Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
" ANH HÃY THEO TA ! "


 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 34 ); ( 30.06.2013); ( Lc 9, 51-62 )

CHÚA NHẬT XIII PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM C

 NGUYỄN HỌC TẬP


 

Ngay trong biến cố Chúa Giêsu hiển dung, Thánh Luca đã loan báo trước việc Chúa Giêsu phải ra đi, lên Thành Giêrusalem để hoàn tất công cuộc cứu chuộc của Người:
 

  - "  Và kìa có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Moisen và ông Elia. Hai vị hiện ra rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem� ( Lc 9, 30-31).

 

Rồi chỉ một ít câu sau đó, trong đoạn Phúc Âm hôm nay, khởi đầu phần chính của Phúc Âm nói về cuộc hành trình của Chúa Giêsu lên Đến Thánh Giêrusalem.

 

Thánh Luca nói cho chúng ta  những ngày mong đợi đó đã đến, ngày Người phải kết thúc tiến trình của cả cuộc đời trần thế của Người, qua cơn đau khỗ, tử nạn, sống lại và � được rước lên trời:

 

  - " Khi đã tới ngày Chúa Giêsu được rước lên trời, Người nhứt quyết đi lên Giêrusalem " (Lc 9, 51).
 

Ý thức được các diễn biến quan trọng đó đang chờ đợi, quan trọng đối với đời sống của một con người, mối quan tâm của Chúa Giêsu hiện rõ trên mặt, khi Người quyết định tiến lên để thực hiện theo thánh ý Chúa Cha:

 

  - " Người nhất quyết đi đến Giêrusalem  " ( Lc 9, 51).

 

Bản dịch Việt Ngữ chúng ta ( Thánh Kinh Trọn Bộ, NXB TPHCM 1998, trg.1962) không lột được hết ý nghĩa tâm trạng của Chúa Giêsu lúc đó bằng bản văn Hy Lạp, " khuôn mặt Người trở nên cứng rắn ".

 

Viết lại đoạn văn trên, Thánh Luca có ý diễn tả cho chúng ta chiều hướng quyết định và tâm trạng của Chúa Giêsu, khi Người bỏ Galilea, đi ngang qua Giudea, không đi dọc theo thung lũng sông Giordano, mà đi băng qua các rạng núi miền Samaria.

 

Trong quyết định đi ngang qua  Samaria, Chúa Giêsu khôn ngoan thận trọng, sai một vài Môn Đệ làm sứ giả của Ngài đi trước để thăm dò phản ứng của dân chúng Samaria  đối với Người .

 

Thái độ khôn ngoan thận trọng đó cho thấy kết quả rằng Chúa Giêsu có lý để dự phòng:
 

  - " Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giêrusalem " (Lc 9, 53).
 

Thái độ bất thân thiện đó của dân làng Samaria đối với Chúa Giêsu cũng là thái độ của dân Samaria đối với người Do Thái và ngược lại kể từ ngày vương quốc miền Bắc của Do Thái bị thất thủ (năm  721 trước Thiên Chúa Giáng Sinh).

 

Vương Quốc bị thất thủ, dân chúng Do Thái bị đuổi ra khỏi lãnh thổ hoặc bị bắt đem đi và dân ngoại quốc hợp chủng đến định cư tại đó.

 

Do đó đối với người Do Thái chính thống, có cả dòng lịch sử với lời giao ước của Thiên Chúa trong Cựu Ước, dân Samaria là dân hợp chủng và ngoại đạo, không đáng được tôn trọng.

 

Mối hận bị mất nước và sự khinh bỉ đối với dân chúng hợp chủng tạp nhạp, không thuộc truyền thống  giao ước và cùng niềm tin với mình bắt đầu từ đó.

 

Và như vậy,  phản ứng bất thân thiện ngược lại  của người Samaria đối với Do Thái cũng dễ hiểu thôi.

 

Phản ứng bất thân thiện truyền kiếp của dân chúng Samaria đối với người Do Thái giải thích cho chúng ta tại sao " nhưng  dân làng không đón tiếp Người  ", đối với Chúa Giêsu, một người Do Thái.

 

Thái độ khước từ của dân Samaria là dấu hiệu tiên báo những gì không tốt đẹp cho chuyến đi định mệnh của Chúa Giêsu hướng về Đền Thánh Giêrusalem.
 

