Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 40 ); ( 11.08.2004); ( Lc 12, 32-48) 

CHÚA NHẬT XIX, PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN,  NĂM C

 NGUYỄN HỌC TẬP 

Đáng lý đoạn Phúc Âm hôm nay chỉ giới hạn ở đoạn những lời Chúa Giêsu truyền dạy và cảnh cáo những ai đang nghe Người lúc đó về thái độ khôn ngoan và cẩn thận phải có trước biến cố quyết định của đời mình, không biết xảy ra lúc nào ( Lc 12, 35-48): 

   - “ Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gỏ cửa, là mở ngay” ( Lc 12, 35).

   - “ Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ ” ( Lc 12, 38).

   - “ Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến  ” ( Lc 12, 40).

Và đối với những tôi tớ bất trung:

   - “ Chủ của đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín ” ( Lc 12, 46). 

 Nếu đọc những lời dạy bảo và cảnh cáo vừa kể, liên tưởng đến thái độ “ dại dột ” của người giàu có trong dụ ngôn nhà phú hộ chỉ biết lo tích trử, bị Chúa Giêsu cảnh cáo trong Phúc Âm Chúa Nhật vừa qua: 

   - “Đồ dại dột! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ? ” ( Lc 12, 20), chúng ta sẽ có cảm tưởng rằng Ki Tô giáo là một tôn giáo chỉ dựa trên cảnh cáo và doạ nạt, khủng bố, sống trong khiếp đảm, từng giây, từng phút, nơm nớp lo sợ, có thể “ sa hỏa ngục, lổ máu đầu ” bất cứ lúc nào.

Phải chăng Ki Tô giáo là tôn giáo dựa trên cảnh cáo, dọa nạt, khủng bố, làm cho khiếp đảm, để bắt thiên hạ “ giữ đạo ” ?

Người Ki Tô hữu  luôn luôn sống run bần bật như cây sậy chăng ? 

1) - Để trả lời cho câu hỏi bi quan đó, mà người đọc đoạn Phúc Âm hôm nay ( Lc 12, 35-48) có thể nghĩ đến, khi đọc dưới một nhãn quang nào đó, Thánh Bộ Phụng Vụ đã trích trước câu Phúc Âm (Lc 12, 32) được Chúa Giêsu dạy và trấn an:

   - “ Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em ” (Lc 12, 32).

Câu Phúc Âm vừa kể được Chúa Giêsu thốt ra trấn an các Môn Đệ và những ai đang theo Ngài  lúc đó, một con số còn quá khiêm tốn so với cánh đồng truyền giáo đang trải rộng ra trước mặt: 

   - “ Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về ” ( Lc 10, 2). 

Một con số quá khiêm tốn làm cho những ai theo Chúa Giêsu có cảm tưởng rằng các ông đang làm công việc “đội đá vá trời ”.

Thêm vào đó, thái độ bất thân thiện và lắm khi chống đối, kể cả kềm kẹp, bắt bớ, hành hạ không phải là không có trong công cuộc truyền giáo lúc khởi đầu, ( và cả trong hiện tại dưới nhiều hình thức khác nhau: chương trình dạy dỗ trong chủng viện bị kiểm soát, chủng sinh phải được cho phép mới được thu nhận và chỉ được thu nhận theo thời gian ấn định, chủng sinh thần học phải được  cho phép mới được thụ phong linh mục, linh mục phải được cho phép mới được bổ nhiệm về giáo xứ, cả nước không có một tờ báo được cho phép để phổ biến, giảng dạy giáo lý…). 

Các cuộc kềm kẹp, từ chối, thách thức, bắt bớ đó, không ai lạ gì ngay từ thời Chúa Giêsu.

Bắt đầu từ cuộc từ chối của dân làng Samaria, những cuộc chống đối, thách thức, xua đuổi của các thầy tư tế, các thầy thông thái luật và người Pharisêu.

Những thử thách khó khăn vừa kể có thể làm cho người môn đệ nãn chí.

Hiểu được như vậy, câu khuyên bảo của Chúa Giêsu là câu nói trấn an và khuyến khích, bảo đảm cho các ông  phần thưởng chắc chắn đã được Chúa Cha dành cho: 

   - “ …vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em ” ( Lc 12, 32). 

Thiếu hiểu biết, thông cảm, nghịch cảnh, chống đối, thù nghịch, bắt bớ sẽ không thiếu, ( kể cả ẩn nấp len lỏi phá hoại từ trong nội bộ, dùng  thành phần trong lòng Giáo Hội để dịch Thánh Kinh và Sách Lễ sai tín lý, làm lung lạc đức tin tận gốc rễ ).

