Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM  ( IV C 43 ); ( 25.08.2013 ); ( Lc 13, 22-30 )

CHÚA NHẬT XXI PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN ,  NĂM  C

 

NGUYỄN HỌC TẬP 

A - Đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay ( Lc 13, 22-30) nằm trong các chương Phúc Âm kể lại cuộc hành trình của Chúa Giêsu từ Galilea lên Giêrusalem ( Lc 9, 51- 19,24) và được Thánh Luca viết lại những lời giảng dạy của Chúa Giêsu dưới hình thức những cuộc phỏng vấn, đối thoại với những ai đến với Người: 

   - “ Trên đường lên Giêrusalem, Chúa Giêsu đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy ”( Lc 12, 22). 

Trong cuộc hành trình Chúa Giêsu gặp rất nhiều người đến nghe Người giảng dạy về Nước Thiên Chúa. Lợi dụng các câu hỏi của họ, Chúa Giêsu giải đáp và giảng dạy thêm cho họ.

Trong các Chúa Nhật qua, chúng ta đã có dịp nghe những thắc mắc của họ, hỏi Chúa Giêsu và được Người giải đáp và dẫn giải thêm, thành các cuộc hội luận có tính cách như những cuộc phỏng vấn: 

   - “Đang khi Thầy trò đi đường, thì có kẻ thưa người rằng: Thưa Thầy, Thầy đi đâu, con cũng xin theo”.

   - “ Người trả lời: Con chồn có hang, con chim có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” ( Lc 9, 57-58). 

   - “ Và có người thông thái luật kia đứng lên hỏi Chúa Giêsu để thử Người: Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ? ”.

   - “ Người đáp: Trong Luật đã viết gì ? Ông đọc thế nào ? ” ( Lc 10, 25-26).

   - “ Khi Chúa Giêsu đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm”

   - “ Nhưng Người đáp lại: Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” ( Lc 11, 27-28). 

   - “ Một người trong số các nhà thông thái luật lên tiếng nói: Thưa Thầy, Thầy nói như vậy là nhục mạ cả chúng tôi nữa!”

   - “ Chúa Giêsu đáp: Khốn cho cả các ngươi nữa, hởi các nhà thông luật! Các ngươi chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn chính các ngươi, thì dù một ngón tay cũng không động vào ” ( Lc 11, 45-46)… 

Và rồi tiếp tục đoạn đường lên Giêrusalem hôm nay, Chúa Giêsu gặp một cuộc phỏng vấn khác: 

- “ Có người kia hỏi Người: Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?” ( Lc 13, 22). 

Một câu hỏi nóng bỏng và quan trọng, liên quan đến cuộc sống phần rỗi.

Một câu hỏi thường  luân lưu lúc đó trong dân chúng Do Thái, tạo ra nhiêu suy tư và giải đáp lệch lạc.

Có khuynh hướng cho rằng trong dân chúng Israel, ai đươc cứu hay không được cứu đã được Thiên Chúa tiền định, theo quan niệm của Cộng Đồng Qumran. Và những người được tiền định cứu rỗi đó là những ai thuộc thành phần chọn lọc  “élites” của Cộng Đồng Qumran, còn những ai không thuộc tổ chức của họ đều đã bị Thiên Chúa tiền định đoán phạt. 

Một vài nhóm khác, trái lại, cứ sống “điềm nhiên toạ thị ”, ung dung thoải mái, rượu chè, dâm đảng, bất công và bất nhân, không hề biết thương xót cứu giúp anh em, như ông nhà giàu trong chuyện Lazzaro, không hề thấy Lazzaro bất hạnh, đói khát, ghẻ lở, sống lây lất ngoài ngưỡng cửa mà chó cũng thấy ( Lc 16, 19-31).

Họ nghĩ   không có gì phải lo vì cho rằng họ là con cái tổ phụ Abraham, mọi việc đều có tổ phụ can thiệp và Thiên Chúa đã hứa chúc lành cho tổ phụ Abraham và con cháu ngài, bởi đó họ không thể bị đoán phạt.

