Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”

  

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 41); ( 15.08.2013); ( Lc 1, 39-56)

LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI,   NĂM C

NGUYỄN HỌC TẬP                

Phúc âm Thánh Luca là Phúc Âm duy nhứt thuật lại cuộc đời Chúa Giêsu từ lúc Đức Mẹ được truyền tin đến lúc song thân tìm gặp lại Ngài trong Đền Thánh.

Trong đoạn Phúc Âm vừa kể, giữa đoạn tường thuật bằng văn xuôi, thỉnh thoảng Thánh Luca ghi lại ngôn từ của các nhân vật chính bằng lối văn thi phú, ghi lại lời cầu nguyện, chiêm nghiệm thiêng liêng và quan niệm thần học cao siêu

   - Trước tiên là Bài Ca Ngợi Khen, Magnificat của Mẹ Maria ( Lc 1, 46-56),

  - Kế đến, Bài Ca Chúc Tụng, Benedictus của Zaccaria ( Lc 1, 68-79),

  - Rồi đến Bài Ca Vinh Danh, Gloria in Excelsis Deo, ngắn ngủi của các thiên sứ ( Lc 2, 14),

  - Và sau cùng là Bài Ca Ra Đi Bình An, Nunc dimittis, của Simeon ( Lc 1, 29-32). 

Tất cả những Bài Ca vừa kể là những án văn thi phú diễn tả lòng ngợi khen và cảm tạ ơn Chúa về hành động và ân sủng cứu rỗi của Người.

Thể thức vừa tường thuật bằng văn suôi, được chen vào giữa bằng những án văn thi phú như vừa kể, Thánh Luca viết theo lối viết văn của Cựu Ước.

Trong sách Ngũ Thư (Pentateuco), năm quyển sách đầu tiên của Cựu Ước, bản văn suôi thuật lại lịch sử tổ tiên dân Israel,  các điều răn, luật lệ Thiên Chúa truyền cho, được xen lẫn đó đây những Bài Ca, lúc ngắn, lúc dài như những lời tung hô vạn tuế hay như thu tóm lại những gì Thiên Chúa thực hiện, mạc khải chính Ngài là ai cho họ

   - Chương 15 sách Khởi Hành ( Exodus) là bài ca ngợi chiến thắng của Chúa trên dân Ai Cập, để cứu Israel,

  - Chương 32 và 33 sách Đệ Nhị Luật ( Deuteronomio) là bài Ca và Chúc Phúc của Moisen cho Israel.

  - Các sách khác như sách Tobia và Khải Huyền cũng xen lẫn văn suôi và văn dần để diễn tả lời cầu nguyện, quan sát , giải thích và  tham dự của dân chúng vào những mạc khải cao cả Chúa ban cho:  “ hát là cầu nguyện hai lần ” là vậy. 

Hiểu được sức thu hút để diễn tả tâm tình và quyện  lấy con người vào lời cầu nguyện của thể văn thi phú, trong kinh nguyện thường nhật, Giáo Hội cũng lấy lại những bài ca của Phúc Âm Thánh Luca vừa kể để giúp chúng ta cầu nguyện tâm tình với Chúa:

   - buổi sáng, Bài Ca Chúc Tụng , Benedictus, của Zaccaria,

   - buổi chiều, Bài Ca Ngợi Khen, Magnificat, của Mẹ Maria,

   - đem về khuya, Bài Ca Ra Đi, Nunc dimittis, của Simeon,

   - bài ca Vinh Danh, Gloria in Excelsis Deo, của các thiên sứ, được sửa đổi lại “ …Bình an dưới thế cho những người Chúa thương…”, để diễn tả nỗi hân hoan của ngày đại  lễ. 

Hát là cầu nguyện hai lần ” diển tả lên cảm súc, tâm tình, lòng biết ơn sâu xa đối với những gì Thiên Chúa đại lượng ban nhưng không cho chúng ta. 

Đặt những lời ca tụng của bà Elisabeth đối với Mẹ Maria và Bài Ca Ngợi Khen, Magnificat, của Mẹ Maria trong nhãn quang vừa kể, nội dung của bài Phúc Âm hôm nay mừng Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời,  chúng ta hiểu được tại sao viết lại cho chúng ta lời Ngợi Khen Chúa của Mẹ Maria được Thánh Luca ghi lại cho chúng ta dưới thể văn thi phú. 

Viễn ảnh Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, tín điều cuối cùng của Giáo Hội Công Giáo,  phần thưởng Chúa ban cho Mẹ sau khi hoàn thành sứ mệnh cộng tác chương trình cứu rỗi của Chúa Giêsu, đã được diễn tả tiềm tàng trong Bài Ca Chúc Tụng của Mẹ, nói lên sự cao cả và lòng đại lượng của Thiên Chúa, tỏa ánh trong con người của Mẹ.

