Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)


 

NGUYỄN HỌC TẬP



 

Thượng đỉnh sứ mạng của Chúa Giêsu ( 2 )


 

4 - Chúa Giêsu được biến dạng ( Lc 9, 28-36).

Các yếu tố của đoạn Phúc Âm tường thuật về biến cố Chúa Giêsu được biến dạng (từ ngữ, hình ảnh, các trích dẫn liên hệ với Thánh Kinh) là những gì có liên hệ đến sự kiện Thiên Chúa tỏ mình trong Sách Khải Huyền.

Những yếu tố liên hệ đó cho thấy đây là cuộc mạc khải cho các môn đệ, mạc khải cho biết ý nghĩa sâu xa và còn được giữ kín về con người và các động tác của Chúa Giêsu.

Thể thức hành văn vừa kể, mà đoạn tường thuật chúng ta đang tìm hiểu có liên hệ, không chỉ có ý nghĩa nói lên cho biết về tương lai sắp đến, mà còn có ý cho thấy ý nghĩa sâu đậm thực thể hiện tại được chứa đựng trong đoạn tường thuật..

Như vậy biến cố Chúa Giêsu được biến dạng không phải chỉ là mạc khải trước cho biết cuộc sống lại trong tương lai của Chúa Giêsu, mà còn cho biết những gì Chúa Giêsu hiện là: Người là Con Thiên Chúa.

Biến cố chúng ta đang học hỏi là chìa khóa cho phép chúng ta nhận thức được bản tính thực sự của Chúa Giêsu, bên dưới những thực trạng bên ngoài đang che đậy bản tính đó.

 

Biến cố Chúa Giêsu được biến dạng tỏ mình ra sáng láng không phải chỉ là một thực thể tương lai, mà đã hiện diện hiện thời và báo trước cho biết.

Mối thông hiệp của Chúa Giêsu với Chúa Cha đang là hiện trạng thực hữu. Thỉnh thoảng đó đây, thực trạng sâu xa và phục sinh nầy, thường được ẩn giấu, lại xuất hiện ra.

Như vậy, trong cuộc hành trình đức tin, không thiếu những lúc chúng ta có được những trạng thái tươi vui, phấn khởi, tìm ẩn trong thực trạng cuộc sống Kitô giáo, cần phải biết đón nhận và thấu hiểu. Dĩ nhiên là đặc tính của những biến cố vừa kể là những biến cố tạm thời, chóng qua và người môn đệ Chúa Kitô phải biết chuẩn định và hài lòng về những gì mình nhận được.
 

Khi có dịp học hỏi về Phúc Âm Thánh Marco, chúng ta sẽ đào sâu hơn về phương diện chú giải song song đối với đoạn tường thuật đang bàn.

Ở đây chúng ta chỉ lưu tâm đến một vài điều đáng chú ý. Đó là Thánh Luca đã thêm vào hai thay đổi đối với truyền thống chung, được Thánh Marco ghi lại:

- Thánh Luca nhấn mạnh đến động tác cầu nguyện của Chúa Giêsu: 
 

* " ..., Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacobê..." ( Lc 9, 28 ). 
 

- ngài cho biết rõ nội dung của buổi đàm thoại giữa Moisen, Elia và Chúa Giêsu:
 

* Hai vị hiện ra rạng ngời, vinh hiển và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem" ( Lc 9, 31).
 

Với những ý nghĩa đó, biến cố biến dạng hiển vinh của Chúa Giêsu là một lời mời gọi hãy bước đi trên con đường thập giá, con đường sễ đưa đến mức vinh quang của cuộc phục sinh, một biến cố tiên báo cho vinh quang, giúp người môn đệ vượt thắng nỗi sợ hãi của sự chết bằng sức mạnh của lời cầu nguyện.


 

5 - Cậu bé bị kinh phong ( Lc 9, 37-43a).

Cả ba tác giả Phúc Âm Nhật Lãm đều ghi lại, sau biến cố biến dạng hiển vinh sáng láng, phép lạ chữa cậu bé bị coi là bị qủy ám.

