Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”

 

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 39 ); ( 04.08.2013); ( Lc 12, 13-21)

CHÚA NHẬT XVIII, PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM C

NGUYỄN HỌC TẬP

 

A – 1 ) Đọc Phúc Âm, nhứt là các đọan Phúc Âm đề cập đến người giàu có không được Chúa Giêsu chúc phúc,

    - “ …con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Trời ” ( Mt 19, 23), và đoạn Phúc Âm đề cập đến người giàu ăn uống thỏa thê, không hề nhìn thấy Lazzaro đói rách, ghẻ lở, nằm trước ngưỡng cửa. mà chó cũng thấy ,

   - “ Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta ”( Lc 16,20), chúng ta có cảm tưởng rằng Ki Tô giáo có một quan niệm bi quan, tiêu cực và khinh rẻ  của cải trần gian. 

Quan niệm đó đặt thành vấn đề tương phản giữa đức tin Ki Tô giáo và của cải trần gian, đặt người Ki Tô hữu trước vấn đề sản xuất, chiếm hữu, tích trử cũng như cộng tác trong các lãnh vực trần thế, để tạo nên cho mình và cho người thân cận một xã hội công bằng và thịnh vượng, xứng đáng với nhân phẩm con người.

Có phải của cải vật chất và cuộc sống trần gian là những gì đáng miệt thị và người tín hữu Chúa Ki Tô cần phải xa lánh, khinh bỉ, trốn tránh, thoát tục, chỉ chuyên lo đọc kinh cầu nguyện, “ giữ đạo sốt sắng ”, lên thiên đàng, “ hầu ngày sau được hưởng phước đời đời ” chăng? 

Và phải chăng “ thoát tục, lánh xa trần thế ” là con đường “ giữ đạo tốt ” “ hầu ngày sau được hưởng phước đời đời ” chăng?

Có thật Ki Tô giáo có cái nhìn bi quan, tiêu cực và khinh rẻ của cải  vật chất nói riêng và các lãnh vực trần thế nói chung không? 

Câu giải đáp ai trong chúng ta cũng tìm được trong Thánh Kinh. 

Không, Ki Tô giáo không khinh rẻ và không có cái nhìn bi quan, tiêu cực đối với của cải vật chất và các lãnh vực trần thế.

Bởi lẽ của cải vật chất và cả những lãnh vực trần thế chúng ta có, được Chúa dựng nên. Ngài dựng nên tốt đẹp cho chúng ta và Ngài chúc phúc cho chúng.

Sách Sáng Thế Ký thuật lại cho chúng ta Thiên Chúa dựng nên vũ trụ vạn vật trong sáu ngày và sau mỗi dựng nên một sự vật, Thiên Chúa nhìn lại công trình tác tạo của mình, Người hài lòng vì nhận thấy đó là điều tốt đẹp:

   - “ Thiên Chúa thấy đó là điều tốt đẹp” ( Gn 1, 4.9.12.18.21.25 ). 

Không phải một lần, mà nhiều lần như vậy, cứ mỗi lần sau khi dựng nên, Người nhìn lại công trình tác tạo và hài lòng, “ Thiên Chúa thấy đó là điều tốt đẹp ”.

Như vậy vũ trụ, vạn vật được Thiên Chúa dựng nên “là điều tốt dẹp”, có giá trị, chớ không phải là vật vô dụng , không ra gì, đáng khinh bỉ, cần xa lánh.

Thiên Chúa là Cha nhân ái, lo lắng cho con cái, dựng nên vũ trụ “ là điều tốt đẹp” , khang trang cho con cái mình, trước khi sinh ra chúng, để chúng có thể sinh sống và sống hạnh phúc.

Chúa dựng nên con người, sau khi đã dựng nên vũ trụ vạn vật, “ là điều tốt đẹp” cho con người: 

   -“ Thiên Chúa phán: Ta hãy dựng con người giống hình ảnh Ta, giống như chúng Ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới dất” ( Gn 1, 26). 

