Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"


 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( 134 ); ( 21.07.2013); ( Lc 10, 38-42)

CHÚA NHẬT  XVI  PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN,  NĂM C

NGUYỄN HỌC TẬP
 

Phúc Âm Thánh Luca từ ( Lc 9, 51) đến ( Lc 11, 13), thuật lại phần đầu  cuộc hành trình lên Đền Thánh Giêrusalem của Chúa Giêssu, các dữ kiện đã xãy ra và những lời giảng dạy, chúng ta đã có dịp suy niệm trong các Chúa Nhật vừa qua.

 -    Kinh nghiệm bị từ chối ngay từ lúc đầu của dân chúng Samaria ( Lc 9, 51-55),

Những lời dặn bảo thái độ phải có của những ai muốn theo Chúa Giêsu:

 

·     - " Con chồn có hang, chim có tổ, nhưng con người không có chỗ tựa đầu " ( Lc 9, 58)

·     - " Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết, còn anh, anh hãy đi loan báo triều đại Thiên Chúa " ( Lc 9, 60)

·     - " Ai đã ra tay cầm cày mà còn ngoái lại sau lưng, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa " ( Lc 9, 62).

·     - " Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường " ( Lc 10, 4).

·     - " Tuy nhiên các ông phải biết điều nầy: Triều đại Thiên Chúa đã đến gần " (Lc 10,11).

·     - " Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và yêu mến người thân cận như chính mình " ( Lc 10, 27),

·     - Dụ ngôn người Samaritano nhân lành ( Lc 10, 29-37).

Cuộc hành trình lên Giêrusalem, Chúa Giêsu cùng đi với các Môn Đệ, vừa đi vừa dạy các Ông. Cho nên thuật lại dữ kiện và những lời giảng dạy trong cuộc hành trình đó, Thánh Luca có ý thuật lại chương trình Chúa Giêsu huấn dạy các Môn Đệ Người.

Đặt đoạn Phúc Âm hôm nay, cuộc gặp gở giữa Chúa Giêsu với hai chị em Marta và Maria trong bối cảnh đó, chúng ta sẽ dễ lãnh hội hơn  ý nghĩa của những gì Chúa Giêsu muốn nói với các Môn Đệ và với chúng ta.

 

Trước khi trở thành nhân chứng và người rao giảng Nước Trời, cuộc sống của người Môn Đệ phải đâm rể sâu vào tình thương của Thiên Chúa và tình thương đối với anh em.

 

Lắng nghe lời giảng dạy của Chúa Giêsu và cùng với Người tham dự đàm thoại với Chúa Cha, như mẫu gương Chúa Giêsu luôn cầu nguyện với Chúa Cha trong Phúc Âm Thánh Luca, là yếu tố cấu trúc của người Môn Đệ đích thực.

 

Đó là ý nghĩa những gì Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta hôm nay, được Thánh Luca thuật lại trong Phúc Âm.


 

A - Ý nghĩa trước hết của câu chuyện gặp gỡ hôm nay trong Phúc Âm giữa Chúa Giêsu và hai chị em Marta và Maria là thái độ tiếp đón nồng hậu của Marta đối với Chúa Giêsu và các Môn Đệ Người:

 

  - " Trong khi Thầy trò đi đường, Chúa Giêsu vào làng kia. Có một người phụ nữ tên là Marta đón Người vào nhà " ( Lc 10, 38).

 

Đây là lần đầu tiên kể từ lúc khởi hành lên Giêrusalem, Chúa Giêsu được tiếp đón, sau lần bị từ chối ở một làng dân chúng Samaria:

 

- "  Nhưng dân làng không tiếp đón Người, vì Người đang đi về hướng Giêrusalem " (Lc 9, 53).

Có lẽ mệnh đề " Marta đón Người vào nhà " của bản dịch Việt Ngữ , Thánh Kinh Trọn Bộ, NXBTPHCM, 1998,  trg. 1964  không nói lên hết ý nghĩa hoan hỷ tiếp rước của động từ " hypodéchomai " trong bản văn Hy Lạp.

Động từ  " hypodéchomai  " được dùng để diễn tả cử chỉ hoan hỷ tiếp đón  được dùng ở đây, nói lên cử chỉ vui mừng của hai chị em Marta và Maria cũng như thái độ hân hoan của Zaccheo tiếp rước Chúa Giêsu vào nhà ông:

 

  - " Ông Zaccheo tìm cách để xem cho biết Chúa Giêsu là ai, nhưng không được, vì dân chúng đông, mà ông lại lùn. Ông liền chạy tới phía trước, leo lên cây sung để xem Chúa Giêsu, vì Người sắp đi qua đó. Khi Chúa Giêsu tới chổ ấy, Người nhìn lên và nói với ông: " Này Zaccheo hãy xuống đi, vì hôm nay Ta phải ở lại nhà anh ".Ông vội vàng tuột xuống, và mừng rở đón rước Người " ( Lc 19, 3-6).
 