Thái độ khước từ bất thân thiện đó của dân Samaria đối với Chúa Giêsu, được nhìn trong bối cảnh rộng lớn hơn, đó là thái độ bất thân thiện của dân Samaria đối với dân Do Thái, đã làm cho hai Môn Đệ Giacôbê và Gioan là người Do Thái bộc lửa:

 

  - " Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không? " ( Lc 9, 55).
 

Thái độ của Giacôbê và Gioan không có gì khác hơn thái độ của ngôn sứ Elia hành xử với viên sĩ quan và quân lính vua Ochozias, khi biết vua quay sang cầu cứu uy quyền ngoại đạo, vua  Baal  Zebud thay vì cầu cứu Thiên Chúa:

 

  - " Ông Elia trả lời cho vị sĩ quan chỉ huy năm mươi quân: Nếu ta là người của Thiên Chúa, thì ước gì một ngọn lửa từ trời xuống thiêu đốt ngươi và năm mươi quân của ngươi. Một ngọn lửa từ trời liền xuống thiêu đốt viên sĩ quan và năm mươi quân của ông  " ( 2 Re 1, 10).

 

Nhưng Chúa Giêsu không phải là Elia.

 

Giáo lý của Chúa Giêsu không phải chỉ là giáo lý của Cựu Ước. Và Giacobê và Gioan chưa biết gì về Chúa Giêsu và giáo lý của Người.

 

Do đó thái độ bốc lửa, trả thù phục hận đó của hai môn đệ bị Chúa Giêsu " trấn áp ":

 

  - " Chúa Giêsu  quay lại quở mắng các ông. Rồi Thầy trò đi sang làng khác " ( Lc 9, 55-56).

 

Chúng tôi thích dùng động từ " trấn áp " hơn là chỉ  " quở mắng ". Trong bản văn Hy Lạp động từ " trấn áp " ở đây  cũng được dùng cùng một động từ như trong trường hợp Chúa Giêsu " trấn áp " để trừ qủy và ra lệnh cho qủy phải cút đi khỏi người bị ám. Chúa Giêsu có cử chỉ  " trấn áp " nặng nề và bắt từ nay phải chừa, chớ không phải chỉ " quở mắng " suông.

 

Chúa Giêsu không phải là " người của Thiên Chúa " như Elia, mà chính là Thiên Chúa đang hiện diện để đem lại tình thương và ơn cứu rỗi cho mọi người, kể cả cho người dân Samaria.

 

Giáo lý của Chúa Giêsu không phải chỉ là giáo lý dựa trên công bằng " ăn miếng trả miếng ",  " trả thù phục hận ", như giáo lý của Cựu Ước:
 

  - "  Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt thế mắt, răng đền răng " ( Mt 5, 38), mà là giáo lý của tình thương và tha thứ và làm điều lành cho người bất thân thiên với mình:
 

  -  " Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em " ( Mt 5, 44 ).

 

Và rồi sau khi " trấn áp " hay  " quở mắng "  Giacôbê và Gioan, rồi Thầy trò đi sang làng khác " ( Lc 9, 56), Thánh Luca tiếp tục thuật lại cho chúng ta những tiếp xúc khác của Chúa Giêsu với những người mà Người gặp mặt trong cuộc hành trình lên Đền Thánh Giêrusalem.

 

Chắc chắn không phải ngẫu nhiên và thuật lại " vô thưởng vô phạt " những cuộc tiếp xúc kế tiếp, mà là tiếp tục ghi lại cho chúng ta tâm tình và thái độ phải có, sau thái độ không phải cách, bốc lửa, giận dữ, muốn trả thù phục hận, không phải là tinh thần Ki Tô giáo của hai Môn Đệ.

Trong những dòng kế tiếp của đoạn Phúc Âm hôm nay, Thánh Luca thuật lại ba cuộc tiếp xúc, trong đó động từ " đi theo " được dùng làm định hướng của câu chuyện:

- " Đang khi đi đường, thì có kẻ thưa Người: Thưa Thầy, Thầy đi đâu, con cũng xin theo " ( Lc 9, 57),

 

- " Chúa Giêsu bảo một người khác: anh hãy theo Ta " ( Lc 9, 59),

 

 - " Một người khác nữa lại nói: Thưa Thầy con xin theo Thầy, xin phép cho con từ biệt gia đình trước đã " ( Lc 9, 61).
 