Và rồi sau khi dựng con người theo khuôn mẫu của Người, “ giống hình ảnh Ta ” như vừa kể, Thiên Chúa đặt con người, con cái của Người vào giữa vũ trụ vạn vật, để cộng tác với Người tiếp tục công trình tác tạo của Người, tạo nên môi trưòng sống khang trang  thịnh vượng cho chính họ và con cháu họ:

  - “Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng để trồng trọt và trông coi đất đai  ” ( Gn 2, 15). 

Hiểu nhu vậy, chúng ta thấy rằng Ki Tô giáo không có quan niệm tiêu cực, khinh rẻ của cải vật chất và các lãnh vực trần gian.

Bởi lẽ của cải trần gian là những gì Thiên Chúa dựng nên “ là điều tốt đẹp” cho con cái Người.

Và do đó Người đặt họ vào giữa trần gian để tiếp tục “ trồng trọt và trông coi ” để tăng trưởng thêm những gì Người đã dựng nên “ là điều tốt đẹp”, tạo dựng một thế giới  luôn tốt đẹp hơn, xứng đáng là môi trường sống cho con ngưòi, với địa vị trổi vượt hơn các tạo vật, được tạo dựng nên “ …giống hình ảnh Thiên Chúa ” ( Gn 1, 27). 

Ki Tô giáo không phải là một tôn giáo thoát tục, xa lánh trần gian, xem của cải vật chất và môi trường xã hội con người là những thực thể hư nát vô giá trị, đáng khinh bỉ và đáng xa lánh.

Trần gian là nơi Thiên Chúa dựng nên “ là điều tốt đẹp”, và Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa Giáng Trần, để thánh hoá và làm cho tốt đẹp hơn cả những gì “ là điều tốt đẹp” khởi thủy, lúc vũ trụ được dựng nên, nhứt là sau nguyên tội.

Đó cũng là  gương mẫu sống của người Ki Tô hữu, sống giữa trần thế, tiếp tục sứ mạng “ trồng trọt và trông coi ” được Thiên Chúa giao phó, trở thành “ muối và ánh sáng ” ( Mt 5, 13-16) để thánh hóa trần gian, tiếp tục công cuộc thánh hóa trần gian và  cứu rỗi anh em của Chúa Giêsu.

Đọc Thánh Kinh trong chiều hướng đó, chúng ta sẽ thấy rằng không bao giờ Chúa Giêsu dạy chúng ta nhìn của cải vật chất và cách lãnh vực trần gian là những thực thể vô giá trị, đáng khinh thị, loại bỏ hay xa lánh.

Lời lên án người giàu có khó vào Nước Trời, được Thánh Matthêu viết như là đoạn kết thúc của câu chuyện người thanh niên giàu có muốn nên hoàn thiện, nhưng còn vướng mắc của cải. Và lời khuyên của Chúa Giêsu đối với anh là  

   - “ Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được kho tàng trên trời ” ( Mt 19, 21 

 Lời khuyên vừa kể của Chúa xác nhận một lần nữa của cải trần gian có giá trị của nó.

Bởi lẽ nếu chúng là những vật dụng phế thải vô giá trị, thì không có lý do gì Người khuyên anh “ hãy đi bán tài sản của anh ”. Không ai bán và chắc chắn cũng không thể bán những vật vô giá trị !

Và rồi không phải bán và vất tiền đi để khỏi vướng mắc mà theo Chúa, mà là “ hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo ”.

Như vậy điều bất toàn của người giàu có không phải là tích trử của cải vô giá trị, mà là tích trử của cải, tham lam đến mù quáng, không còn nhìn thấy được những bất hạnh của anh em xung quanh mình.

Người giàu có trong câu chuyện vừa kể được thánh Matthêu thuật lại là người bị của cải làm mù quáng, thiếu tình thương đối với anh em, lỗi điều răn cao cả thứ hai của Ki Tô giáo: 

   - “ Ngươi phải yêu thương người thân cận như chính mình ” ( Mt 22, 39).  

Cũng vậy, trong câu chuyện người giàu có và Lazzaro, của cải dồi dào và dư thừa đã làm cho người  giàu tối mắt, không hề thấy Lazzaro đói khát, khốn khổ, đầy ghẻ lở,  nằm lê lếch ngoài cổng, mà  đến mấy con chó cũng thấy và cũng biết thương hại, đến liếm ghẻ cho anh ta ( Lc 16, 19-31).

