Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV

 

 

NGUYỄN HỌC TẬP


 

Hiến Chế Lumen Gentium của Công Đồng Vatican II, năm 1964, nói về " Cộng Đồng Dân Chúa", Hiến Chế có ý hiểu là Cộng Đồng đó gồm có cả các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân:

 

  - " Sau khi xác định những chức vụ của phẩm trật, Thánh Công Đồng sẵn sàng đề cập đến bậc sống của các Kitô hữu được gọi là giáo dân. Mặc dầu tất cả những gì nói về Dân Chúa đều có liên quan đến giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ, nhưng có một số điều đặc biệt thuộc về giáo dân nam nữ, về địa vị và sứ mệnh của họ,  hoàn cảnh đặc biệt thời đại chúng ta đòi hỏi phải tìm hiểu nền tảng của những điều đó một cách thấu đáo hơn " ( LG, 30).


 

 I - Giáo dân trong Giáo Hội.

Các vị chủ chăn biết

  - các tín hữu giáo dân cộng tác lợi ích cho Giáo Hội bao nhiêu,

  - tự mình chủ chăn đơn độc không thể đảm trách nỗi cả gánh nặng sứ mạng cứu rỗi của Giáo Hội,

  - mình phải nhận biết các sứ mạng và ân sủng của giáo dân,

như vậy, tất cả đều nên cộng tác với nhau, trong tầm mức khả năng của mình, vì công ích.


 

II - Bản chất và sứ mệnh của giáo dân.

 

 " Danh hiệu giáo dân ở đây được hiểu là tất cả những người tín hữu Chúa Kitô không có chức thánh hoặc tu trì được Giáo Hội công nhận; nghĩa là những người tín hữu Chúa Kitô được hiệp nhập vào Thân Thể Chúa Kitô nhờ Phép Rửa, đã trở thành Dân Chúa và tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Chúa Kitô, theo cách thức của họ. Họ là những người đang thực hiện sứ mệnh của toàn dân Kitô giáo trong Giáo Hội và giữa trần thế theo phận vụ riêng của mình" ( LG, 31).

 

Như vậy

  - Sứ mạng của hàng giáo phẩm: SỨ MẠNG LIÊN HỆ ĐẾN MẦU NHIỆM CHỨC THÁNH.

  - Sứ mạng của hàng tu sĩ: NHÂN CHỨNG GIỮA THẾ GIAN TINH THẦN CÁC MỐI PHƯỚC THẬT.
 

Trong khi đó thì sứ mạng của người tín hữu giáo dân là TÌM KIẾM NƯỚC THIÊN CHÚA

  - Trong khi hành xử các sự việc và sự vật trần thế theo thánh ý Chúa,

  - Đương đầu hằng ngày  với các bổn phận và việc làm của mình giữa thế gian, trong gia đình và ngoài xã hội.

  - Cộng tác từ trong nội tại thế gian, để thánh hoá thế gian, bằng cách hành động theo tinh thần Phúc Âm.

  - Chứng tỏ Chúa Kitô cho những người khác biết, với nhân chứng bằng đời sống của mình trong tinh thần nồng nhiệt của đức tin, niềm hy vọng và bác ái.

  - Nhận biết và chăm lo các sự việc trần thế, thế nào để chúng được thực hiện và hằng tăng trưởng lên theo thánh ý Chúa Kitô.

  - Làm cho các sự việc và sự vật trần thế trở thành những thực thể ngợi khen Đấng Tạo Hoà và Đấng Cứu Thế.


 

 III - Địa vị của người tín hữu giáo dân trong Cộng Đồng Dân Chúa.

" Giáo Hội do Chúa thiết lập, được tổ chức và điều  hành theo nhiều thể thức khác nhau thật lạ lùng. " Vì như trong một thân thể, chúng ta có nhiều chi thể, mọi chi thể không có cùng một nhiệm vụ; cũng vậy, chúng ta tuy là nhiều người, nhưng là một thân thể trong Chúa Kitô, nên mỗi người chúng ta là chi thể của nhau " ( Rom 12, 4-5 ).