Nhưng theo lời kể lại của cha cậu bé, thì có lẽ đúng hơn cậu bị mắc bệnh kinh phong.

Theo tâm thức chung truyền thống của thời đó, kể cả của các tác giả Phúc Âm, đều cho rằng qủy dữ là căn nguyên của mọi bệnh tật, nhứt là những chứng bệnh làm cho người khác có cảm tưởng rằng bệnh nhân không còn tự chủ được.

Nhưng điều làm cho người đọc lưu ý ở đây là một chi tiết khác: đó là các môn đệ nhận được quyền lực khử trừ ma qủy, 
 

- " Chúa Giêsu tập hợp nhòm Mười Hai lại, ban cho các ông năng lực, và quyền phép để khử trừ mọi thứ qủy và chữa các bệnh tật " ( Lc 9, 1 ). nhưng gặp phải hoàn cảnh tiên khởi, các vị cho thấy tình trạng bất lực, thiêu khả năng của các vị: 

- " Lạy Thầy, xin Thầy đoái nhìn đứa con tôi, ví tôi chỉ có một mình cháu. Thế mà qủy nhập vào cháu, , khiến cho cháu nỗi dưng la lên, vật mình vật mẩy, sùi cà bọt mép, và khó lắm nó mới chịu rời cháu bỏ cháu lại đó mệt nhừ. Tôi có xin các môn đệ Thầy trừ qủy đó, nhưng các ông trừ không được " ( Lc 9, 38-40).

 

Nguyên nhân đó là vì quyền loại trừ ma qủy, là quyền của Thiên Chúa, chớ không phải của con người. Người môn đệ chỉ có thể hành xử được quyền lực đó trong đức tin, như là những gì thuộc về một Đấng khác, và con người có thể van xin Chúa được trong lời cầu nguyện, chớ không phải hành xử như quyền lực của chính mình.

Trước tình trạng đó, Chúa Giêsu khiển trách thái độ thiếu lòng tin vào Chúa Cha của các môn đệ, cũng như nới rộng nhãn quang ra đối với cả các thế hệ cứng tin và bất thiện:

 

- " Ôi thế hệ cứng lòng không chịu tin và gian tà! Ta phải ở lại cùng các người cho đến bao giờ nữa ? " ( Lc 9, 41).

 

Nhãn quang nới rộng vừa kể đối với thể hệ đương thời cứng tin, không phải Chúa Giêsu chỉ có ý nói lên lòng cứng tin của người cha cậu bé, mà còn cả của các môn đệ, nếu không họ đã có thể đuổi qủy dữ cút đi rối.


 

6 - Loan bào Khổ Nạn lần thứ hai ( Lc 9, 43b-45 ).

Chúa Giêsu loan báo lần thứ hai Cuộc Khổ Nạn của Người, chỉ riêng cho các môn đệ:
 

- " Đang lúc mọi người còn bỡ ngỡ về tất cả các việc Chúa Giêsu làm, Người nói với các môn đệ: Phần anh em, hãy lắng tai nghe cho kỷ nhũng lời sau đây: Con Người sắp bị nộp vào tay người đời " ( Lc 9, 43 ).

 

Biết Thánh Giá có nghĩa là hiểu biết được phương diện sáng sủa, mới lạ và không thể ngờ trước được về diện mạo Thiên Chúa, được mạc khải nơi con người Chúa Giêsu.

Nhưng các môn đệ " không hiểu được những lời đó " ( Lc 9, 45 ). Bởi đó tình trạng lẻ loi của Chúa Giêsu thật là đầy tràn, ngay cả những người thân tín nhứt của Người cũng không có khả năng chia xẻ được phương diện sâu thẩm thực trạng Người đang gặp phải.

Khía cạnh " mới lạ " của thực trạng vượt qua tầm hiểu biết của mọi người.

" Các ông không hiểu được ", Thánh Luca viết lên như vậy, bởi vì các lời của Chúa Giêsu dường như đang bị một bức màn che lấp.