Một lần nữa, Phúc Âm cho thấy người giàu có mù quáng, chỉ lo tích trử của cải, quên đi điều răn thương người.

Nói tóm lại, Ki Tô giáo không lên án của cải giàu sang, mà dạy chúng ta rằng người  anh em  chung quanh chúng ta ở một bậc thang giá trị cao hơn của cải mà chúng ta phải dành ưu tiên để chọn lấy.

2 ) Và hiểu Thánh Kinh trong chiều hướng đó, chúng ta sẽ thấy rằng  

  -  “dương gian nầy không phải là chốn lưu đày, đoàn con không phải chỉ là khách lữ hành ”. 

Thiên Chúa là Cha đã dựng nên trần gian “ là điều tốt đẹp” cho chúng ta và Người ủy thác cho chúng ta “ trồng trọt và trông coi ”, để tạo cho chính chúng ta và anh em chúng ta môi trường sống hạnh phúc.

Nếu “ dương gian nầy là chốn lưu đày ”, đó là vì chúng ta và hay người khác với đầu óc suy tư lệch lạc, chối bỏ Thiên Chúa và chà đạp phẩm giá cao cả của anh em, biến anh em thành nô lệ và biến những gì Thiên Chúa dựng nên “ là điều tốt đẹp” thành địa ngục trần gian. 

Nếu “ dương gian nầy là chốn lưu đày ”, là địa ngục trần gian do những con người có đầu óc lệch lạc chủ trương và tổ chức qua thể chế và cơ chế đê tiện hóa con người của họ,  thì nhiệm vụ của tất cả chúng ta, nhứt là của những ai có đức tin Ki Tô giáo hãy ý thức trách nhiệm được giao phó “trồng trọt và trông coi ” của mình, địa vị “ muối đất và ánh sáng ” của mình.

Mọi người cùng nhau cộng tác, ra công dẹp bỏ đi những chướng ngại vật, thiết lập lại giá trị “ là điều tốt đẹp” Thiên Chúa đã tác tạo thế gian lúc ban đầu, ý thức được bổn phận được Chúa giao phó cho “ trồng trọt và trông coi ”, để tạo nên ngôi nhà trần thế khang trang, làm nơi sinh sống cho đồng bào mình và cho cộng đồng nhân loại sống xứng đáng với nhân phẩm “ hình ảnh Thiên Chúa ” và là con Thiên Chúa của mình.

 

B – “Hãy lo tìm Nước Thiên Chúa, còn mọi sự khác, Người sẽ thêm cho ” ( Lc 12, 31).

Qua những lần suy niệm Phúc Âm ở các Chúa Nhật trước, chúng ta đã quen với cách viết Phúc Âm của Thánh Luca. Ngài không viết Phúc Âm để tường thuật lại các biến cố lịch sử, cho bằng viết để trình bài Phúc Âm theo chủ đề đức tin mà Ngài muốn chuyển đến chúng ta.

   - Nhân cơ hội thầy thông thái luật hỏi để thử thách Người về điều răn nào cao trọng nhứt trong Thiên Chúa Giáo, Chúa Giêsu đặt ngược câu hỏi bắt buộc chính ông trả lời và dùng dụ ngôn người Samaritano nhân lành để dạy bảo thêm ( Lc 10, 25-28; 29-37).

   - Nhân cơ hội một Môn Đệ xin Người dạy cho cách thức cầu nguyện, Chúa Giêsu đua ra những huấn dạy( Lc 11, 9-13), kinh Lạy Cha và dụ ngôn người bạn quấy rầy ban đêm để soi sáng thêm phương thức và tâm tình lúc cầu nguyện( Lc 11, 1-4; 5-8).

   - Nhân một người xin Người làm giám sát để chia gia tài trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đưa ra lời huấn dạy về mối tương quan đúng đắn phải có đối với của cải trần gian và dụ ngôn người giàu có tối mắt chỉ biết lo tích trử của cải ( Lc 12, 13-15; 16-21): 

- “ Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chi phần gia tài cho tôi”

- “ Này anh, ai đặt Ta làm người xử kiện hay chia gia tài cho anh?” ( Lc 12, 13-14). 