Trong ba lần gặp gỡ vừa kể, hai lần Chúa Giêsu tiếp xúc với những người tình nguyện:

 

  - " Thưa Thầy, Thầy đi đâu con cũng xin theo " ( Lc 9, 57),

 

 - " Thưa Thầy, con xin theo Thầy " ( Lc 9, 61 ).
 

Và một lần chính Chúa Giêsu đứng ra mời gọi:

 

  - " Chúa Giêsu bảo một người khác: Anh hãy theo Ta " ( Lc 9, 59).
 

a ) Trong trường hợp thiện nguyện thứ nhứt, người theo Chúa Giêsu hoàn toàn phó thác, không đặt điều kiện:
 

  - "  Thưa Thầy, Thầy đi đâu con cũng đi theo " ( Lc 9, 57),

 

Trước tâm tình phó thác vô điều kiện vừa kể, Chúa Giêsu không từ chối mà cũng không chấp nhận tức khắc, Người kể cho anh thực trạng của cuộc đời tông đồ, để anh có ý thức  tự lựa chọn:
 

  - " Con chồn có hang, con chim có tổ, nhưng con người không có chỗ gối đầu " ( Lc 9, 58 ).
 

Trong thế giới các sinh vật, ngay cả những sinh vật bé nhỏ sống trong môi trường hoang dại cũng cần tạo cho mình một mức an ninh tối thiểu, một nơi để dung thân, một nơi chốn cố định: " con chồn có hang, con chim có tổ " .

 

Nhưng " Con Người  " và những ai muốn theo  " Con Người " để rao giảng Nước Trời cho anh em và phục vụ anh em, không có đến mức an sinh tối thiểu đó.

 

Con người rao giảng Nước Trời và phục vụ anh em là con người biết chấp nhận trở lực, rủi ro, đời sống không tiện nghi, không còn nghĩ đến cả mạng sống mình để hy sinh cho anh em, như những gì Chúa Giêsu đang làm trên con đường dẫn đến Đền Thánh Giêrusalem.

 

Phục vụ Thiên Chúa và phục vụ anh em không phải là con đường tiến thân chức nghiệp, địa vị, tạo giàu sang, quyền lực và danh vọng: " Con Người không có chỗ gối đầu ".

 

Niềm tin tưởng duy nhứt của những ai dấn thân phục vụ Nước Trời và phục vụ anh em đối với  tương lai của mình, là niềm tin được đặt vào Thiên Chúa, như Chúa Giêsu hoàn toàn phó thác trong tay Cha Ngài.


 

b ) Cuộc gặp gỡ ở giữa đoạn Phúc Âm là cuộc gặp gỡ do sáng kiến của Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu đứng ra kêu gọi người đối diện với Người:

 - " Anh hãy theo Ta " ( Lc 9, 59).

Có thể đó là một lời mời gọi bất chợt trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Con người được kêu gọi chưa sẵn sàng để đáp ứng, nên tìm kế hoãn binh:

 

  - " Thưa Thầy, xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã " ( Lc 9, 59 ).

 

Câu trả lời của Chúa Giêsu cho người được mời gọi làm cho ai nấy đều cảm thấy lạ lùng, chưa hề thấy trong văn hóa Á đông cũng như Tây phương:

 

 -"  Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa " ( Lc 9, 60).

 

" Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết của họ " có thể được hiểu theo nghĩa bóng: hãy để những kẻ không dấn thân lo cho  Nước Trời, lo những chuyện trần tục của họ, hay kẻ chết là những kẻ chết thật. Câu nói của Chúa Giêsu không có cách giải thích rõ ràng hơn.

 

Nhưng đoạn thứ hai của câu nói " Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa " cho thấy tính cách cao cả hệ trọng của Nước Thiên Chúa cần được loan truyền và thời gian khẩn cấp phải đáp ứng lại lời kêu gọi của sứ mạng, không chần chờ, không được viện cớ để triển hạn, dù bất cứ lý do gì, ngay cả những lý do chính đáng của mối liên hệ ruột thịt gia đình cũng vậy:

 

  - " Ai yêu mến cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy " ( Mt 10, 37).


 

c  ) Và trong cuộc tiếp xúc cuối cùng, một người thiện nguyện xin theo Chúa Giêsu vô điều kiện, chỉ xin ra về chào từ giả gia đình lần cuối:

 

   -  " Thưa Thầy, con xin theo Thầy, nhưng xin cho phép con từ biệt gia đình trước đã  " (Lc 9, 61).
 

