Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 42 ); ( 18.08.2013); ( Lc 12, 49-57)

CHÚA NHẬT XX PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM C

NGUYỄN HỌC TẬP  

Đoạn Phúc Âm hôm nay có thể chia thành hai phần, dựa trên thành phần các thính giả tham dự được Chúa Giêsu muốn huấn dạy:

- phần thứ nhứt ( Lc 12, 49-53), là những lời huấn dạy nói với các môn đệ:

   * " Thầy đã đến để đem lửa vào thế gian, và Thầy những mong phải chi lửa ấy bùng cháy lên! Thầy còn một phép rửa nữa phải chịu,...". 

- phần thứ hai ( Lc 12, 54-57), là phần nói với dân chúng đến nghe Người:

   * " Khi các người thấy mây kéo lên ở phía tây, các người nói ngay: Mưa đến nơi rồi!...Khi thấy gió nồm thổi, các người nói: Trời sẽ oi bức,...cảnh sắc đất trời thì các người biết nhận xét, còn thời đại nầy, sao các ngươi lại không biết nhận xét?". 

Để có thể hiểu được ý nghĩa của hai phần vừa được đề cập, chúng ta có thể chú ý đến phương thức diển tả " Thầy đã đến ", nói lên sứ mạng mà Chúa Giêsu phải thực hiện và xác nhận  Người ý thức rằng mình được Chúa Cha sai đến, để thực hiện những gì Đấng Cứu Thế phải làm cho nhân loại, " Thầy đã đến để  đem lửa đến thế gian và Thầy mong ước phải chi lửa ấy bùng cháy lên" ( Lc 12, 49). 

1 -

a) Trong Cựu Ước, hình ảnh lửa, được viết lên trong các sách liên quan đến cuộc phán xét của Thiên Chúa, không những chỉ nói lên tính cách răn đe, doạ nạt, tiêu hủy, cho bằng đề cập đến đặc tính thanh tẩy, loại trừ sự dữ là nguyên nhân cản trở ơn cứu rỗi cho con người được thực hiện.

Hiểu trong ý nghĩa đó, câu " Thầy đến để đem lửa đến thế gian..." ( Lc 12, 49), nhắc lại cho các môn đệ rằng Chúa Giêsu đang thực hiện động tác can thiệp quyết định của Thiên Chúa trong lịch sử con người, ngày cánh chung thực hiện ơn cứu rỗi đã đến, và từ đó các lời giảng dạy của Chúa Giêsu được hiểu như là lời mời gọi hãy sám hối, loại trừ sự dữ, loại trừ cách ăn ở bất chính, để cho cuộc phán xét của Thiên Chúa không trở thành là ngày tuyên án đoán phạt đối với tội nhân. 

 

b) Một ý nghĩa khác cũng có thể chú giải qua hình ảnh " lửa" mà Chúa Giêsu nói với các môn đệ răng  Người đến để đem đến cho thế gian.

Đó là ý nghĩa liên tuởng đến lời của Thiên Chúa được các tiên tri loan báo cho Israel: 

- " Do đó, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh phán như sau: Các ngươi đã nói những điều đó, thì nầy Ta sẽ làm cho lời của Ta thành lửa nơi miệng các ngươi, và sẽ biến dân nầy thành củi cho lửa ấy thiêu rụi " ( Ger 5, 14).

- " Lời của Ta lại chẳng giống như lửa, chẳng giống như búa đập tan tảng đá sao? Sấm ngôn của Chúa" ( Ger 23, 29).

- " Rồi ông Elia xuất hiện, ông là vị ngôn sứ chẳng khác nào ngọn lửa, lời của ông tựa đuốc cháy bừng bừng" ( Sir 48,1). 

Qua những gì liên tưởng được trích dẫn từ sách tiên tri Geremia cũng như sách Huấn Ca ( Siracide), hình ảnh " lửa" trong lời nói của Chúa Giêsu có ý nói lên kết quả của những lời Người giảng dạy, như là " Sấm ngôn của Chúa" ( Ger 23, 29).

Và do đó sẽ đâm chồi nẩy mộc, đưa đến kết quả nơi con người, " ...và Thầy mong ước phải chi lửa ấy bùng cháy lên" ( Lc 12, 49b).

 

c) Mối tương quan giữa câu 49 với hình ảnh " lửa" vừa được đề cập, được Thánh Luca viết liền với câu 50, liên quan đến phép rửa:

- " Thầy đã đến để đem lửa đến thế gian...Thầy còn một phép rửa nữa phải chịu..." ( Lc 12, 49-50), gợi lại cho chúng ta căn tính ( identité) của Chúa Giêsu được Thánh Gioan Tẩy Giả giới thiệu cho dân chúng trước đó, như là Đấng sẽ làm phép rửa cho họ trong Thánh Thần và lửa: 

- " Ông Gioan trả lời mọi người rằng: Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến...Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa" ( Lc 3, 16). 