Thái độ đó đã bị thánh Gioan Tẩy Giả lên án: 

   - “Đám đông kéo đến xin ông Gioan làm phép rửa; ông nói với họ: Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh tránh cơn thịnh nộ của Thiên Chúa vậy? Các anh hãy sinh những hoa quả xứng đáng với lòng sám hối. Và đừng nghĩ bụng rằng: Chúng ta đã có tổ phụ Abraham, vì ta nói cho các anh hay: Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá nầy trở nên con cháu Abraham. Cái rìu đã đặt sẵn gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt, đều bị chặt đi và quẵng vào lửa ” ( Lc 3, 7-9). 

Đọc đoạn Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp cho câu hỏi nóng bỏng trên, bởi lẽ cuộc sống phần rỗi không thể ỷ thế vào dòng dỏi họ tộc, cũng không thể dựa vào phe nhóm “élites”, quyền lực, chức quyền đạo đời,  ân huệ “ xin-cho ”, của cải trần gian, cũng không phải ỷ thế vào sức lực và khả năng trí thức cũng như thể xác của mình như là mẫu mực định chuẩn để đo lường phán đoán của Thiên Chúa.  

Thay vì đưa ra câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi bất cẩn về số lượng bao nhiêu người, nhiều hay ít và bao nhiêu được cứu rỗi, Chúa Giêsu lợi dụng câu hỏi để dạy một bài học đầy đủ hơn: 

   - “ Hãy cố gắng qua cửa hẹp mà vào, vì Ta nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không được ” ( Lc 13, 24). 

Và trong chính hai câu trả lới cuối cùng, Chúa Giêsu cho thấy câu hỏi của một người ẩn danh nào đó hỏi Người là câu hỏi lệch lạc: 

   - “ Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót ” ( Lc 13, 29-30).  

Nếu thiên hạ cả thế giới, “đông tây nam bắc ”, và ngay cả kẻ hèn mọn thua thiệt, bất hạnh, “ …những kẻ đứng chót, sẽ lên hàng đầu ”,  đều được vào Nước Thiên Chúa, thì làm sao có thể nghĩ rằng “…những người được cứu thoát thì ít ” ? 

Và nếu thiên hạ, cả thế giới ào ạc vào Nước Thiên Chúa, ngay cả những kẻ bé mọn, thua thiệt, bị khinh bỉ, tội lỗi,  loại ra bên lề xã hội cũng được vào và những định chuẩn để được Chúa phán xét cho vào không tùy thuộc vào các yếu tố trần gian kể trên, thì chỉ còn cách hành xử không thể thiếu, là phương cách Chúa Giêsu dạy trong Phúc Âm: 

    “ Hãy gắng sức qua cửa hẹp mà vào ” ( Lc 13, 24). 

Đặt câu nói của Chúa Giêsu vào bối cảnh kiến trúc nhà cửa của Do Thái cũng như của các xứ nóng ở Trung Đông,  nhà có vách tường dày, cửa nhỏ và thấp để tránh nóng.

Muốn vào nhà phải cúi gập mình xuống và lách mình để vào.

Điều đó cắt nghĩa phải  hy sinh, cực nhọc, thiếu tiện nghi để vào được trong nhà.

Và đó là hình ảnh của những ai muốn vào Nước Thiên Chúa:

   - “ Hãy cố gắng qua của hẹp mà vào ”.

Và Nước Thiên Chúa , đặt trong bối cảnh xã hội canh nông, nghèo khổ lúc đó của dân Do Thái, được Chúa Giêsu diễn tả là một da tiệc linh đình.

Muốn vào được dạ tiệc để ăn uống no say thoả thích, bỏ lại hoàn cảnh đói nghèo, khốn khỗ ở bên ngoài, người dự tiệc phải hy sinh, chịu khó, không tiện nghi, lách minh qua cửa hẹp.

Nước Thiên Chúa hay bửa dạ tiệc đó, là những gì trọng đại đòi buộc người muốn tham dự phải chịu khó, hy sinh lớn lao, từ bỏ mọi chuyện, để “ cố gắng qua của hẹp mà vào ” cho bằng được.

