Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 44 ); ( 01.09.2013 ); ( Lc 14, 1.7-14)

CHÚA  NHẬT  XXII   PHỤNG  VỤ  THƯỜNG  NIÊN,  NĂM   C

NGUYỄN HỌC TẬP 

Các buổi tiệc khoản đãi cũng như những bửa  ăn giữa bạn bè, thân quyến là những cơ hội để những người dự tiệc trao đổi tâm tình, lòng ngưỡng mộ, tình bằng hữu với nhau, được thể hiện trong việc chia cho nhau thức ăn, một hình thức chia xẻ sự sống cho nhau.

Nhưng các bưổi tiệc thịnh soạn hay những bửa ăn không phải luôn luôn có những ý nghĩa cao cả tốt dẹp như vậy.

Thay vì là những cơ hội để diễn tả tình thân hữu, ngưỡng mộ, chia xẻ tâm tình, các bửa tiệc, bửa ăn cũng là cơ hội để quen biết, tạo thế lực, phô trương thanh thế, tài năng gây thêm vây cánh, chinh phục và đè bẹp những ai không vi cánh, yếu thế.

Hiểu được như vậy, chúng ta có thể thấu suốt lời giảng dạy của Chúa Giêsu trong đoạn Phúc Âm hôm nay ( Lc 14, 1. 7-14 ). 

  

A - Dạy cho những ai đến nghe Người hôm đó, bài giảng được Chúa Giêsu đặt liên tưởng đến những lời giảng dạy tương tợ trong sách Cách Ngôn: 

   - “ Thà được người ta bảo: Xin mời ông lên trên! Còn hơn bị hạ xuống trước mặt người quyền  cao chức trọng ” ( Pr 25, 7).

Đó là ý nghĩa của dụ ngôn thứ nhứt trong đoạn Phúc Âm hôm nay.

Chúa Giêsu cảnh cáo những ai nghe Người hôm đó hãy coi chừng những tai hại của lòng ham muốn nổi bật, trổi vượt hơn người khác.

Đừng biến  bửa tiệc , cơ hội tốt đẹp để kết nghĩa thân tình, thành đất dụng võ cho tham vọng xã hội, chiếm chỗ danh dự , đè bẹp và đê tiện hóa người khác với  lòng ích kỷ, tự tôn, kiêu ngạo quá đáng , “ hạ mục vô nhân ”.

Những kẻ kiêu ngạo, tự tôn vô ý thức, khinh rẻ người khác như vậy, sớm muộn gì cũng sẽ  trả đắc giá:

   - “ Khi được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhứt, kẻo có nhân vật nào quan trọng hơn cũng được mời, và rồi người đã mời anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: Xin ông nhường chỗ cho vị nầy. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà ngồi xuống chỗ cuối” ( Lc 14, 8-9). 

Nhưng nếu sách Cách Ngôn dạy phương thức khôn ngoan luân lý trong cách ăn thói ở phải có, thì những lời giảng dạy của Chúa Giêsu hôm nay đặt trên chiều hướng tôn giáo của ngày cánh chung ( escatologicus) của những ai theo Người.

Chúa Giêsu khuyên những ai theo Người không nên để hết tâm lực chạy theo khuynh hướng khoe khoan, tham vinh dự, đua đòi chiếm chỗ “ăn trên ngồi trước ”.

Chắc hẵn chúng ta còn nhớ đang lúc đi đường, vừa theo Chúa Giêsu một thời gian, các môn đệ đã xầm xì bàn tán nhau xem ai là người “ lớn nhứt trong các môn đệ ” ( Mt 18, 3-4); ( Mc ( 9, 35-36): 

   - “ Lúc ấy các môn đệ lại gần, hỏi Chúa Giêsu"Thưa Thầy, ai là người lớn nhứt trong Nước Trời” ( Mt 18,1).