Trong câu nói của đoạn Phúc Âm chúng ta, " phép rửa" được đề cập là " phép rửa " mà Chúa Giêsu phải lãnh nhận, ngụ ý nói lên cuộc Khổ Nạn mà Chúa Giêsu phải trải qua, và với tư cách là con người Chúa Giêsu đang chịu sức đè nén của gánh nặng và lo âu :  

- " Chúa Giêsu bảo các ông: Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nỗi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?" ( Mc 10, 38). 

Như vậy, đọc câu 49 và 50 liên tiếp nhau, chúng ta thấy được mối ao ước của Chúa Giêsu đem " lửa " đến cho thế gian sẽ được thực hiện trong biến cố Tử Nạn và Phục Sinh của Người.

Chính trong biến cố đó, Thiên Chúa thực hiện động tác can thiệp quyết định vào lịch sử con người, để phán xét, hay đúng hơn để tẩy sạch trong lịch sử những gì cản trở để đố án cứu rỗi được thực hiện: chính trong biến cố đó, lời loan báo ơn cứu rỗi cho con người hay " lửa" mà Người đem đến cho thế gian đạt được hiệu lực tối đa để cứu rỗi.

 

2 - Đoạn ( Lc 12, 51-53) nói lên mối phân chia, chống đối nhau như là hậu quả bất thường xảy ra, trước ơn cứu rỗi mà Đấng Cứu Thế đem đến cho nhân loại:  

- " Anh em tưởng rằng Thầy đến để đem hoà bình cho thế gian sao? Thầy bảo cho anh em biết, không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẻ" ( Lc 12, 51). 

Tác động của Thiên Chúa không đem lại hoà bình, được các tiên tri tiên báo như là một trong những yếu tố cá biệt của thời đại Đấng Cứu Thế.

Tại sao thời đại của Đấng Cứu Thế đến lại không phải là thời đại nhân loại được sống trong hoà bình?

Để trả lời cho câu hỏi, chúng ta cần biết được một vài quan niệm được lưu hành thời Chúa Giêsu trong dân Do Thái, dựa vào quan niệm thời cánh chung hay " thời kỳ sau hết " của họ.

" Thời kỳ sau hết " của truyền thống Do Thái mang những đặc tính như bị bắt bớ, đau khổ và chia rẻ, kình chống căng thẳng.

Hiểu như vậy, tuyên báo cho các môn đệ biết Người đến mang lại sự chống đối, chia rẻ, Chúa Giêsu có ý nói cho các môn đệ rằng nơi con người của Người chính là lúc Thiên Chúa can thiệp một cách quyết định trong lịch sử, để thiết lập lại mọi chuyện, và chính lúc họ đang ở với Người, nghe Người giảng dạy là " thời kỳ sau hết " đã được truyền thống nói đến.

Hiểu như vậy, nơi con người của Chúa Giêsu là " thời kỳ sau hết ", Thiên Chúa can thiệp quyết định tái lập lại mọi sự, chúng ta hiểu được sự chống đối, chia rẻ chính là sức mạnh của sự ác đang phản ứng quấy động chống lại tiến trình thiết lập trật tự và cứu rỗi của Thiên Chúa, tao nên phân hoá chia rẻ ngay cả trong gia đình, ngay cả đối với những mối liên hệ thân thiết sâu đậm nhứt của con người: 

- " Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẻ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba...cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng" ( Lc 12, 52-53). 

Như vậy cả mối liên hệ gia đình, nền tảng của mọi giao tế xã hội và chủng tộc cũng bị giao động, phân hoá " trong thời kỳ sau hết ", hay trong thời gian bắt đầu thực hiện ơn cứu rỗi, .

Điều đó cho thấy từ nay, các mối liên hệ gia đình, xã hội, văn hoá, chủng tộc đều không còn đặt trên nền tảng liên hệ máu mủ nữa mà trên lựa chọn đức tin.

Thành ngữ " từ nay trở đi " ( thay vì từ nay) được Thánh Luca dùng để mở ra nhãn quang hướng về tương lai, nói lên thời điểm cuộc sống Giáo Hội được bắt đầu.

Trong lòng Giáo Hội,nhiều tín hữu từ bỏ tất cả, ngay cả các mối liên hệ gia đình, để theo Chúa Giêsu, tham dự vào định mệnh đau khổ của Người được tiên báo trước ở câu 5

- " Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khoắt khoải biết bao cho đến khi việc nầy hoàn tất " ( Lc 12, 50).  