Đó là hai câu đối thoại giữa Chúa Giêsu và “ một người trong đám đông”, xin Người đứng ra làm  giám sát chia gia tài.

Nhân lời yêu cầu vừa kể, như các trường hợp khác được đề cập, Chúa Giêsu can thiệp để dạy cho người liên hệ và những ai đang nghe Ngài mối  quan niệm đứng đắn phải có về của cải bằng những lời huấn dạy ( Lc 12, 13-15) và dụ ngôn người giàu có dại dột ( Lc 12, 16-21). 

Qua lời yêu cầu của người đương cuộc, chắc chắn Chúa Giêsu nhận thấy và cũng muốn cho chúng ta thấy qua câu trả lời của Người là lòng ước muốn vô độ lượng chiếm đoạt của cải đã làm mờ ám tâm trí, đến độ người ta chỉ vì của cải mà làm rạn nứt tình cảm anh em ruột thịt.

Và nếu tình ruột thịt trong nhà người ta còn làm rạn nứt, thì còn có mối liên hệ nào quan trọng hơn mà người ta không dám làn tan nát vì tham lam của cải?

Lợi dụng cơ hội, Người đưa ra lời huấn dạy cho thái độ đúng đắn  phải có đối với của cải.

Những lời huấn dạy khôn ngoan của Người được biểu thị bằng các điều khuyên răn: 

   - “ Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam…” ( Lc 12, 15).

   - “ …không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải  đâu ” ( Lc 12, 15b). 

Và như các trường hợp được kể đến, trong cách viết Phúc Âm của Thánh Luca, những lời giảng dạy của Chúa Giêsu được làm sáng tỏ thêm bằng dụ ngôn, dụ ngôn người giàu có dại dột, tích trử của cải với mục đích sẽ  hưởng thụ thỏa thích bất tận, mà quên đi cái chết có thể đến bất thình lình, lúc mà anh ta không ngờ trước: 

   - “Đồ dại dột! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ? ” ( Lc 12, 20).  

Người giàu có lo tích trử của cải vật chất trên là kẻ “ dại dột ”, bởi vì

   - “Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng sẽ như vậy” ( Lc 12, 21). 

Và rồi Chúa Giêsu khuyên bảo người đương cuộc, cũng như những ai đang nghe Người lúc đó bằng câu kết luận khôn ngoan phải thực hành, không được Phúc Âm trong Thánh Lễ hôm nay trích lại: 

   - “ Vậy anh em hãy lo tìm Nước Thiên Chúa trước, còn các thứ kia, Người sẽ thêm cho ” ( Lc 12, 34).

Qua những lời huấn dạy và dụ ngôn vừa kể, thái độ tích trử của cải để lo hưởng thụ của người giàu có là thái độ dại dột, vì “ không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa ”.

Vậy thì chúng ta phải tích trử của cải nào để thành kho tàng để  “ làm giàu trước mặt Thiên Chúa”?

Trước hết thái độ mù quáng chỉ biết tích trử và tích trử, thái độ tham lam không đáy, biến ước vọng tích trử thành ao ước không bao giờ thỏa mãn, “ pleonexia” được Thánh Phaolồ đề cập đến trong thư gởi các tín hữu Corintho, đặt ước vọng mình thành thần tượng, “ simulacrum”, và nhân lên vô tận.

Cách sống như vừa kể sẽ xua đuổi sự hiện hữu của bất cứ ai ra khỏi nhãn quang và ước vọng của mình. Con người giàu có dại dột chỉ còn có cái “ tôi ” là quan trọng ( egocentrismus).

Nếu trong phần đầu của bài suy niệm Phúc Âm hôm nay, chúng ta kể lại việc Chúa Giêsu quở trách người giàu có chỉ biết sống  trong giàu sang dư dã của mình, mà quên đi mối liên hệ với anh em đang khốn cùng, thì trong phần nầy của bài suy niệm Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu khiển trách người giàu có dại dột, chỉ biết lo tích trử của cải vật chất trở thành mù quáng, quên mất cả Thiên Chúa: 

  - “Đồ dại dột ! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” ( Lc 12, 20).