Nhưng như vừa đề cập, Chúa Giêsu không có ý dạy các môn đệ phương thức hành xử khôn ngoan ở đời. Do đó chúng ta không nên giải thích câu Phúc Âm của Thánh Luca: 

   - “ Vì ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên ” ( Lc 14, 11), trong chiếu hướng khôn ngoan xử sự, như là lời hứa “ rồi đây có vay có trả ”, chịu khó nhẫn nhục một thời gian con đường phục hồi danh dự, vượt thắng kẻ hơn mình sẽ là con đường nắm chắc trong tay; kiên nhẫn một chút, giấc mộng vượt thắng khải hoàn sẽ được thực hiện.

Chân lý tiềm ẩn dưới lời huấn dụ của Chúa Giêsu đúng hơn là phẩm giá của con người hệ tại ở giá trị của con người trước mặt Thiên Chúa.

Mỗi người chúng ta được sinh ra trổi vượt hơn mọi tạo vật,

   - được sinh ra giống hình ảnh Thiên Chúa ( Gn 1, 27),

   - được Thiên Chúa nhắc lên địa vị là con cái Người ( Mt 6,9)

   - và được thừa hưởng gia tài tham dự vào bản tính Thiên Chúa của Ngài ( 2 Pt 1,4 ).

Nếu không ý thức được địa vị cao cả đó của mình, đặt mình vào chỗ chót đối với người khác là hình thức loạn thần tự biến mình thành nô lệ hay có giả tâm lợi dụng những kẻ bé mọn, nghèo khỗ bị khinh khi để thực hiện mưu đồ bất chính nào đó: được thiên hạ ngợi khen là người đại lượng, biết thương người , nhờ các việc từ thiện của chúng ta chẵng hạn.

Thái độ hạ mình xuống trong Phúc Âm là cử chỉ của con người ý thức được địa vị cao cả con Thiên Chúa của mình, tự hạ mình xuống để phục vụ anh em, cũng là con cái Thiên Chúa như mình,  như Phúc Âm dạy ( Mc 9, 35-36):  

   - “ Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người” ( Mc 9, 35). 

Ý thức địa vị cao cả con Thiên Chúa của mình và của anh em đồng loại với mình, địa vị đó không tùy thuộc chỗ cao, quyền trọng, nhiệm vụ và tước vị trong xã hội.

Chúng ta là con Thiên Chúa, chỉ vì Chúa muốn ban cho chúng ta nhưng không phẩm giá con cái Người và tự Người ban chính Người cho chúng ta, cho chúng ta tham dự, sống chính đời sống hạnh phúc tột bực mà Người đang sống ( 2 Pt 1,4).

Ý thức được như vậy, người Kitô hữu khiêm nhường chấp nhận chỗ chót trong cuộc sống không phải là tự phá giá nhân phẩm và địa vị con Thiên Chúa của mình, mà là khiêm nhường đặt mình vào địa vị của những ai bé mọn và bị khinh thị để phục vụ, nâng đở và tôn anh em lên, đặt họ trở lại vào chỗ đứng con cái Thiên Chúa như mình.

 

   B – Cũng cùng trong chiều hướng đó, dụ ngôn thứ hai hôm nay trong Phúc Âm đề cập đến gia chủ, người đứng ra mời bạn bè, thân hữu và người quen dự tiệc.

Kinh nghiệm cuộc sống cho chúng ta nhiều yếu tố tiêu cực, pha lẫn những yếu tố tích cực tỏ tình thân hữu, ngưỡng mộ và chia xẻ cuộc sống như chúng ta đã đề cập.

Nhiều bửa tiệc thịnh soạn được khoản đãi, nhứt là những bửa tiệc giữa các nhà quyền uy, chính trị gia, nguyên thủ quốc gia, chắc chắn không phải chỉ vì Tổng Thống G. Bush có cảm tình đặc biệt với ông Putin hơn ông Chirac hay ông Berlusconi dễ thương hơn Schroeder, cho bằng khoản đãi để bắt tay với Putin hứa không can thiệp và Berlusconi chấp thuận cho xử dụng phi trường và hải cảng Ý, trong trường hợp Mỹ có thể tấn công Iraq.