Trong tư tưởng đó chúng ta có thể gặp được lời khuyên bảo của Thánh Phaolồ trong bài đọc II, khuyến khích các tín hữu Do Thái hãy ngước mắt lên, nhìn vào Chúa Giêsu, chịu đựng các chống đối của tội lỗi đến đổ máu mình, để chống lại tội lỗi: 

- " ...chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho chúng ta, mắt hướng về Chúa Giêsu là Đấng đã khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục và nay đang ngự bên hữu Chúa Cha" ( Heb 12, 1-2).

 

3 - Từ câu ( Lc 12, 54) trở đi, Chúa Giêsu nói thẳng với dân chúng đến nghe Người hôm đó.

So sánh hai câu ( Lc 12, 54-55) với những câu còn lại của đoạn Phúc Âm ( Lc 12, 56-57),chúng ta thấy được thái độ hành xử nghịch thường của lối sống thường tình con người với những gì mà đáng lý chúng ta phải có cách hành xử thích ứng hơn: 

- " Khi các ngươi thấy mây trời kéo đến, các ngươi nói ngay: Mưa đến rồi...Khi thấy gió nồm thổi, các ngươi nói: Trời sẽ oi bức!...Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc mặt trời, thì các ngươi biết nhận xét, còn thời đại nầy, sao các ngươi không biết nhận xét. Sao các ngươi không tự mình xét xem cái gì là phải " ( Lc 12, 54-57).  

Những người mà Chúa Giêsu nói với hôm đó, cũng bằng những lời đó nói với cả chúng ta, không biết nhìn thấy hay không muốn nhìn thấy ý nghĩa của những gì đang xảy ra trước mắt họ, " còn thời đại nầy ", không nhận ra " dấu chỉ thời đại " đang diễn ra trước mắt.

Lời tố cáo của Chúa Giêsu đối với đám đông hôm đó, và chắc chắn nhiều khi đối với cách hành xử bất bình thường tình của chúng ta, là điều chúng ta nên  đặc tâm chú ý.

Dùng cả nghị lực và khả năng khôn ngoan, để tìm hiểu trời đất, vật thể và hiện tượng có liên quan đến lợi thú vật chất cho bản thân của mình, trái lại không lưu tâm chuyên cần tìm hiểu những gì là cần thiết, phải hành xử, quyết định cho cuộc sống hạnh phúc viên mãn và bất diệt của mình.

Do cử chỉ bưng mắt, bịt tai đó, họ đã tỏ ra trong thái độ cứng tin  và cố chấp,  giải thích một cách lệch lạc, mặc cho những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm để minh chứng cho họ " thời kỳ đã mãn ", Nước Trời đã đến,  được các ngôn sứ tiên báo cho.

Họ bất cần và cứng tin ngay cả những gì Chúa Giêsu thực hiện trước mặt họ, để chứng minh cho: 

- " Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng " ( Mt 11, 4-5). 

Trước những biến cố như vậy, họ vẫn ngoan cố: 

- " Ông nầy trừ được qủy, chỉ nhờ dựa thế qủy vương Beelzebul " ( Mt 12, 24).

Thái độ ngoan cố, cứng tin, lý luận quanh co đó đã khiến cho Chúa Giêsu không còn có cách nào khác hơn là nói thẳng, nói thật: 

- " Còn nếu Ta dựa vào Thánh Thần mà trừ qủy, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông" ( Mt 12, 28).  

Ai có muốn nhận hay không nhận cũng vậy!

Nhiều khi người tín hữu Chúa Ki Tô phải có can đảm nói thẳng và nói thật đối với những ai không tin, nhứt là đối với bọn người ngoan cố vô thần cũng vậy.

Nói quanh co, hoà hợp hoà giải, nhân nhượng, giả bộ yêu thương hay câm nín, không dám đứng ra bênh vực chân lý, là thái độ khiếp nhược, giả hình,  mưu cầu lợi ích vât chất , mong được sống an thân và đồng lỏa.

Hãy nhận biết chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa được thực hiện nơi con người Chúa Giêsu, trải dài ra trong Giáo Hội và đang thực hiện trong cuộc sống mỗi người chúng ta.

Hãy nhận biết dấu chỉ thời đại, những gì đang xảy ra trước mắt mình, những gì mình phải đứng ra hành động theo tiếng nói của lương tâm,  để có thái độ hành xử đích đáng theo lời huấn dạy của Chúa Ki Tô: 

- " Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các ngươi biết nhận xét, còn thời đại nầy, sao các ngươi lại không biết nhận xét " ( Lc 12, 56).

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!