Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)

 

NGUYỄN HỌC TẬP


 

Tường thuật lại cuộc hành trình ( Lc 9, 51-19, 28)


 

9. Chúa Giêsu và Beelzebut ( Lc 11, 14-28).


 

Đoạn tường thuật khởi đầu bằng kể lai môt cuôc trừ qủy, nhưng ở đây Thánh Luca không đề cập đến chi tiết và biến cố được lành mạnh mau chóng của nạn nhân được nối tiếp bằng phản ứng khác nhau của những người đang hiện diên lúc đó:

 

  - " Bấy giờ Chúa Giêsu trừ một tên qủy, và nó là qủy câm. Khi qủy xuất rồi, thì người câm nói được. Đám đông lấy làm ngạc nhiên.( Lc 11, 14 ).

 

Và trong đoàn lũ dân chúng chia tách đó, lần đầu tiên thái độ bắt đầu xuất hiên: môt vài người tố cáo Chúa Giêsu là tay phù thủy, người khác lại đòi Người những dấu lạ:

 

  - "Trong số đó có mấy người lại bảo: " Ông ấy dưa thế qủy vương Beelzebut mà trừ qủy ". Kẻ khác lại muốn thử Người, nên đã đòi Người một dấu lạ từ trời " ( Lc 11, 15-16).

 

Chúa Giêsu liền trả lời cho những lời cáo buộc cho rằng Người là tay phù thủy:

 

  - " Nước nào tự chia rẽ, thì sẽ điêu tàn; nhà nọ đổ xuống nhà kia " ( Lc 11, 17).
 

Trong khi đó thì đối với lời đòi hỏi những dấu lạ còn sẽ phải chờ đợi câu trả lời ở một đọan về sau:

 

  - " Thế hệ nầy là thế hê gian ác, chúng xin dấu la. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Gioana " ( Lc 11, 29).

 

Đặc thù các biến cố trừ qủy của Chúa Giêsu được Thánh Luca cho biết bằng thành ngữ " ngón tay Thiên Chúa ", để nói lên đây là việc Thiên Chúa can thiệp thiết thực và trực tiếp vào thế giới:

 

  - " Còn nếu Ta dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ qủy, thì quả là Triều Đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông " ( Lc 11, 20).

 

Thành ngữ vừa kể đã có nguyên cội trong Cựu Ước:

 

  - " Các phù thủy thưa với vua Pharaone: " Đó là ngón tay Thiên Chúa ! Nhưng Pharaone vẫn chai đá và vua không nghe hai ông, như Chúa đã nói trước " ( Ex 8, 15 ).
 

Điều đó là chứng cứ cho thấy Chúa Giêsu không hành động nhân danh qủy vương Satan, và lời giảng dạy của Người là những lời nói về Vương Quốc của Thiên Chúa.

 

Dấu chứng cuối cùng được Chúa Giêsu ban cho đám đông, được thể hiện dưới hình thức một dụ ngôn cho thấy Chúa Giêsu đã chiến thắng trên Satan:

 

  - " Khi một người manh được võ trang đầy đủ canh giữ lâu đài của mình, thì của cải người ấy được an toàn. Nhưng nếu có người mạnh thế hơn đột nhập và thắng được người ấy, thì sẽ tước lấy võ khí mà người ấy vẫn tin tưởng và sẽ đem phân phát những gì đã lấy được " ( Lc 11, 21-22).
 

Nhưng không phải tất cả mọi người trong đám đông đều có thái độ bất thân thiện đó của những người Pharisêu. Bởi lẽ có một người phu nữ xúc động trước động tác của Chúa Giêsu, nên lên tiếng khen ngợi Người:

 

  - " Phúc thay người đã cưu mang và cho thầy bú mớm ! " ( Lc 11, 27).
 

Đây là một lời ngợi khen được phát biểu lên theo nhãn quang của người phụ nữ, trực giác được điều đẹp đẽ và hảnh diện có được một đứa con như vậy.

 

Nhưng Chúa Giêsu sửa đổi lòng ngưỡng mộ đó: điều quan trọng không phải là họ tộc thể xác, mà quan trọng nhứt là hội nhập vào đức tin, biết lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa:
 

  - " Nhưng Người đáp lai: " Đúng hơn phải nói rằng: " Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa " ( Lc 11, 29).