Tiệc tùng, đãi ăn là những cơ hội để giao ước lợi thế, mở rộng đồng minh, tăng triển thế lực và ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp.

Kế đến các buổi tiệc tùng khoản đãi cũng được thực hiện trong nhãn quang “ cho và nhận”   của lối lý luận “ có đi có lại, mới toại lòng nhau ” trong cuộc sống nhân loại.

Lối hành xử hợp lý “ trao đổi ” có lợi cho cả đôi bên trong cuộc sống con người, không phải là điều đáng khinh bỉ, đối với người Ki Tô hữu, trong cuộc sống thường tình.

Nhưng Chúa Giêsu muốn đòi hỏi ở những ai theo Người một lối sống khác, không tìm kiếm trao đổi  “có đi có lại ”, liên kết với những ai danh giá, quyền lực, mà với người bé mọn, nghèo hèn, hạng chót trong xã hội, những người “được đặc ân ” con  Thiên Chúa:

   - “ Phúc cho anh em là những kẻ khó nghèo, vì Nước Thiên Chúa là của anh em ” (Lc 6, 20). 

Và trọng đãi kẻ nghèo hèn, người hạng chót trong xã hội, không do luật trao đổi “ có đi có lại ”được Chúa Giêsu dạy cho chúng ta là cách hành xử “được chúc phúc ”: 

   - “ Họ không có gì đáp lễ, và như thế ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại ”  ( Lc 14, 14).  

Trọng đãi kẻ nghèo hèn, chỉ vì muốn dấn thân lo lắng cho họ, làm cho họ vơi đi những nỗi bất hạnh của cuộc sống, như Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta trong cuộc sống trần thế của Ngài: 

   - “ Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng ” ( Mt 11, 4-5), chớ không phải với dụng ý, dùng người nghèo để tăng gia uy tính, tiếng tăm: “Ông ấy là người luôn luôn giúp người nghèo, thật là đại lượng, đáng cho chúng ta dồn phiếu bầu làm dân biểu Quốc Hội ”.

Lưu tâm đến người bé mọn, bần cùn của người Ki Tô hữu chỉ vì chúng ta thật lòng yêu thương họ và bởi vì “ thương xót người ”  hay đức bác ái chính là  quả tim của Tin Mừng Phúc Âm: 

   - “ Phúc thay ai thương xót người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương ” ( Mt 5, 7 ). 

Người Ki Tô hữu lưu tâm, trọng đãi những kẻ nghèo hèn, bé mọn, không suy tính đến việc được trả nghĩa hoàn công, bởi vì họ ý thức rằng chính họ được Chúa thương bằng tình yêu nhưng không, được Chúa ban cho họ chính Người, cho họ tham dự vào chính đời sống hạnh phúc tuyệt diệu và bất diệt của Người, mà không đòi hỏi ở họ hoàn trả lại bất cứ một ân huệ nào: 

   - “ Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy ( của Chúa Giêsu), Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất qúy báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó anh em được thông  phần bản tính Thiên Chúa…” ( 2 Pt 1,4). 

Thiên Chúa đã ban tặng Người cho chúng ta nhưng không, chúng ta đừng kỳ vọng ở anh em, nhứt là ở anh em bé mọn, nghèo hèn, hoàn trả lại cho chúng ta những gì chúng ta đã phục vụ làm ơn cho anh em: 

   - “ Họ không có gì đáp lễ, và như thế ông mới thật có phúc…” ( Lc 14, 14).

Phục vụ anh em, tất cả chúng ta đều là con Thiên Chúa, với tất cả con người chúng ta và với những gì chúng ta có, không tính toán, một ngày nào đó chính Thiên Chúa sẽ mời chúng ta đồng bàn với Người:

   - “ Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ nầy uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu ” ( Mt 10, 42).

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!