta ba chỉ dẫn:

   1 ) Chỉ dẫn thứ nhất, đó là lòng sẵn sàng tha thứ phải là nền tảng của mọi động tác hành xử, khuôn thước không thể thiếu, trong đó mọi động tác hành xử đều đươc chứa đưng, dĩ nhiên là những đông tác chính đáng và cần thiết phải thực hành.

Có người tìm cách hành xử dựa trên lòng ganh tức, ghét bỏ, đố kỵ, như là sức mạnh để chiến đấu đạt được chân lý, các quyền chính đáng của người bị áp bức.

Trong khi đó thì trái lại, có những người tìm hành xử trong yêu thương. Đó chính là phương cách của người tín hữu Chúa Kìtô.

   2 ) Phương thức thú hai là phải có lòng đối kháng sâu đậm đối với những gì sai trái và bất chính, chớ không phải đối với những ai, không phải đối với chủ thể con người.

Sự sai trái là một chuyện, con người là một chuyện khác; tội lỗi là môt chuyện, người tội lỗi là một chuyện khác.

Bởi đó Chúa Giêsu không lên án con người ( người thiếu phụ ngoại tình), mà lên án tội lỗi: 

   - " Ta cũng không lên án con, hãy ra về và từ nay đừng phạm tội nữa " ( Jn 8, 11). . 

Câu nói vừa kể " hãy ra về " cho thấy từ nay người thiếu phụ còn có cơ hội để cải thiện đời sống tội lỗi của mình.

Nhưng động từ ở thời mệnh lệnh tính " đừng phạm tội nữa ", Chúa Giêsu ra lệnh và lên án tội lỗi cũng như đặt tin tưởng vào thiện chí của nàng.

 

Đức tin, 

   - " Các môn đệ thưa với Chúa Giêsu: " Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con ". Chúa đáp: " Nếu anh em có lòng tin bằng hạt cải, thì anh em có bảo cây dâu nầy: " hãy bât rễ lên xuống dưới biển kia mà mọc ", nó cũng sẽ vâng lời anh em " ( Lc 17, 5-6 ). cần phải được đem ra thực hành các nhu cầu điều đòi buôc của Chúa Giêsu.

Dĩ nhiên, đây không phải là đoạn Phúc Âm duy nhứt nói về đức tin. Thánh Luca thường đề cập đến đức tin, nhứt là trong các đoạn kể lại các phép lạ

   - để chữa người bị bại liệt ( Lc 5, 20),

   - để tha tội cho người thiếu phụ tội lỗi trong nhà ông Simon ( Lc 7, 50),

   - để chữa người mù ở Gerico ( Lc 18, 42 ).

Các lần can thiệp cứu thoát của Chúa Giêsu luôn luôn đều có liên hê đến đức tin.

Nhưng loại đức tin nào cần phải có ?

Mặc dầu Chúa Giêsu có nói " Đức tin con đã cứu con ", nhưng không phải là đức tin của con người giải thoát được con người, mà chính là quyền năng của Thiên Chúa nơi con người hoàn toàn phó thác tin cậy vào, như Kinh Tin Kính mà chúng ta thường đọc trong Thánh Lễ dạy chúng ta: 

   - " Credo in Unum Deum " ( Con tin cậy vào Chúa ), không những tin có Chúa, mà còn phó thác mình vào Chúa. 

Đức tin là điều kiện làm cho quyền năng của Thiên Chúa thành năng động; không có đức tin, quyền năng của Thiên Chúa không tác động.

Tại sao vậy?

Bởi vì có đức tin là nhận biết tình trạng bất lực của chúng ta và đồng thời đặt mọi tin cây, phó thác vào quyền năng của Chúa.

Đức tin là khước từ tin tưởng vào chính mình, để hoàn toàn phó thác vào Chúa.

Khoảng không gian nôi tâm đó, chính là nơi chốn Chúa muốn để ban ơn cứu rổi cho chúng ta và lòng can đảm để đi theo Người.

Và nếu đức tin gồm tất cả những gì vừa kể, thì rõ ràng đức tin không phải là những gì chúng ta có thể tự tạo lấy hay tự cấu trúc lấy được.

Hiểu như vậy, đức tin đồng thời cũng là ơn Chúa ban cho. Do đó chúng ta không còn có cách nào khác hơn để có được đức tin, ngoài ra phương thức van xin Chúa Giêsu của các môn đệ: 

   - " Thưa Thầy, xin thêm đức tin cho chúng con ". 

Chính Chúa Giêsu cũng hành xử như vậy cho Thánh Phêrô:

   - " Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất đức tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh " ( Lc 22, 32 ).

Sau những lời huấn dạy về đức tin vừa kể, Thánh Luca tường thuât kế tiếp một dụ ngôn ( Lc 17, 7-10), đăc biệt chỉ có trong Phúc Âm ngài.

Huấn dụ được Chúa Giêsu nói lên trong dụ ngôn nhằm nhắn nhủ các Tông Đồ, các vị lãnh đạo Giáo Hội rằng các ngài không được ngừng nghĩ với xác tín rằng mình đã làm việc khá đủ rồi.

Đây là một dụ ngôn ngắn ngủi, không nhằm nói lên thái độ của Thiên Chúa đối với con người, cho bằng nói lên thái độ phải có của con người đối với Thiên Chúa, sẵn sàng gắng sức, hy sinh tất cả cho Chúa, không toan tính, không kỳ vọng: 

   - " Đối với anh em cũng vậy, khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi chỉ làm việc bổn phận đó thôi " ( Lc 17, 10). 

Người môn đệ không sống với tinh thần Phúc Âm, bằng cách suy nghĩ, tính toán, lợi nhuận: lương bổng phải tương xứng với việc làm.

Sau một ngày làm việc, người môn đệ không được cho rằng " tôi đã làm xong công chuyện rồi " và chờ đợi quyền thù lao của mình.

Người môn đệ không khoe khoan và không so sánh với người khác, mà chỉ biết rằng mình đã làm tròn bổn phận của mình, làm hết sức mình, mình chỉ là người đầy tớ của Chúa.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!