Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)

 

NGUYỄN HỌC TÂP

 

Tường thuật lại cuộc hành trình ( Lc 11, 51-18, 28). 

23 - Mười người phong hủi. 

Chúa Giêsu đang trên đường đi đến Giêrusalem  bởi đó thỉnh thoảng ở đoạn nầy hay đoạn khác, Thánh Luca nhắc nhở lại cho chúng ta điều đó: 

   - " Trên đường lên Giêrusalem, Chúa Giêsu đi ngang qua biên giới giữa Samaria và Galilea " ( Lc 17, 11). 

Mười người phong hủi gặp Chúa Giêsu cho thấy họ là những người tuân giữ lề luật: các ông  dừng lại  " đằng xa " và " cất tiếng kêu lên ", như những gì được truyền cho trong Sách Levi:

   - " Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô uế; nó ô uế; nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên ngoài trại " ( Lev 13, 46). 

Bởi đó,  

   - " Ho dừng lại đằng xa và kêu lên: " Lạy thầy Giêsu, xin thương xót  chúng con " ( Lc 17, 13). 

Chúa Giêsu cũng vậy, cũng tỏ ra mình là người tuân giữ lề luật. Bởi đó Người bảo các ông đến các thầy tư tế, để xin giấy chứng nhận là mình được chữa lành bệnh ( Lev 11, 2-3):: 

   - " Thấy vậy, Chúa Giêsu bảo họ: " Hãy đi trình diện với thầy tư tế " ( Lc 17, 14 ). 

Nhưng ngược lại với tâm thức được loan truyền trong dân lúc đó, Chúa Giêsu không coi người phong hủi là người bị chúc dữ, án phạt. Bởi đó Người đón nhận và chữa lành họ. Đối với Người, không có ai là người phải bi loại trừ ra và phải giữ khoảng cách xa đối với Người. 

Còn một điều quan trọng thứ hai của đoạn tường thuật cũng cần chú ý, đó là ở đây các người phong hủi được sai đi đến các tư tế, trước khi được chữa lành: 

   - " Thấy vậy, Chúa Giêsu bảo họ: " Hãy đi trình diên với các tư tế ". Đang khi đi, thì họ được sạch " ( Lc 17, 14). 

Viết lên điều đó, Thánh Luca muốn nói lên thái độ hoàn toàn tin tưởng của các bệnh nhân. Họ rất tin tưởng vào Chúa Giêsu: " Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng con " và rồi họ cũng hoàn toàn tin tưởng ra đi, theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, trước khi thấy mình đươc sạch, thấy kết quả lời van xin của mình.

Viết như vây, dường như Thánh Luca có ý cho thấy việc họ được lành bệnh là ơn ban cho lòng tin cậy của họ.

Đó là những gì Thánh Luca có ý chỉ day chúng ta một cách minh nhiên đối với mọi phép lạ. 

Nhưng lời huấn dạy chính của phép lạ còn có một ý nghĩa khác  nữa: một người Samaritano trở lại để cám ơn Chúa Giêsu: 

   - " Một người trong nhóm, thấy mình được sach, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Chúa Giêsu mà tạ ơn. Anh Ta là người Samaria " ( Lc 17. 14b-16).  

Người Samaritano vừa kể được Chúa Giêsu goi là " người ngoại bang ", tức là người thuộc dòng giống khác, tôn giáo khác đối với người Do Thái.

Chính anh ta là người còn nhớ lại mình phải " trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa ", môt đặc ân mà nhiều người Do Thái nghĩ rằng Chúa chỉ dành riêng cho dân tôc họ.

Với cách hành xử biết ơn vừa kể, người Samaritano làm cho dân Do Thái mất mặt.

Đây không phải là lần đầu tiên Thánh Luca nhấn mạnh đến sư kiện vừa kể:

   - lần thứ nhứt, Chúa Giêsu ngạc nhiên về đức tin của một người dân ngoại, khi Người chữa lành một người đầy tớ của viên đội trưởng Roma: 

     * " Nghe vậy, Chúa Giêsu thán phục ông ta. Người  quay lại nói với đám đông đang theo Người: " Ta nói cho các ông hay: ngay cả trong Israel, Ta cũng chưa thấy môt người nào có đức tin mãnh liệt như thế " ( Lc 7, 9). 