Đó là ý nghĩa những gì Chúa Giêsu nói với Marta: 

   - “ Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhứt và sẽ không bị lấy đi ” ( Lc 10, 42).

Và đó cũng là những gì Thánh Phêrô đã nói với Chúa Giêsu và cũng nói cho chúng ta:

   - “ Bấy giờ Phêrô lên tiếng thưa Người: Thưa Thầy, phần chúng con, chúng con đã bỏ hết mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì?” ( Mt 19, 27). 

Thái độ phải có của những ai được mời gọi vào Nước Thiên Chúa là thái độ của  

   - “ ai tra tay cầm cày mà còn ngoái lại sau lưng, thì không đáng với Nước Thiên Chúa” ( Lc 9, 62).

   - “ Ai yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai, con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy…Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được” ( Mt 10, 39). 

Điều đó  cho thấy, người tín hữu Chúa Ki Tô không phải chỉ là “ người có đạo ”, được rửa tội, chịu các phép bí tích, thuộc họ đạo nầy, giáo phận khác, ngay cả có chức nầy phẩm nọ trong Giáo Hội, mà là người không những “ giữ đạo ” ( giữ cho khỏi bị mất), mà là tuân giữ và thi hành, là người “ hành đạo ” hay “ sống đạo ”, dấn thân năng động, hao tốn sức lực, của cải và đôi khi cả mạng sống để sống và làm chứng đức tin và đức bác ái Ki Tô giáo.

Nói cách khác, người Ki Tô hữu “ sống đạo ”, người mà Chúa Giêsu kỳ vọng  

   - “ hãy cố gắng qua cửa hẹp mà vào ” là người dấn thân thực hiện  hai điều  Chúa dạy: 

   - “ Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi; và yêu mến người thân cận như chính mình ” ( Lc 10, 27). 

Nếu các người Do Thái thời Chúa Giêsu và thời Thánh Gioan Tẩy Giả không thể ỷ thế vào gia phả dòng tộc của tổ phụ Abraham để chắc chắn được cứu rỗi, người Ki Tô hữu “ có đạo ” cũng không thể dựa vào việc “ có đạo ” của mình để bảo đảm phần rỗi, điềm nhiên toạ thị, sống đời sống đức tin và đức bác ái Ki Tô giáo hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh.

Chúa sẽ phán xét chúng ta có “ cố gắng qua cửa hẹp mà vào ”, có hy sinh, chịu thua thiệt sức lực, của cải và cả mạng sống để năng động, yêu thương bằng hành động thiết thực, “yêu Chúa và yêu người thân cận ” như Chúa dạy không?

Phán xét của Chúa là phán xét dựa vào những gì công chính và bất công, bác ái và thiếu bác ái  chúng ta hành xử trong cuộc sống: 

   - “ Ta không biết các ngươi từ đâu đến: Cút đi cho khỏi mắt Ta, hởi những quân làm điều bất chính” ( Lc 13, 27).

   - “ Và ai cho một trong những kẻ nhỏ nầy uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” ( Mt 10, 40).

 

B - Với những huấn dụ về cách hành xử phải có đó, để có thể trình diện trước mặt Chúa trong ngày phán xét, mỗi người chúng ta thử tự xét mình chúng ta đã làm gì trong cuộc sống cho đến lúc nầy?

Chúng ta có thể đặt câu hỏi như Chúa Giêsu đã đặt câu hỏi ngược lại câu hỏi của thầy thông thái luật, chúng ta có dịp suy niệm qua những Chúa Nhật trước đây trong dụ ngôn người Samaritano nhân lành: 

   - “ Vậy theo ông, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người bị rơi vào tay kẻ cướp ?” ( Lc 10, 36). 