Nhưng những ai chuyên lo rao giảng Nước Trời, phần thưởng chắc chắn được Thiên Chúa ban cho bội hậu sẽ không thiếu, phần thưởng được tham dự vào Nước Thiên Chúa và Nước Thiên Chúa chắc chắn sẽ được loan báo cho mọi người, không trở lực nào cản được: 

   - “ vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em ”. 

Hay nói như Phúc Âm Thánh Luca ở một đoạn khác, các Môn Đệ can đảm nhìn thẳng mặt và nói thẳng với những ai không có thiện cảm với Ki Tô giáo: 

   - “ Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại cho các ông. Tuy nhiên các ông phải biết điều nầy: Triều đại Thiên Chúa đã đến gần” ( Lc 10, 11)

Hiểu được tầm quan trọng như vậy của sứ mạng đem Tin Mừng Nước Trời đến cho mọi người và chắc chắn về  cuộc sống hạnh phúc bất diệt trong tương lai, chúng ta sẽ hiểu được tại sao, ngoài ra nghịch cảnh ngoại tại như vừa kể,  Chúa Giêsu còn đòi buộc những ai theo Ngài phải có tâm tình hy sinh: 

   - “ Thưa Thầy, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì ?” ( Mt 19, 27).

   - “ Thầy bảo thật anh em: anh em là người đã theo Thầy, thì đến thời tái sinh, khi Con Người ngự trên toà vinh hiển, anh em cũng sẽ được ngự trên mười hai toà mà xét xử mười hai chi họ Israel. Và phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất vì danh Thầy, thì sẽ được gắp bội và còn được sự sống vĩnh cữu làm gia nghiệp ” ( Mt 19, 28-29).

   - “ Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy…Ai giữ lấy mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được ” ( Mt 10, 37.39). 

Con người theo Chúa Giêsu để rao giảng Nước Trời, là con người phải  dám từ bỏ của cải, người thân và cả mạng sống vì Nước Trời và hàng ngày trung tín vác thập giá  mình mà theo Ngài: 

   - “ Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo ” ( Mt 16, 24). 

2 ) - Hiểu được những đòi buộc phải có của người môn đệ Chúa Giêsu, người chia xẻ tâm tình và lo âu về cuộc sống truyền giáo,  chúng ta sẽ thấy những lời cảnh tỉnh của đoạn Phúc Âm trên (Lc 12, 35-48) của Chúa Giêsu, chỉ là những lời nói đối với những hạng người làm công, cách hành xử tối thiểu phải có của kẻ đối với chủ như “ người dưng kẻ lạ ”, làm việc cho hết giờ, làm việc tắc trách, làm việc vì sợ  cặp mắt “ cú vọ ” của ông chủ, chớ không phải đối với “ …anh  em là người đã theo Thầy ”.

Người theo Chúa Giêsu để rao giảng Nước Trời cho anh em mình là người được Chúa Giêsu gọi bằng anh em: 

   - “ anh em là người đã theo Thầy…”, được Chúa Giêsu chia xẻ tâm tình, lo âu, cũng như ước vọng tương lai của việc rao giảng Nước Trời, là người thân tính.

Những người thân tính như vậy, không thể có cách hành xử tắc trách, nô lệ như kẻ làm công,”vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm ”, chủ nhà vắng mặt, thì họ cũng nghỉ làm, ăn chơi, chè chén: 

   - “ Chủ ta còn lâu mới về, và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa…” ( Lc 12, 45). 

Thái độ hèn hạ nô lệ như vậy là thái độ đáng khiển trách: 

   - “ …chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín ” ( Lc 12, 46).

Người làm công “ vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm ” như vừa kể là người thiếu thành tín, thiếu cả một trong năm nguyên tắc luân lý căn bản của con người, sống xứng đáng với địa vị con người của mình ( nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), thì còn nói gì là người xứng đáng hay không để được làm môn đệ Chúa Giêsu và được hưởng Nước Trời.

Người môn đệ theo Chúa Giêsu để rao giảng Nước Trời cho anh em là người được Thánh Phêrô đặt câu hỏi và được chính Chúa Giêsu trả lời xác nhận: 

   - “ Thưa Thầy, phần chúng con, chúng con từ bỏ hết mọi sự mà theo Thầy…” ( Mt 19, 27).

   - “ Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy…Ai giữ lấy mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được” ( Mt 10, 37.39). 

Một con người theo Chúa, không còn giữ lại bất cứ điều gì cho mình, kể cả mạng sống, đối người môn đệ của Chúa Giêsu, thì chắc chắn những lời cảnh cáo trong Phúc Âm được nhắc ở những dòng đầu, không phải là những lời cảnh cáo đối với họ.