 

10. Xin được thấy dấu lạ ( Lc 11, 29-).
 

Chúng ta đã biết được có một vài người xin cho thấy được dấu lạ:
 

  - " Kẻ khác muốn thử Người, nên đã đòi người một dấu la từ trời " ( Lc 11, 16 ).
 

Dĩ nhiên là những dấu la khác và có tính cách thuyết phục hơn những gì Chúa Giêsu thực hiên trước mặt họ trong động tác trừ qủy dữ.

 

Dấu lạ về ông Giona, Phúc Âm Thánh Matthêu giải thích khác hơn Phúc Âm Thánh Luca: đó là dấu chỉ sự sống lai của Chúa Giêsu, như Giona sau ba ngày được giải thoát khỏi bung cá:
 

  - " Quả thật, ông Giona ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy " ( Mt 12, 40).
 

Trong khi đó thì dấu chỉ vừa kể về ông Giona không có gì khác hơn là lời kêu gọi sám hối, được ông Giona thốt lên đối với dân thành Ninive, môt trong những dân tộc ngoại đạo, hung bạo nhất trong thời cỗ. Lời kêu gọi đó của Giona đạt đươc kết quả mỹ mãn khi vua, dân chúng và cả súc vật đều nhịn ăn và lấy bao vãi trùm lên đầu mình.

 

Cũng vậy, " thế hệ nầy " sẽ không có được dấu chứng nào khác hơn là Con Người và lời huấn dạy của Người, đó dấu chứng duy nhứt, là lời kêu gọi sám hối.

 

Cả vị nữ hoàng từ phương nam xa xôi đến để đươc lắng nghe lời của vua Salomon, nhà vua thời danh vì trí khôn ngoan của ngài, trong khi đó thì " thế hê nầy " trái lại, khước từ Chúa Giêsu là Đấng bao nhiêu lần khôn ngoan trổi vượt hơn Salomon. Bởi đó dân thành Ninive và nữ hoàng miền nam sẽ đứng lên trong ngày phán xét, mà tố cáo " thế hệ nầy ".

 

Viết đến đây, Thánh Luca cũng như chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi: tại sao " thế hệ nầy " lại khước từ ánh sáng?

 

  - " Chẳng có ai đốt đèn lên, rồi đặt vào chỗ khuất hoăc đặt dưới thùng, nhưng trên đế, để những ai đi vào thì nhìn thấy ánh sáng " ( Lc 11, 33).

 

Và Chúa Giêsu trả lời: điều sai trái không phải là ánh sáng chiếc đèn được thắp lên, bởi vì đèn được thắp lên là để toả ra ánh sáng. Bởi đó không ai thắp đèn rồi đem giấu dưới đáy thùng.

 

Nói cách khác, lỗi đó, không nhận ra ánh sáng, không phải là lỗi của Thiên Chúa hay của Đấng Cứu Thế được Chúa sai đến.

 

Sai trái đó là do đôi mắt của con người, bị ngập chìm vào bóng tối. Nói cách khác, nếu người được nghe Chúa Giêsu nhưng lại khước từ ánh sáng Phúc Âm của Người, cả con người của họ bi chìm vào bóng tối:
 

  - " Đèn của thân thể là con mắt của anh. Khi mắt anh sáng, thì toàn thân anh cũng sáng. Nhưng khi mắt anh xấu, thì toàn thân anh cũng tối. Vậy hãy coi chừng, kẻo ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối " ( Lc 11, 34-35).


 

11. Chống lại các nhà thông thái luật và các người Pharisêu ( Lc 11, 39-54 ).

 

Đây là môt trong những trang nghiêm khắc nhứt trong cả Tân Ước, có thể được so sánh với chương 23 Phúc Âm Thánh Matthêu.

 

Dĩ nhiên đoạn Phúc Âm Thánh Luca chúng ta đang tìm hiểu ghi lại những lời nói của Chúa Giêsu trong nhiều bối cảnh, trường hợp khác nhau, được Thánh Luca góp nhặt và đạt vào bối cảnh một buổi cơm ở nhà một người Pharisêu.