Lời ca Chúc Tụng của Mẹ Maria được cất  lên bằng thể văn thi phú, nói lên Mẹ ca tụng và ngợi khen và cảm tạ  Chúa với tất cả tâm tình về những gì Chúa đang thực hiện cho mẹ và cho cả nhân loại: 

   - “ Linh hồn tôi ngợi khen Chúa,

    thần trí tôi hớn hở vui mừng,

    vì Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi ” ( Lc 1, 47). 

Hợp nhất với ý muốn Thiên Chúa vinh danh Israel và cả nhân loại, chính Mẹ Maria đã được Thiên Chúa vinh danh: “ muôn đời sẽ khen tôi diễm phúc ”:  

   - “ Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới;

   từ nay, muôn đời sẽ khen tôi diễm phúc.

   Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả,

   danh Người thật chí thánh, chí tôn…

   Chúa hạ bệ những ai quyền thế,

  Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” ( Lc 1, 48-49.52). 

Đoạn Phúc Âm thuật lại cuộc viếng thăm của Đức Mẹ đối với bà Elisabeth mời gọi chúng ta nhìn Mẹ Maria bằng đôi  mắt khâm phục của người chị bà con Elisabeth: 

   - “ Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế nầy ?”  ( Lc 1, 43).

Câu hỏi với ngụ ý thán phục trên của Elisabeth được đặt xen vào giữa hai câu thốt lên để khen ngợi Mẹ Maria:

   - “ Bà được đầy Thánh Thần liền kêu lớn tiếng mà nói: Em được chúc phúc hơn mọi người nữ và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc ” ( Lc 1, 42).

   - “ Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã phán với em” ( Lc 1, 45). 

Câu hỏi của bà Elisabeth cũng còn có ý nghĩa là một câu hỏi đối với mỗi người trong chúng ta:  

   - “ Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đên với tôi thế nầy ?”  

Không ai trong chúng ta đáng được Chúa Giêsu ban Mẹ của Người  làm Mẹ chúng ta, như Người đã ban cho “ người môn đệ được Chúa thương mến ” dưới Thánh Giá, trước khi Nguời tắt thở:

   - “ Thưa Bà, đây là con Bà. Rồi Người nói với người môn đệ: “Đây là Mẹ anh. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình ” ( Jn 19, 26-27). 

Chúng ta được Chúa Giêsu giao cho Mẹ Maria như là những người môn đệ của Con Mẹ.

Nhân dịp Mừng Lễ Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, chúng ta cũng nên tỉnh tâm lại suy tư sâu sắc hơn về lòng tôn kính và hiếu thảo Mẹ Maria của chúng ta: chúng ta được Chúa Giêsu giao chúng ta cho Mẹ, để Mẹ cầu bào, bênh vực, nâng đở chúng ta:

   - “Đây là Mẹ anh!”. 

Chúng ta cũng hãy biết theo gương hành xử của Thánh Gioan, chúng ta có Mẹ Maria trong cuộc đời chúng ta:

    “ Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình ” .

Mừng Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời cũng là dịp để chúng ta chuẩn định giá trị Ki Tô giáo của thân xác chúng ta, thân xác được Chúa dựng nên, thánh hóa và cũng sẽ  được đem lên trời như thân thể của Mẹ Maria.  

Để trả lời cho những tín hữu Hy Lạp thành Corinthio cho rằng cuộc sống dâm đảng của xác thịt không liên hệ gì đến đời sống thiêng liêng của người Ki Tô hữu, bởi lẽ theo quan niệm triết lý Hy Lạp thân xác chỉ là ngục tù giam hảm linh hồn, linh hồn được giải thoát khi có cơ hội lìa khỏi xác, linh hồn và thể xác, hai thực thể độc lập,  không liên hệ gì với nhau hành động của thân xác không liên hệ gì đến cuộc sống tâm linh, Thánh Phaolồ sửa đổi lối suy tư của họ: 

   - “ Nhưng thân xác con người không phải là để gian dâm, mà để phụng sự Chúa, vì Chúa làm chủ thân xác. Thiên Chúa đã làm cho Chúa Ki Tô sống lại; chính Người cũng sẽ dùng quyền năng của mình mà làm cho chúng ta sống lại” ( 1 Cor 6, 13-14). 

Và thân xác của chúng ta, qua phép rửa, đã được thánh hóa và hội nhập vào thân thể  của Chúa Giêsu: 

   - “ Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Chúa Ki Tô sao ? ” (1 Cor 6, 15). 