Tương lai huy hoàng đầy hứa hẹn đối với người môn đệ là những lời Chúa Giêsu, được Thánh Bộ Phụng Vụ trích ở phần đầu bài Phúc Âm Thánh Lễ hôm nay: 

   - “ Hỡi đoàn chiên bé nhỏ, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em ” ( Lc 12, 32)

3 ) - Trước hết đoạn văn “ Hỡi đoàn chiên bé nhỏ, đừng sợ…” cho thấy sức mạnh truyền giáo của Giáo  Hội không phải là sức mạnh dựa trên số đông,  nhân lực và phương tiện vật chất dồi dào, có ảnh hưởng quan trọng và quyết định đến các lãnh vực trần thế, để đạt đến thành công hiển hách, mà là sức mạnh được tiếp nhận từ Thiên Chúa: 

   - “ Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ gặt ra gặt lúa về ” ( Lc 10, 2).

Truyền giáo không phải là quảng cáo hàng hóa ( marketing), phổ biến kiến thức, mà là mở rộng tâm hồn người nghe đón nhận Tin Mừng của Thiên Chúa.

Người truyền giáo là người ra công sức đem lời Chúa đến cho anh em, nhưng việc mở rộng tâm hồn để đón nhận là ân sủng Chúa ban cho những ai thật tâm tìm kiếm Ngài. 

4) - Kế đến đoạn văn “…đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em ” (Lc 12, 32), ngoài ra việc Chúa Giêsu xác quyết và bảo đảm phần thưởng chắc chắn cho những ai theo Người,  

   - “ …đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em ”,

Chúa Giêsu còn xác nhận chúng ta là con Thiên Chúa, Thiên Chúa  là

   - “ …Cha anh em…” ,  như Người đã dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha: 

   - “ Vậy, khi cầu nguyện, anh em hãy cầu nguyện như thế nầy: Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển…” ( Mt 6,9). 

 Kế đến Thánh Phaolồ còn xác nhận thêm và giải thích: 

   - “Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thánh Thần của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên. Abba, Cha ơi! Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế , nhờ Thiên Chúa ” ( Gal 4, 6-7).

Và của cải mà chúng ta, “ không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con ” được thừa kế đó hay  “Nước của Người cho anh em ” ( Lc 12, 32) không có gì khác hơn là chính Thiên Chúa, chính đời sống nội tại của Ba Ngôi Thiên Chúa mà chúng ta sẽ được thông phần.

Thánh Phêrô xác nhận của cải vô giá đó của chúng ta: 

   - “ Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy ( của Chúa Giêsu), Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta những gì rất qúy báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa…” ( 2 Pt 1,4). 

Người Ki Tô hữu là người con, có Chúa Thánh Linh trong tâm hồn, cho phép chúng ta gọi Thiên Chúa là “ Abba, Cha ơi ! ”,  được Thiên Chúa ban cho tất cả, ban cho họ chính Ngài để làm của.

Như vậy, người Ki Tô hữu không phải là người chỉ sống lấy Tam Cương Ngũ Thường làm nền tảng trong cuộc sống, mà là người con, sống trong gia đình và trong tình thương Cha con của Thiên Chúa, lấy tình hiếu thảo để cư xử, con cái sống với Chúa là Cha mình; không phải là người làm mướn, sống khép nép sợ sệt đối với ông chủ, làm việc vô trách nhiệm.

Những lỗi lầm, yếu đuối, sa ngã ai cũng có, do bản tính yếu hèn của con người, nhưng là những lầm lỗi của đứa con trong gia đình, sẵn sàng đứng dậy, cúi đầu xin lỗi và tin tưởng lăng xả vào cánh tay luôn luôn mở rộng đón tiếp của người Cha nhân hậu: 

   - “ Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh và hôn lấy hôn để” ( Lc 15, 20).

   - “ Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con ” ( Lc 15, 31). 

Thiên Chúa không phải chỉ là Người Cha,  

   - “ chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh và hôn lấy, hôn để  ” đối với đứa con trở về, cũng không phải chỉ là Người Cha mở toan kho tàng cho con, 

    - “ …tất cả những gì của Cha đều là của con”, mà còn là Người Cha không từ chối bất cứ điều gì làm cho con hạnh phúc, đến nổi chính đời sống, chính bản tính của mình cũng chia cho con: 

   - “ …Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta những gì rất qúy báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa…” ( 2 Pt 1,4).

Thiên Chúa là vậy!

Và chúng ta là con của Người

Chúng ta có quyền tin tưởng và phó thác vào Người,“ Credo in Unum Deum, Patrem Omnipotentem ”.

   - « … Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con, thì cũng là người thừa kế, nhờ ơn Chúa » ( Gal 4, 6-7 ).

Thiên Chúa giáo không phải là một tôn giáo sống trong sợ sệt, khiếp đảm, của con  người nô lệ mà là tôn giáo của tình thương, tin tưởng và phó thác,  sống cuộc sống gia đình trong tình Cha con.

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!