Ở một đất nước mà năm 2002 ,

- theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Quốc Tế,

- có trên 170.000 vụ phá thai chính thức; 

- trên 2.000.000 người bị bệnh liệt kháng ( Aids); 

- trên dưới nửa triệu người đi “ xuất khẩu lao động ” để trả nợ chiến tranh cho  các quốc gia đã cung cấp vũ khí cho thành phần thắng trận trước đây, với đồng lương bị bốc lột và điều kiện sống như nô lệ;

- mỗi năm có trên 100.000 phụ nữ bị bán qua Đài Loan để làm vợ và làm nô lệ tình dục (cứ hỏi cha Hùng, Trung Tâm Hy Vọng ở Đài Loan thì rõ),

- hàng mấy trăm ngàn các em gái vị thành niên bị bán qua Cao Miên và Thái Lan để thoả mãn tình dục cho du khách mua vui, chúng ta đã làm gì? Chúng ta có can đảm lên tiếng hay không lên tiếng trước những nỗi bất hạnh vừa kể, nhứt là những ai có nhiệm vụ phải lên tiếng, đừng nói gì đến hành động tích cực để làm vơi đi những nỗi khốn cùng của  người thân cận? 

   - “ …ai là người thân cận với người bị rơi vào tay kẻ cướp ? ” ( Lc 10, 36) .

   - “ …hãy cố gắng qua cửa hẹp mà vào ” ( Lc 13, 24 ). 

Chúng ta đang “ …cố gắng qua cửa hẹp mà vào ” hay đang sống cuộc sống “có đạo ” hâm hẩm, dựa vào quyền lực, kẻ cả để được ân huệ, sống sung mãn, an nhàn, sợ khó khăn, hy sinh,  không hề thấy Lazzaro đói khác, đầy ghẻ lở, đau khỗ, bất hạnh mà mấy con chó cũng thấy đến liếm ghẻ lở cho ( Lc 16, 19-31).

Cuộc sống của người tín hữu Chúa Ki Tô không phải là cuộc sống “ có đạo ” hâm hẩm, thản nhiên trước những nhu cầu và bất hạnh của anh em, mà là cuộc sống đem đạo vào đời, đem đức tin và đức bác ái Ki Tô giáo thực hiện bằng hành động trong cuộc sống với anh em và cho anh em.

Chúa Giêsu không những rao giảng Nước Trời, mà còn đem Tin Mừng Nước Trời làm giảm đi những nỗi bất hạnh của con người: 

   - “ Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều tai nghe mắt thấy: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng ” ( Mt 11, 5).

Và theo gương người Samaritano nhân lành cứu người bất hạnh, Chúa Giêsu dạy chúng ta: 

   - “Ông hãy đi , và cũng hãy làm như vậy ”  ( Lc 10, 37).

 

C - Làm sao chúng ta biết được chúng ta có thể được cứu thoát hay không?

Câu trả lời có lẽ chúng ta nên đặt ngược lại:

   - “ Chúng ta có sống trong tình Cha con với Thiên Chúa hay không ? ”.

Một đứa con lấy tình con cái đối với cha mẹ, không thể là đứa con sống hâm hẩm, uể oải, chểnh mảng,  coi việc nhà như việc hàng xóm, có hay không cũng được, chu toàn hay bỏ qua cũng được.

Đó là thái độ của kẻ làm mướn, người nô lệ, ngó dáo dát sợ ông chủ bắt chợt.

Người con trong nhà là người con làm việc tận tình, việc nhà là việc của mình,  có mặt cha mẹ hay không cũng vậy, và làm việc mong đem lại kết quả tốt đẹp cho gia đình, làm việc vì thương yêu cha mẹ hết lòng: 

   - “ Ngươi phải yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn…” ( Lc 10, 27). 

Sống như vậy đối với Nước Trời, chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa không phải là người xa lạ, là quan toà thẳng thắn “ kéo thẳng mực tàu ” đối với những sai lỗi yếu đuối của nhân tính. 

   - “ Vậy, nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại không  ban những của tốt lành cho những kẻ kêu xin Người sao? ( Mt 7, 11)

   - “ Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin ” ( Mt 6, 8). 

Hãy ăn ở với Thiên Chúa xứng đáng địa vị và phẩm giá như những người con Thiên Chúa.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!