Câu trả lời của Chúa Giêsu đòi buộc người dấn thân phục vụ Thiên Chúa và phục vụ anh em phải hoàn toàn sẵn sàng tận hiến đời mình vô điều kiện, không hối tiếc vướng mắc những gì phải hy sinh và đã hy sinh:

 

  - " Ai ra tay cầm cày mà còn ngoái lại sau lưng, thì không thích hợp với Nước Trời " (Lc 9, 62).

 

Chúa Giêsu dùng hình ảnh công việc đồng cày bừa đồng áng để chỉ tinh thần trọn hảo hy sinh của những ai phục vụ Chúa và phục vụ anh em.

 

Chăm chỉ chí thú để cho luống cày được đều đặn là một trong những điều kiện tiên quyết cho vụ lúa được mùa trong mùa gặt sắp đến. Một luống cày lỏi, cày  cạn vì lơ đễnh, tư tưởng đang chia trí,  lưu tâm đến người khác, sự kiện khác, làm cho đất thiếu màu mở, lúa sẽ lớn lên èo ọt và mùa gặt sẽ kém đi hay thất thoát:  " ai cầm cày mà còn ngoái lại sau lưng! ".
 

Người phục vụ Thiên Chúa và phục vụ anh em là phục vụ với tất cả con người của mình, thể xác cũng như tinh thần:

 

- " Điều răn đứng đầu là: Ngươi phải yêu mến Đức Chúa , Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết  sức ngươi…Và điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu thương người thân cận như chính mình " ( Mc 12, 29-31).

 

Qua những gì Thánh Luca thuật lại cho chúng ta về hai Môn Đệ Giacôbê và Gioan cũng như ba lần tiếp xúc của Chúa Giêsu trong Phúc Âm hôm nay, chúng ta có được một số yếu tố để suy  niệm:

  

1) - Chúa Giêsu và các Môn Đệ bị dân chúng Samaria từ chối, không có thiện cảm và không tiếp rước. Cuộc đời của những ai rao giảng Phúc Âm không phải lúc nào cũng là cuộc đời được vạn tuế, rước kiệu với cờ quạt, biểu ngữ, chuông trống, tung hô.

 

Nếu chính Chúa Giêsu còn bị khai trừ, sỉ vã, đánh đập và giết chết, thì nguời Môn Đệ không thể có ảo tưởng được luôn luôn đối đãi trọng hậu hơn Thầy.

 

  2 ) - Ngược lại cũng vậy: thái độ không có thiện cảm, chống đối, khai trừ là thái độ thinh lặng, không phản ứng, đồng thuận giả tạo để ngụy tạo tâm tình dững dưng không đếm xỉa, không cần lưu ý, để ngoài tay. Thinh lặng , không phản ứng không hẵn nói lên việc rao giảng , truyền giáo đang có kết quả hoàn toàn tốt đẹp.
 

  3 ) - Tâm trạng  " Thưa Thầy, nếu Thầy muốn, chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó ", ngoài ra tâm trạng muốn " trả thù phục hận, ăn miếng trả miếng " đôi khi còn che dấu bên trong lầm lẫn
 

  - giữa hăng say tích cực cho đạo giáo và cá tính bốc đồng, thiếu kiên nhẫn,

 

 - giữa tâm trạng không chịu đựng nỗi người khác biệt với tình yêu chân lý, mà mình muốn đem đến cho mọi người, -

  

- giữa đặt cá nhân của mình lên trên người khác, ở địa vị cao trọng hơn người khác, với tinh thần ao ước rao giảng Phúc Âm của mình.

 

Nhiều người nhân danh tôn giáo, không phải để rao giảng Phúc Âm của tình thương và tha thứ cho bằng để tạo uy quyền, danh vọng và dọa nạt trục lợi.

 

Nên nhớ rằng con đường của Phúc Âm không phải là con đường của các trò chơi bẩn thiểu, thủ đoạn  để trục lợi hay bảo vệ quyền lực.

 

4) -  Người phục vụ Nước Thiên Chúa và phục vụ anh em là con người dám hy sinh không điều kiện cuộc sống mình cho Chúa và cho anh em, không cần có bảo chứng cho cuộc sống an toàn, không kỳ kèo triển hạn và không hối tiếc những gì mình phải từ bỏ:

 

  - " Ai ra tay cầm cày mà còn ngoái lại sau lưng, thi không thích hợp với Nước Trời " ( Lc 9, 62).  


 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!