   - “Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó” ( Lc 12, 21).  

Nếu chúng ta đặt sự hiện diện của Chúa Giêsu trước mặt người đương cuộc, “ một người trong đám đông ” ( Lc 12, 13) và trước mặt người giàu có “ dại dột ” trong dụ ngôn, đang cố gắng thu tích của cải vật chất trần thế, cũng như trước mặt những ai đang nghe Người giảng dạy lúc đó, chúng ta sẽ hiểu rằng của cải vô giá đó chính là Nước Trời mà Chúa Giêsu đang đem đến cho họ: 

- “ Còn nếu Ta dựa vào Thánh Thần của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Triều Đại của Thiên Chúa đã đến giữa các ông ” ( Mt 12, 28 ).  

Sự sung mãn của Nước Trời đó , chính Thiên Chúa đã ban cho chúng ta tràn đầy trong con người Chúa Giêsu, bằng lời của Nguời phán và bằng sự hiểu biết về Người: 

   - “ Quả vậy, trong Chúa  Giêsu Ki Tô, anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe lời Chúa và hiều biết mầu nhiệm của Người ” ( 1 Cor 1,5). bằng ân sủng và bằng tình thương bao la của Ngài: 

   - “ Như thế, Người tỏ lòng nhân hậu của Người đối với chúng ta trong Chúa Giêsu Ki Tô, để biểu lộ cho các thế hệ mai sau được thấy ân sủng dồi dào phong phú của Người ” ( Ep 2,7). 

Lời Chúa, sự hiểu biết về Chúa, ân sủng và tình thương bao la của Chúa đối với chúng ta mới là của cải làm cho con người no đầy thoả mãn.

Đó chính là những gì Chúa Giêsu phán với dân chúng trong hội đường ở Capharnaum và người phụ nữ Samaria bên giếng nước, khi Ngài xin chị nước uống: 

   - “  Chúa Giêsu phán với họ: Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với Ta không hề phải đói, ai tin vào Ta, chẳng khát bao giờ!” ( Jn 6, 35).

   - “ Chúa Giêsu trả lời: ai uống nước nầy, sẽ lại khát. Còn ai uống nước Ta cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước Ta cho sẽ trờ thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” ( Jn 4, 13-14). 

Chúa Giêsu là kho tàng vô giá, mà Chúa Cha sai đến thế gian và tặng cho con người.

Nhưng người đương cuộc xin Người làm giám sát để chia gia tài của cải trần gian, cũng như người giàu có “dại dột” trong dụ ngôn, và có lẽ cả những ai đang nghe Người lúc đó, không nhận ra, vẫn còn giữ tâm địa mài miệt lo thu tóm của cải trần gian.

Họ đang đánh mất đi kho tàng vô giá để có  thể nhận được, tích trử  “ …lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa ”. 

Đó cũng là một phần ý nghĩa lời Chúa Giêsu trách Marta, mà chúng ta đã có dịp suy niệm trong Phúc Âm cách  đây hai Chúa Nhật: 

   - “ Marta, Marta ơi ! Con băng khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một điều cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhứt…” ( Lc 10, 41-42 ). 

Trở lại quan niệm tích cực về của cải trần gian của Ki Tô giáo mà chúng ta đề cập lúc ban đầu.

Thánh Kinh dạy chúng ta Thiên Chúa dựng nên vũ trụ vận vật “ là điều tốt đẹp” cho con người.

Của cải trần gian không phải là những vật vô giá trị, cần khinh bỏ, xa lánh, bởi vì Thánh Kinh cho chúng tra biết đó là những “điều tốt đẹp” của Thiên Chúa dựng nên.