  

- Trước hết ( Lc 11, 39-42 ) Chúa Giêsu trách cứ thái độ giả hình của các người Pharisêu, lầm lẫn giữa cách tuân giữ những gì phụ thuộc và bên ngoài với lòng trung thành chính trực đối với Thiên Chúa.

 

Có hai hình thức giả hình mà Chúa Giêsu trách cứ: tuân giữ những gì sach sẽ bên ngoài, mà lại bỏ đi việc canh tân sâu đậm nội tâm; tuân giữ những lề luật phiến diện, nhưng lại bỏ qua đi tình yêu đối với Thiên Chúa.

 

Đây không phải là vấn đề rửa chén dĩa, nhưng theo một trong những truyền thống có thể, là cho người nghèo khổ chất lượng được chứa đựng trong đó:
 

  - " Thật, nhóm Pharisêu các ngươi, bên ngoài chén dĩa, thì các ngươi rửa sạch, nhưng bên trong các ngươi thì đầy những chuyện cướp bóc, gian tà. Dại dột ! Đấng làm ra cái bên ngoài, lại không làm ra cái bên trong sao ? Tốt hơn, hãy bố thí những gì ở bên trong, thì bấy giờ mọi sự sẽ trở nên trong sach cho các ngươi " ( Lc 11, 39-40).
 

Không phải bố thí cho người nghèo những gì dư thừa, nhưng những gì đươc chứa đựng trong dĩa, nghĩa là tất cả.
 

 - Kế đến ( Lc 11, 43-44 ), Chúa Giêsu quở trách những người Pharisêu thái độ khoe khoang của ho. Đúng vậy, chính vì thích khoe khoang, mà họ giả hình chăm lo bề ngoài và bỏ bê những gì sâu thẩm bên trong, họ sạch sẽ bên ngoài, nhưng nhơ bẫn, hư thúi bên trong:
 

  - " Khốn cho các ngươi, hỡi những người Pharisêu ! Các ngươi nôp thuế thập phân về bạc hà, vân hương, và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa. Các điều nầy phải làm, các điều kia cũng không được bỏ...Các ngươi thích ngồi ghế đầu trong hội đường, thích được người ta chào hỏi ở nơi công cộng " ( Lc 11, 42-43 ).
 

Đến đây thì một nhà thông thái luật quyết định can thiệp: ông nhục mạ cả chúng tôi. Ông cảm thấy những gì Chúa Giêsu nói có liên quan đến cả ông. Và ông có lý, bởi lẽ các thầy thông thái luật, hay các kinh sư, là những bậc thầy về thần học và về đời sống thiêng liêng, là những bậc thầy chỉ dạy dân chúng và cả những người Pharisêu. Bởi đó các lời trách móc đối với người Pharisêu càng có lý chứng hơn có liên hệ với bậc thông thái luật:
 

  - " Thưa Thầy, Thầy nói như vậy là nhục mạ cả chúng tôi nữa " ( Lc 11, 45 ).
 

Nhưng chống lại hạng thông thái luật, Chúa Giêsu còn nói lên những lời trách móc khác nữa: đó là họ không thành tín giữa những gì họ đòi buộc phải có nơi người khác và những gì họ có quyền đối với mình, tức là nghiêm khắc đối với người khác và dễ dãi cho chính bản thân mình:

 

  - " Khốn cho cả các ngươi nữa, hỡi những nhà thông thái luật ! Các ngươi chất trên vai kẻ khác những gánh năng không thể gánh nỗi, còn chính các ngươi, thì dù một ngón tay cũng không động vào " ( Lc 11, 46 ).
 

  - Môt lời trách móc khác ( Lc 11, 47-51): các nhà thông thái luật dựng nên các đài tưởng niệm cho các vị ngôn sứ và cho rằng bởi đó họ khác với các tổ phụ, bởi vì các tổ phụ đã giết các ngôn sứ:
 

  - " Khốn cho các ngươi ! Các ngươi xây lăng cho các ngôn sứ, nhưng cha ông các ngươi đã giết chết các vị ấy ! Như vậy, các ngươi vừa chứng thực, vừa tán thành việc làm của cha ông các ngươi, vì họ đã giết các vị ấy, còn các ngươi thì xây lăng " ( Lc 11, 47-48).
 

