Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)


 

NGUYỄN HỌC TẬP


 

Con người và công quyền.

 

J - Quốc gia can thiệp để bảo vê phẩm giá con người ( RM 1941, 15: Pio XII, Radiomessaggio per il 50° anniversario della Rerum Novarum).

 

  - " Bảo vệ lãnh vực các quyền bất khả xâm phạm của con người và tao điều kiện dễ dàng để con người chu toàn đươc các bổn phận của mình, đó là phân vu thiết yếu của mọi quyền lực công cộng.

 

Đó không phải là những gì hàm chứa nơi mình ý nghĩa tốt đep của công ích sao ? Điều quan trọng không phải công quyền đó là công quyền trải rộng trên mọi thành phần cộng đồng, mà vì đó công quyền có quyền giảm thiểu đi động tác cá nhân được đề cập ở trên, tức là trực tiếp quyết định bao giờ bắt đầu hay ( trừ trường hơp vì phải tuân hành hình phạt chính đáng ) kết thúc đời sống của mình, quyết định tùy theo tài năng của mình, các động tác thể xác, tinh thần , tôn giáo và luân lý như thế nào, ngược lại các bổn phận và quyền hạn của con người. Và nhằm mục đích đó, quyết định xoá bỏ đi hoặc giảm thiểu hiệu lục quyền tự nhiên của con người đối với của cải vật chất.

 

Luận giải quá đáng trương đô ý nghĩa đó, lợi ích chung có thể làm đảo lộn ý nghĩa của công ích và rơi vào sai lạc của viêc xác định mục đích của con người trong cuộc sống trần thế xã hội, cho rằng xã hội tự có cùng đích nơi chính mình, cho rằng con người không có đời sống nào khác mà mình mong đợi hơn là cuộc sống ở trần thế nầy ".


 

K - Cộng đồng xã hội, tự mình không có lý chứng và ý chí để tồn tại ( ĐGH Pio XI, DR, Divini Redemptoris, 19.03.1937, 29).
 

  " Quyền và bổn phận tương trợ lẫn nhau giữa con người và xã hội.

 

Nhưng đồng thời Thiên Chúa sắp đặt con người vào lòng xã hội dân sự, do chính bản tính con người đòi buôc.

 

Trong chương trình của Đấng Tao Hoá, xã hội là một phương thế tự nhiên, mà con người có thể và phải dùng để đạt được cùng đích của mình, bởi vì xã hội con người phải phục vu con người , chớ không ngược lai.

 

Điều vừa kể không nên hiểu theo tư tưởng của tự do cá nhân chủ nghĩa, đặt xã hội phải tùy thuộc vào cách xử dung ích kỷ của cá nhân; nhưng chỉ theo ý nghĩa, nhờ vào việc hội nhập có trật tự như là phần cơ thể vào xã hội, khiến cho xã hội trở thành ai cũng có thể hội nhập được, nhờ vào viêc cộng tác với nhau, xã hội có thể thực hiện được cuộc sống hanh phúc trần thế.

 

Ngoài ra, với ý nghĩa xã hội tất cả các tài năng cá nhân và xã hội đều đươc phát triển, là những tài năng tiềm ẩn trong bản tính con người, vuợt hẵn lên trên lợi thú tức thời và phản ảnh lại trong xã hội sư hoàn hảo của Thiên Chúa, điều mà trong cá nhân riêng rẽ không thể thể hiên được.

 

Nhưng mục đích cuối cùng nầy, suy nghĩ cho cùng, được Chúa thiết định cho con người, để con người nhận ra được đó là phản ảnh sự toàn vẹn của Thiên Chúa, và nhờ đó con người ca tụng và thờ lạy Đấng Tạo Hoá.

 

Chỉ có con người, con người với nhân vị của mình, chớ không phải bất cứ một tổ chức xã hội con người nào, mới đươc ban cho lý trí và ý chí tự do luân lý ".


 

L - Phẩm giá người công dân, vâng phuc công quyền và vấn nạn lương tâm ( DGH Gioan XXIII, PT, Pacem in terris, 11.04.1963, 49-51). 

 

" Bởi đó, quyền lưc nhân loại chỉ có giá tri bắt buộc luân lý, nếu quyền lực đó có liên hệ mât thiết với uy quyền Thiên Chúa và tham dư vào uy quyền đó " ( n. 49).
 

" Vẫn theo ý nghĩa hành xử đó, phẩm giá cá nhân của người công dân được bảo vệ, bởi lẽ sự vâng phục của họ đối với công quyền không phải là nô bộc tuân phục của con người đối với con người, nhưng trong ý nghĩa xác thưc đúng đắn của nó, đó là một tác động trọng kính Thiên Chúa Đấng Tạo Dựng và Khôn Ngoan Quan Phòng, Đấng đã tiên liệu các mối liên hệ trong cuôc chung sống đưọc sắp xếp theo trật tự, đã được Người thiết định. Và bằng cách ngợi khen Thiên Chúa, không phải là điều hạ thấp phẩm giá của chúng ta, nhưng là điều nâng cao chúng ta lên và làm cho chúng ta trở thành cao qúy, bởi lẽ " phục vụ Chúa là cai trị " ( ĐGH Leo XIII, Diuturnum illud, 20.06.1881, Acta Leonis XIII, 2. p. 274) ( n. 50 ).
 

" Như đã nói, quyền lưc do trât tự luân lý thiết định và phát xuất từ Thiên Chúa. Bởi vậy, nếu pháp luật hay các chỉ thị của công quyền đi ngược lại trật tự đó, và bởi đó trái ngược lại ý muốn của Thiên Chúa, các lề luật đó không có uy lực bắt buộc đối với lương tâm của con người, bởi lẽ " cần phải tuân phục vâng lời Thiên Chúa hơn là tùng phục con người " ( Act 5, 29).

 

Trong trường hơp vừa kể quyền lực công không còn phải là lề luật đúng nghĩa nữa và biến thành rối loạn.

 

" Bởi đó luật pháp con người có bản chất là pháp luật, nếu luât pháp đó thích hợp với lý trí và trong ý nghĩa đó luật pháp chính đáng dĩ nhiên thoát xuất từ lề òuật vĩnh cửu.

 

Nhưng nếu lề luật đi ra ngoài lý trí, đó là luât pháp bất chính. Và từ đó luật pháp không còn có bản chất là lề luật, mà là cưởng chế áp đặt " ( Summa theologia I-II, q. 93, ad.2 ) ( n. 51 ).


 

m - Tương quan giữa người dân và công quyền ( ĐGH Gioan XXIII, PT, Pacem in terris, 11.04.1963, n. 77).

 

" Như vậy, dưới hình thức quyền và bổn phận, các mối tương quan giữa người dân và các quyền lưc quốc gia được xác định. Và trong đó, các quyền lực quốc gia có bổn phận chính yếu phải nhận biết, kính trọng và thiết định môt cách hoà hợp, bảo vệ và thăng tiến các quyền và bổn phận của người dân".   

  


 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!