Thái độ vui mừng đón rước Chúa Giêsu của Marta hôm nay ( Lc 10, 38) cũng như của Zaccheo ở một thời gian sau đó ( Lc 19, 6) , là thái độ hoan hỷ tiếp đón ( hypodéchomai ) phải có của những ai tiếp đón niềm vui Nước Trời , mà Thánh Luca có ý mô tả.

 

Cùng với cử chỉ hân hoan tiếp đón Chúa Giêsu, Thánh Luca cũng thuật lại cho chúng ta biết tâm trạng bấn loạn tự nhiên trước nỗi vui mừng của Marta,  chạy đôn chạy đáo lo phục vụ Chúa Giêsu và các Môn Đệ Người:
 

 - " Cô Marta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại gần mà thưa: Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay " ( Lc 10, 40).

 

Phản ứng của Marta than phiền với Chúa Giêsu về Maria, em cô với nguyên do được Thánh Luca mô tả trước đó:

 

  - "  Cô có người em gái tên là Maria. Cô nầy cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy " ( Lc 10, 39).
 

Câu Phúc Âm vừa kể của Thánh Luca gợi lại cho  chúng ta hình thức cuộc hội thoại thầy trò trong xã hội Do Thái lúc đó. Ở giữa phòng thầy thông thái luật hay vị giảng sư ngồi trên một bục cao hơn và trước mặt ông, bên dưới hai hàng đệ tử ngồi lắng nghe thầy giảng dạy.

 

Với tư cách là người phụ nữ và cũng là chủ nhà, việc tiếp đón khách và phục vụ khách của Marta là công việc thường tình của người phụ nữ trong xã hội Do Thái lúc đó.

 

Trái lại, cử chỉ �"?cứ ngồi bên cạnh Chúa mà nghe lời Người dạy " của Maria là thái độ bất thường.

 

Vấn đề học vấn, nghe giảng dạy, hội thoại, bàn cải  là vấn đề dành cho nam giới.

 

Bất thường đối với xã hội Do  Thái lúc đó, nhưng không bất thường đối với khuôn mẫu xã hội mới, với biến cố Nước Trời,  mà Chúa Giêsu đem đến.

 

Chúa Giêsu đã phá vở tập tục cỗ truyền Do Thái, bằng cách chính Người cũng gọi một số phụ nữ vào hàng Môn Đệ Ngài:
 

   - " Cùng đi với Người có Nhóm Mười Hai và mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Maria Magdala, người đã được giải thoát khỏi bầy qủy; bà Giovanna, vợ ông Cusa, quản lý của vua Erode, bà Suzanna và nhiều bà khác nữa " (Lc 8, 2-3).
 

Và chắc chắn vì có sự hiện diện của các nữ Môn  Đệ khác cũng ngồi lắng nghe, nên cô Maria cảm thấy thoải mái  " cứ ngồi bên cạnh Chúa nghe lời Người dạy ".

 

Marta và Maria là hai chị em của Lazzaro, người chết đã mấy ngày được Chúa Giêsu cho sống lại, Thánh Gioan cũng biết đến trong Phúc Âm của Ngài ( Jn 11, 1-44).

 

Nhưng câu chuyện mừng rỡ tiếp đón Chúa Giêsu, Marta lo phục vụ trối chết, đầu tắt mặt tối, làm không kịp thở, còn Maria  " cứ ngồi bên cạnh Chúa nghe lời Người dạy " của Phúc Âm hôm nay, chỉ có Thánh Luca thuật lại.

 

Thuật lại hai cử chỉ tiếp đón Chúa Giêsu khác biệt nhau của hai chị em, có thể là một dữ kiện lịch sử có thật, mà cũng có thể là một cách diễn tả, không phải để diễn tả cách hành xử của hai hạng người khác nhau, hạng người năng động và hạng người chiêm niệm, như đôi khi chúng ta thường nghĩ đến, cho bằng hai trạng thái năng động phục vụ  và trầm tỉnh cầu nguyện sống nội tâm của cuộc đời  người Ki Tô hữu.

 

Thánh Luca không viết Phúc Âm để chép lại,  liệt kê những dữ kiện lịch sử, đã được nhiều người khác viết trước, cho bằng viết để trình bày tín lý Phúc Âm theo chủ đề như Ngài đã nói ở Lời Tựa:
 

  - " Có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc được thực  hiện giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi, thì thiết tưởng cũng nên từng tự viết ra để kính tặng ngài, mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc " (Lc 1, 1-4).  

 

 

B - Trong văn mạch từ chương 9 đến chương 11, thuật lại thời gian khởi đầu của cuộc hành trình Chúa Giêsu và các Môn Đệ lên Giêrusalem, Thánh Luca viết Phúc Âm để trình bày Chúa Giêsu huấn dạy tâm tình và cách hành xử phải có của người Môn Đệ.

 

Hiểu như vậy, cử chỉ của Marta và Maria trong Phúc Âm hôm nay được hàm chứa trong chương trình huấn dạy đó.

 

Hai trạng thái hổ tương, đôi khi đối nghịch và hoàn hảo bổ túc cho nhau của đời sống thực sự có ý nghĩa của con người. Hai trạng thái tập hợp " synkrisis " để tạo cuộc sống người Ki Tô hữu hoàn hảo hơn là diển tả lối hành động của hai hạng người khác biệt trong xã hội.