Nhưng đồng thời Thánh Kinh cũng dạy chúng ta của cải trần thế là những vật có giá trị hữu hạn, không phải vĩnh viễn, không có giá trị tuyệt hảo, để  có thể lấp đầy khát vọng hạnh phúc vô tận, mà Thiên Chúa đặt trong tâm khảm con người, khi Ngưòi dựng nên con người “ giống hình ảnh Ngài ” ( Gn 1, 27), có trí khôn ngoan và lòng ước muốn tự do, hạnh phúc vô hạn, phản ảnh lại trí khôn và tự do không biên giới của Thiên Chúa.

Điều đó cắt nghĩa tại sao Thánh Kinh không thuật lại cho chúng ta vũ trụ vạn vật được Thiên Chúa dựng nên là những vật “ tốt đẹp nhứt, tuyệt hảo, có giá trị vô hạn”, mà chỉ ghi lại giá trị của chúng “ là điều tốt đẹp ”.

Với những giá trị hạn chế hay chỉ “ là điều tốt đẹp ” đó, của cải trần gian, dù chúng ta có thu tóm tích trử bao nhiêu, cũng không thể thoả mãn được nỗi kháo khát hạnh phúc vô tận mà Thiên Chúa đặt trong tâm khảm mỗi người chúng ta.

Bởi lẽ tổng cộng bao nhiêu trị số hữu hạn, không bao giờ chúng ta có được một tổng số vô hạn.

Nỗi khao khát hạnh phúc vô hạn đó, chỉ có Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc tuyệt hảo và vô tận mới có thể đáp ứng lại cho con người .

Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nói cho chúng ta biết thái độ tham lam không độ lượng của người giàu trong dụ ngôn, chỉ lo tích trử của cải vật chất làm cho mình tối mắt không còn nhìn thấy Thiên Chúa mới là nguồn hạnh phúc,  là thái độ “ dại dột ”.Và Người dạy

   - “Ấy kẽ thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó” ( Lc 12, 21).  

Đó là lý do tại sao Thánh Agustino đã viết lên câu:  

   - “ Tâm hồn tôi chỉ có thể an nghĩ, khi tôi chiếm được Thiên Chúa làm của riêng tôi  ”. 

Và Thánh Phêrô cắt nghĩa rõ hơn thế nào là “ chiếm được Thiên Chúa làm của riêng ”: 

   - “ Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy ( của Chúa Giêsu), Thiên Chúa đã ban tặng chúng ta những gì rất qúy báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa…” ( 2 Pt 1,4). 

Con người “…được thông phần bản tính Thiên Chúa ”, được tham dự vào chính đời sống nội tại mà Chúa Ba Ngôi đang sống.

Chỉ có Thiên Chúa vô hạn mới thoả mãn được khát vọng hạnh phúc vô tận của con người, chỉ tham dự vào chính đời sống Thiên Chúa đang sống, con người mới hưởng được hạnh phúc viên mãn và bất diệt, hạnh phúc mà bất cứ con người nào được Chúa dựng nên cũng nhằm tới, bởi vì khát vọng đó, Thiên Chúa đã đặt vào bản tính con người, khi Người dựng nên chúng ta.. 

Nói tóm lại, của cải trần gian “ là điều tốt đẹp”, được Chúa dựng nên và ủy thác cho chúng ta  “trồng trọt và trông coi ”, cộng tác với Ngài sản xuất thêm nhiều, xây dựng một xã hội khang trang và thịnh vượng cho chính mình và cho anh em mình, có được đời sống xứng đáng với nhân phẩm con người,  

   - được  Chúa dựng nên “ giống hình ảnh Ngài

   - và được nâng lên địa vị con cái của Ngài ( Mt 6,9). 

Mỗi con người đó là những đứa con được tiền định “ thông phần vào bản tính Thiên Chúa ”, tham dự vào chính đời sống Thiên Chúa là Cha mình đang sống.

Đó là mục đích và cũng là ý nghĩa những gì Chúa Giêsu cảnh cáo, dạy bảo chúng ta cách xử dụng của cải trần gian, “ là điều tốt đẹp” của Chúa dựng nên , khác với đầu óc tối tăm, tham lam lo tích trử của người giàu có “ dại dột ”, đánh mất đi định hưởng phải có dẫn đến hạnh phúc, được Thánh Luca ghi lại trong Phúc Âm hôm  nay.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!