Thân xác chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần:

   - “ Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần sao? ” ( 1 Cor 6, 19). 

Và vì đó, con người phải tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác của mình: 

   - “ Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em…Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em” ( 1 Cor 6, 20).

Hợp nhứt với Chúa Giêsu, người tín hữu có thể vượt thắng các sức mạnh nô lệ hóa mình trước kia, ( lề luật, tội lỗi, sự chết), nhờ thân thể Chúa Giêsu.

Giáo lý của Chúa Giêsu là giáo lý trổi vượt hơn những gì luật lệ Moisen truyền dạy: 

   - “Đối với anh em cũng vậy. Bởi được liên kết với thân thể Chúa Ki Tô, anh em đã chết đối với luật Moisen. Giờ đây, anh em thuộc về một con người khác, tức là thuộc về Đấng đã được Thiên Chúa cho sống lại từ cỏi chết, để chúng ta sinh hoa kết quả cho Thiên Chúa ” (Rom 7, 4 ). 

Thân xác của Chúa Giêsu đã bị huỷ diệt vì gánh lấy tội lỗi của nhân loại: 

   - “ Chúng ta biết rằng: con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Chúa Ki Tô, như vậy con người do tội lỗi đã bị hủy diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa ” ( Rm 6, 6).

Và như vậy, hợp nhút với Chúa Giêsu, con người của người tín hữu cởi bỏ xác thịt hư nát của sự chết: 

   - “ Trong Người, anh em được chịu phép cắt bì, không phải phép cắt bì do tay người phàm, nhưng là phép cắt bì của Chúa Ki Tô, có sức lột bỏ con người tội lỗi của anh em” (Col 2, 11). 

Con đường mà Chúa Giêsu đã đi qua, người tín hữu phải theo Ngài trong cuộc sống hằng ngày. Người tín hữu Chúa Ki Tô phải hiến dâng thân thể mình cho Chúa: 

   - “ Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi xin anh em hãy dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người” ( Rm 12, 1). 

Dĩ nhiên thân xác của chúng ta không đạt được thượng đỉnh vinh quang của mình trong cuộc sống trần gian nầy. Xác thịt yếu hèn và tội lỗi của chúng ta sẽ được Chúa Giêsu biển đổi thành thân thể hiển vinh:

   - “ Người ( Chúa Giêsu) có quyền năng khắc phục muôn loải, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Ngài ” ( Phil 3, 21). 

Thân xác của chúng ta sẽ được Chúa Giêsu biến thành thân thể thiêng liêng và không hư nát, mang lấy hình ảnh của  Ngài: 

   - “ Vì thế, cũng như chúng ta đã mang hình ảnh của người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh của Đấng từ trời mà xuống” ( 1 Cor 15, 49).

Và đến một lúc nào đó, chúng ta nên mạnh dạn lìa bỏ thân xác hư mất nầy để ra đi và đến nơi cư ngụ với Thiên Chúa, mặc lấy thân xác được Chúa biến đổi vinh hiển cho chúng ta: 

   - “ Vậy, chúng tôi luôn luôn mạnh dạn, và điều chúng tôi thích hơn, đó là lìa bỏ thân xác để được ở bên Chúa. Nhưng dù còn ở trong thân xác hay đả lìa bỏ, chúng tôi chỉ có một tham vọng là làm đẹp lòng Người ” ( 2 Cor 5, 8-9). 

Thân xác của chúng ta sẽ được Chúa làm cho sống lại và kết hợp thành một thân thể duy nhứt với Chúa Ki Tô.

Nói tóm lại, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta có thân xác, do Ngài dựng nên “ là điều tốt đẹp ” ( Gn 1, 10.12.18…).

Thân xác của người tín hữu Chúa Ki Tô được thánh hóa qua phép rửa và các phép bí tích, trở nên đền thờ của Thiên Chúa, hội nhập vào thân thể Chúa Giêsu, một ngày kia sẽ được trở nên vinh hiển và Chúa đem vào Nước Trời để hưởng hạnh phúc với Người, như Người đã đem Mẹ Maria, cả hồn lẫn xác lên trời, mà chúng ta mừng lễ hôm nay.

Chúng ta sẽ vào Nước Trời cả xác và hồn như Mẹ Maria, chúng ta hãy sống theo gương mẫu cuộc sống đức tin của Mẹ Maria.

Chúng ta hãy đem Mẹ Maria vào cuộc sống vui buồn của chúng ta: 

- “ Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình ” ( Jn 19, 27).

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!