 

Trong câu trả lời Chúa Giêsu có đưa ra nhận xét để định chuẩn:

 

  - " Chỉ có một điều cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhứt " ( Lc 10, 42).
 

Không phải Người qúy trọng đời sống chiêm nghiệm của Maria hơn cách hành xử năng động của Marta, mà là phán đoán mối liên hệ của hai phương cách hành xử với biến cố Người đến thăm viếng  hai chị em, liên quan đến sự hiện diện của Người trước mặt hai chị em.

 

Chúa Giêsu đến ghé lại nhà hai chị em, không phải là để được tá túc cho bằng để đem Tin Mừng Nước Trời đến cho họ.

 

Bởi lẽ nếu Người và các Môn Đệ muốn được trọng đãi, đủ tiện nghi, có lẽ Người đã chọn một quán trọ nào đó, hơn là chấp nhận cho Marta và Maria mời Ngài vào nhà.

 

Chúa Giêsu đến ở nhà hai chị em là để đem tin mừng Nước Trời đến cho hai chị em.

 

Chúa Giêsu nhận biết giá trị của thái độ hoan hỷ tiếp đón  ( hypodéchomai ) của Marta, mà Thánh Luca viết lên để xác nhận, bởi lẽ không được Marta tiếp đón, Người không thể rao giảng Nước Trời cho họ và cho những ai muốn đón nhận.

 

Tổ chức tiếp đón sứ điệp Phúc Âm và chuyên cần ra công phục vụ để Phúc Âm có được những điều kiện cần thiết chuyển đạt đến mọi người, nằm trong ý nghĩa của động từ " hân hoan tiếp rước " ( hypodéchomai ).

 

Nhưng khuyết điểm của Marta là quá lo lắng, sắp xếp để  phục vụ hiệu năng,  đến độ bối rối, hốt hoảng không còn nhận ra và thấu hiểu  được ý nghĩa qúy báu của cuộc viếng thăm: Chúa Giêsu đang đem ơn cứu rỗi  Nước Trời đến cho cô.

 

Và hành động như vậy, Marta không hiểu được ý nghĩa của tin mừng Nước Trời mà Chúa Giêsu đem đến cho nàng.

 

Trong khi đó thì Maria cứ ngồi say sưa lắng nghe những gì tình yêu Thiên Chúa bao phủ trên nàng, chiêm ngắm những chân lý cao siêu về Nước Trời mà Chúa Giêsu đang mạc khải cho:

 

   "  Chỉ có một điều cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhứt " là vậy.
 

Những gì Thánh Luca kể lại hôm nay về cử chỉ của Marta và Maria là những gì Chúa Giêsu thấy trước sẽ xãy ra cho các cộng đoàn Giáo Hội tiên khởi và Giáo Hội hiện đại của chúng ta.

 

Các Tông Đồ trong Giáo Hội tiên khởi phải tự mình lo đủ hết mọi chuyện tổ chức cho cộng đoàn, đến nỗi không còn đủ thời giờ lo việc học hỏi,  suy niệm và rao giảng lời Chúa.

 

Do đó các Ngài phải chọn bảy vị phó tế ( diaconi) để lo các việc phuc vụ ( diakónia) liên hệ đến đời sống vật chất cho cộng đoàn:
 

  - "  Bởi thế Nhóm Muời Hai triệu tập toàn thể các Môn Đệ và nói: Chúng ta bỏ việc rao giảng lời Chúa để lo việc ăn uống là điều không phải. Vậy thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thánh Thần và khôn ngoan, rồi chúng ta sẽ cắt đặt họ làm việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ lời Chúa. Đề nghị trên được mọi người tán thành " ( Act 6, 2-5).
 

Quyết định khôn ngoan của nhóm Mười Hai Tông Đồ đã được Chúa Giêsu dạy bảo trước hôm nay trong Phúc Âm, qua thái độ  " cứ ngồi bên cạnh Chúa mà nghe lời Người dạy " của cô Maria:
 

  - "  Marta, Marta, con băng khoăn lo nhiều chuyện quá. Chỉ có một chuyện cần mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhứt và sẽ không bị lấy đi " ( Lc 10, 41b-42).
 

Mọi lo lắng, tổ chức, phục vụ bác ái  trong cuộc sống cá nhân cũng như trong hoạt động truyền giáo nều phải phát xuất từ tâm hồn thấm nhuần lời Chúa.

 

Cầu nguyện, lắng nghe lời Chúa và tâm hồn đáp ứng lại tiếng gọi tình yêu của Thiên Chúa, sống thân tình với Chúa phải  là khởi điểm phát xuất và định hướng cho mọi động tác của đời sống Ki Tô giáo, của cuộc đời dấn thân truyền giáo.
 

" Hypodéchomai  ", hân hoan tiếp đón, phục vụ và cứ ngồi bên cạnh Chúa mà nghe lời Người dạy là hai phương diện hổ trợ, bổ túc và hoàn hảo hóa cuộc sống Ki Tô hữu.


 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!