   - một lần khác, trong dụ ngôn người Samaritano nhân lành, người có cách hành xử bác ái, trở thành người thân cận đối với người khác, thay vì có thái độ " lách sang rồi bỏ đi luôn " như ông kinh sư và thầy tư tế : 

     * "  Ông ta lai gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho nguời ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đem về quán trọ mà nói: " Nhờ bác săn sóc cho người nầy, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, tôi sẽ hoàn lại bác " ( Lc 10, 34 ).

Trong cả hai trường hợp vừa kể, người ngoại bang - theo tâm thức Do Thái lúc đó, là kẻ không có lòng tin - lại được diễn tả như một mẫu gương đức tin và lòng bác ái yêu thương.

Lắm khi kẻ xa lạ lại sẵn sàng giúp đỡ hơn chính người bên cạnh. 

Tư tưởng cuối cùng mà Thánh Luca muốn cho biết: đó là người Samaritano trở lại để cám ơn Chúa Giêsu, ông ta biết có một điều bí nhiệm gì đó, biết rằng ơn chữa sạch được ban cho mình là do viêc gặp gỡ với Chúa Giêsu.

Cả chín người khác cũng có lòng tin cậy vào Chúa Giêsu, nhưng ho chưa có đức tin đích thực. Chín người kia cũng được chữa sạch, nhưng chỉ có người Samaritano đươc Chúa Giêsu tuyên bố là " đã đươc cứu thoát  ":

   - " Rồi Người nói với anh ta: " Đứng dậy và đi đi ! Đức tin của anh đã cứu anh " ( Lc 17, 19).  

Được chữa khỏi là một chuyện, đươc cứu thoát là một chuyện khác.

Ơn cứu độ Phúc Âm chỉ xảy ra khi tâm hồn đươc rộng mở ra nhận biết Chúa Kitô, một sự nhận biết đổi mới con người và làm cho con người phát triển "  Đứng dậy và đi đi ".

 

   24- Ngày của con người ( Lc 17, 20-37).

Cả đoạn tường thuật thu tóm lại những lời về ngày cánh chung của Chúa Giêsu, được Thánh Luca sắp xếp lai dưới chủ đề " ngày của Con Người ".

Thánh Luca đặc tâm lưu ý đến những vấn đề có liên quan đến ngày Chúa trở lai.

Câu hỏi khởi đầu được các người Pharisêu nêu lên: 

   - " Người Pharisêu hỏi Chúa Giêsu: "Bao giờ Triều Đại Thiên Chúa đến " ( Lc 17, 20).

Nhưng rồi cả bài thuyết giảng được Chúa Giêsu nói lên để giảng dạy cho các môn đệ ( Lc 17, 22-37). Bởi lẽ Thánh Luca xác tín rằng đó là những lời Chúa Giêsu nói liên quan đến nhất là đến các Kitô hữu.Trong những lời nói của Chúa Giêsu, chúng ta thấy được con người luôn luôn ước muốn được biết lúc nào và ở đâu biến cố Triều Đại Thiên Chúa sẽ xảy đến: 

   - " Sẽ đến ngày anh em mong ước được thấy một trong những ngày của Con Người thôi, mà cũng không thấy được. Người ta sẽ bảo anh em: " Người ở kia kìa ! hay Người ở đây nầy ! ". Anh em đừng đi, đừng chạy theo. Vì ánh chớp chói lòa chiếu sáng từ phương trời nầy đến phương trời kia thế nào, thì Con Người cũng sẽ như vây trong ngày của Con Người " ( Lc 17, 22-24).

Viết lại những câu nói vừa kể, mối quan tâm của Thánh Luca là lưu ý người đọc chúng ta đừng để cho lòng mong đợi Chúa thoái hoá thành lý thuyết mê hoặc, tưởng tượng và mất kiên nhẫn.

Biến cố Thiên Chúa đến là môt biến cố thể dự đoán trước được và nhận thức được, bởi vì Triều Đai Thiên Chúa đang hiện diện giữa chúng ta và có tính chất khác biệt với những biến cố thiên nhiên: 

   - " Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta không sẽ nói: " Ở đây nầy hay ở kia kìa !, vì Triều Đai Thiên Chúa đang ở giữa các ông " ( Lc 17, 20-22).  

Dự đoán trước, phỏng đoán trước, ở đây hay ở đó, tất cả chỉ là những giấc mơ, không nên theo.

Chúa đến bất ngờ, như một ánh chớp. Khi Người đến, đó là biến cố rõ như ban ngày, ai cũng thấy được. Không cần phải tìm tòi, tiên đoán. 