Nhưng tất cả đều giả trá: bởi lẽ, thời Chúa Giêsu, các thầy thông thái luật tôn kính các ngôn sứ, chính bởi vì các vị là những người của thời xa xưa. Bởi lẽ, nếu các vị là những người hiện diện hiện tại, có lẽ các thầy thông thái luật cũng đã giết các vị.

 

Điều đó được minh chứng hiển nhiên, bởi lã chính ho là những người giết Chúa Giêsu, một vi ngôn sứ nói thẳng nói thật, làm cho ho bực bôi khó chiu.
 

  - Lời trách móc cuối cùng ( Lc 11, 52 ): luận cứ nhỏ nhoi trong suy luận thần học và trong việc thuyết giải luân lý:
 

  - " Khốn cho các ngươi, hỡi những nhà thông thái luật ! Các ngươi đã cất giấu chìa khoá của sự hiểu biết: các ngươi đã không vào, mà những kẻ muốn vào các ngươi lai ngăn cản " ( Lc 11, 52).

 

Đó là một nhược điểm đưa đến hai kết quả đối nghich. một đàng làm cho con người không phải dễ dàng gì tuân giữ lề luật, làm bấn loan lương tâm của những con người ngay chính đơn sơ (" chồng chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nỗi " ( lc 11, 46).

Kế đến các nhà thông thái luật đó lại còn dạy cách trấn an lương tâm, bằng cách cứu giải khung sườn của lể luật, nhưng phản bội lai nội dung bản chất của những gì luật dạy.


 

12. Men bột Pharisêu ( Lc 12, 1-12 ).

 

Chúa Giêsu dặn các môn đệ phải coi " chừng men Pharisêu ", đó là cách ăn ở giả dối:
 

  - " Anh em hãy coi chừng men Pharisêu, đó là thói đạo giả dối " ( Lc 12, 1).
 

Đây là một đoạn nối tiếp, có liên hệ đến đoạn Phúc Âm trước. Nhưng ngoài ra sự khuyên dăn, chủ đề chính của những lời nói với các môn đệ ở đây, đó là lòng can đảm. Cần phải có can đảm nói rõ ràng, tuyên bố công khai sứ điệp của Chúa Giêsu, đừng bao giờ hổ thẹn về Người trước mặt những người khác.
 

Cùng với lời khuyên dặn hãy can đảm, Chúa Giêsu còn cho biết những nguyên nhân nâng đỡ lòng can đảm đó: thiên hạ không thể làm gì được để giết hại " đời sống " chúng ta:

 

  - " Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa...hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại còn có quyền ném vào hoả ngục " ( Lc 12, 4-5 ).

 

Điều chắc chắn rằng cơn đàn áp là cơ hội để Thánh Thần của Thiên Chúa hiện diện với ánh sáng và sức manh của Người. Điều chắc chắn là anh em sẽ được phần thuởng trong tương lai:

 

  - " Khi người ta điệu anh em ra trước hội đường, trước những người lãnh đạo và những người cầm quyền, thì anh em đừng phải lo bào chữa làm sao , hoặc phải nói gì., vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói " ( Lc 12, 11-12 ).
 

Ngoài ra chúng ta cũng đừng quên ghi nhận tình trạng hoàn trả tưỏng thưởng giữa người môn đệ giờ đây đang bênh vực Chúa Giêsu trước toà án con người và Chúa Giêsu sẽ bênh vực một ngày nào đó người môn đệ trước toà án Thiên Chúa:

 

  - " Thầy nói cho anh em biết: phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Con Người cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì sẽ bị chối trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa " ( Lc 12, 8-9).
 

Về tội phạm đến Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu không nói rõ là tội gì,

 

  - " Bất cứ ai nói phạm đến Con Người, thì còn được tha, nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì sẽ chẳng được tha " ( Lc 12, 10 ), nhưng chắc chắn là một tội có đinh ý, ý thức sáng suốt và lựa chon đến nỗi đảo lộn các lý chứng bênh vực Chúa Giêsu trở thành những lý chứng đối nghịch.

 

Đó là thái độ khước từ chân lý một cách có ý thức.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!