Các ông sẽ hiểu được sau đó, dưới ánh sáng các biến cố xảy ra và trong lúc cùng đồng bước với Người trên cùng một con đường.
 

Nhưng đàng khác, các môn đệ không hiểu được cũng vì các vị không dám hỏi Người:
 

- "Nhưng các môn đệ sợ, khống dám hỏi lại Người về lời ấy " ( Lc 9, 45 ).
 

Điều mà các vị mườn tượng thấy được làm cho các vị kinh hãi. Số phận của các môn đệ không thể tách rời được khỏi số phận Vị Thầy của mình.. Đó chính là lý do được mườn tượng cho thời gian sắp đến và khiến làm cho các vị áy náy.


 

7- Theo Chúa Giêsu như thế nào ( Lc 9, 46-50).

Trên thực tế, người môn đệ phải đi theo con đường Thánh Giá như thế nào ?

Thánh Luca hiến tặng cho chúng ta hai tiết yếu cá biệt.


 

1) Mẫu gương thứ nhứt ( Lc 9, 46-48) hê tại ở việc đặt những kẻ bé mọn vào vị tri tiên khởi, ưu tiên, trên trước:
 

- " Ai tiếp đón em nhỏ nầy vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, là tiếp đón Đấng đã sai Thầy . Thật vậy, ai là người nhỏ nhứt trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhứt " ( Lc 9, 46).
 

Nói lên điều đó, Chúa Giêsu liên tưởng đến một cộng đồng gồm những kẻ khiêm nhường và bé mọn. Kẻ bé mọn là những kẻ bị người khác không coi ra gì, không có một địa vị đáng kể nào, là những kẻ phải nhường bước, đến sau, cho người khác đi trước.

Phúc Âm không nói chỉ có những kẻ bé mọn là những người thuộc về cộng đồng, là thành phần của cộng đồng, nhưng câu nói của Chúa Giêsu cho biết là cộng đồng phải dành ưu tiên lo cho, chăm sóc những kẻ ấy, như chính Chúa Giêsu đã hành động.

 

Động từ " đón nhận " có nghĩa là biết lắng nghe, sẵn sàng tiếp đón, phục vụ cho.

" Vì danh Thầy " có nghĩa là tiếp đón những kẻ bé mọn như Chúa Giêsu, là tiếp đón và đối đải với những kẻ đó một cách kính trọng như là đón tiếp chính Chúa Giêsu.
 

Chúa Giêsu thốt lên lời khuyên dạy nầy cho các môn đệ, vì lúc đó các ông đang tranh cải nhau ai là người lớn nhứt giữa các ông ( Lc 9, 46 ).

Điều đó cho thấy rằng cộng đồng tiên khởi giữa các môn đệ ( và dĩ nhiên cả những cộng đồng kế tiếp) không phải là một cộng đồng lý tưởng. Ngay cả trong nhóm nhỏ bé các môn đệ tiên khởi đã xảy ra chuyện tranh chấp địa vị, uy quyền giữa các ông.


 

2) Theo Chúa Giêsu có nghĩa là khước từ mọi hình thức cực đoan ( Lc 9, 49-50):
 

- " Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ qủy. Chúng con đã ngăn cản, vì người ấy không cùng với chúng con đi theo Thầy. Chúa Giêsu bảo các ông: " Đừng ngăn cản người ta. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta ".
 

Người xa lạ nhân danh Chúa Giêsu để trừ qủy, nhưng người đó không thuộc vào nhóm môn đệ của Người, làm cho nhóm các ông tức giận.

Động tác có khả năng giải thoát, khai trừ qủy dữ không phải là đặc quyền của nội bộ các môn đệ sao?

Có thể có người cho rằng tính cách ghen tương tức giận đó là thái độ để bảo vệ, bênh vực Chúa Giêsu.

Nhưng trái lại, đối với Chúa Giêsu, lòng tốt lành của Thiên Chúa cũng có thể tác động bên ngoài nhóm các môn đệ và bởi đó người môn đệ không có gì phải ghen tương.


 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!