Quan trọng hệ tại nằm ở môt vấn đề khác: đó là Con Người ( và cùng với Người là người môn đê) trước đó phải chịu đau khổ:

   - " Nhưng trước đó, Người phải chịu đau khổ nhiều và bị thế hê nầy loại bỏ " ( Lc 17, 25).

Như vậy đợi chờ Chúa là bước theo Người trên lộ trình lên Giêrusalem, đừng lac hướng mất công trong việc tìm kiếm những dấu chứng tiên báo.

Điều quan trọng là lúc nào cũng phải sẵn sàng, không chia trí lo ra, lơ đễnh, không để cho mình bi bất ngờ.

Biến cố Chúa đến cũng có thể xảy ra ngày hôm nay, như những gì đã xảy ra thời ông Noe và ông Lot, lơ đễnh vì cuộc sống, con người không biết đón nhận thời điểm thuận tiên của công cuôc cứu rổi:  

   - " Và như thời ông Noe, sự việc đã xảy ra cách nào, thì trong những ngày của Con Người, sự việc cũng sẽ xảy ra như vậy. Thiên hạ ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Noe vào tàu và nạn hồng thủy ập tới , tiêu diệt tất cả. Sư việc cũng xảy ra như vây thời ông Lot: thiên hạ ăn uống, mua bán, trồng trọt, xây cất. Nhưng ngày kia ông Lot ra Sodom, thì Thiên Chúa khiến mưa lửa và diêm sinh từ trời đổ xuống tiêu diệt tất cả. Sư việc cũng sẽ xảy ra như vậy, ngày Con Người được mạc khải " ( Lc 17, 26-30). 

Đến đây thì Chúa Giêsu sáp nhập chung lại các ví dụ thật sống động, để nói lên biến cố xảy đến bất ngờ của thời phán xét và đặc tính tuyệt đối của cuộc phán xét đó ( Lc 17, 31-36), đến nỗi không còn có giờ để trở về nhà, từ ngoài đồng ruộng trở về. và sẽ là một cuộc phán xét nghiêm khắc: người được đem đi, người khác bi bỏ lại: 

   - " ...đêm ấy, hai người đang nằm chung một giường, thì một người được đem đi, còn người kia bi bỏ lại. Hai người phu nữ đang cùng nhau xay bột, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bi bỏ lai. Hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, thì môt người sẽ được đem đi, còn người kia bi bỏ lại " ( Lc 17, 34-36).  

Với những lời nói vừa kể, lần nầy Chúa Giêsu xác đinh rõ là cuộc phán xét sẽ phân biệt giữa những người ngay cả đến lúc đó còn ở chung với nhau.

Thiên Chúa sẽ cất đi một người, để cứu người đó khỏi bị diệt vong, người khác bi bỏ lại cho mặc số phận diệt vong của anh ta.

Trong ngày đó, các quyết định phải nhanh chóng, rõ ràng và kịp thời. Điều đó chỉ có thể thực hiện được đối với những ai từ lâu đã chuẩn bị sẵn và hằng lưu tâm chú ý. Những quyết định đúng đắn và nhanh chóng như vậy không thể là những quyết đinh bất thần. 

Nhưng chúng ta phải làm gì để biết chú ý và sẵn sàng cho thời điểm quyết đinh như vậy ?

Phải sống trong lúc chờ đợi như thế nào ? 

Dựa trên nền tảng nào cuộc phán quyết sẽ được thể hiện: môt người được đem đi, người khác bi bỏ lại ? 

Những gì nhắc nhớ đến người đương thời với ông Noe và ông Lot giúp cho chúng ta trả lời  được cho câu hỏi đó.

Người dân đương thời với hai vị vừa kể không được diễn tả như là những người có cách sống vô luân, mà chỉ là những người thờ ơ, không chú ý.

Ho không thờ ơ, lơ đễnh vì sống vô lề luật hay sống vô trách nhiệm, sống như trẻ con, nhưng chỉ vì họ chỉ lo chú ý vì các vấn đề của cuộc sông: ăn uống, cưới vơ lấy chồng, mua và bán, "... cưới vợ lấy chồng cho đến thời ông Noe vào tàu..., thiên hạ ăn uống, mua bán, trồng trọt xây cất " ( Lc 17, 27. 28).

Như vậy, cuộc sống thường nhật cũng có thể làm cho tâm hồn nặng trĩu đi, nếu con người không biết tỉnh thức, canh chừng !

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!