 

Qua những tư tưởng vừa kể của Thư gởi cho các tín hữu Roma, Thánh Phaolồ cho chúng ta biết

  - địa vị chung đồng đẳng của các phần thân thể Chúa Kitô phục sinh,

  - đồng đẳng  trong ơn sủng, bởi lẽ tất cả là con cái Thiên Chúa,

  - đồng đẳng được ơn kêu gọi trở nên thánh thiện.

Mặc dầu mỗi người có những phận vụ khác nhau, giữa các tín hữu mỗi người đều có địa vị thực sự đồng đẳng như nhau, nhìn theo phẩm giá và động tác để xây dựng Thân Thể Chúa Kitô.

Sự khác biệt được Chúa đặt nên giữa các giáo sĩ thừa tác viên và người tín hữu giáo dân,  tự bản chất của mình là đặc tính liên đới hợp nhất với nhau, bởi lẽ các vị chủ chăn và tín hữu được gắn bó liên kết với nhau bởi mối tương giao trong cộng đồng:

  - theo gương Chúa Giêsu, các vị chủ chăn được nâng lên để phục vụ nhau và cùng nhau phục vụ giáo dân.

  - về phía người tín hữu giáo dân, các giáo dân cộng tác với các vị chủ chăn và với các đấng bậc sư phụ hướng dẫn cho:
 

  " Bởi đó chỉ có một Dân Thiên Chúa được Người tuyển chọn: " chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin và một phép rửa ( Eph 4, 5 ). Các chi thể cùng chung một phẩm giá vì đã được tái sinh trong Chúa Kitô, cùng một ân huệ được làm con cái, một ơn gọi trở nên trọn lành, một ơn cứu độ và một niềm hy vọng và một đức bác ái không phân chia. Vì thế trong Chúa Kitô và trong Giáo Hội, không còn có sự hơn kém vì nguồn gốc hay dân tộc, vì địa vị xã hội hoặc vì nam nữ..." không còn là Do Thái hoặc Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ vì anh em hết thảy đều là một trong Chúa Giêsu Kitô" ( Gal 3, 28; Col 3, 11) ( LG, 32).


 

  IV - Hoạt động tông đồ của người tín hữu giáo dân.

Người tín hữu giáo dân

  - được quy tựu thành Dân Thiên Chúa,

  - được thiết lập thành một Thân Thể duy nhất của Chúa Kitô, dưới sự lãnh đạo của một đầu nảo duy nhứt,

  - được kêu gọi cộng tác như là những chi thể sống động với tất cả năng lực mà mình nhận được từ Đấng Tạo Hoá và ân sủng từ Đấng Cứu Thế:

  " Các tín hữu được quy tựu thành Dân Thiên Chúa và cấu tạo thành Thân Thể duy nhứt của Chúa Kitô , dưới quyền lãnh đạo của một Đầu duy nhứt. Dù họ là ai, họ cũng được kêu gọi dùng hết sức lực đã nhận lãnh được do lòng từ ái của Đấng Tạo Hoá và do ân huệ của Đấng Cứu Thế, để phát triển và thánh hoá Giáo Hội không ngừng, như những chi thể sống động. Bởi đó, giáo dân làm tông đồ là thông phần vào chính sứ mạng cứu độ của Giáo Hội. Mỗi tín hữu đều được Chúa đề cử làm tông đồ qua việc nhận lãnh Phép Rửa và Phép Thêm Sức. Các Bí Tích, nhứt là Bí Tích Thánh Thể, thông ban và nuôi dưỡng họ trong đức ai đối với Thiên Chúa và đối với loài người, nhân đức nầy là linh hồn của mọi hoạt động tông đồ ..." ( LG, 33).

 

Như vậy qua các Phép Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức và Phép Thánh Thể, người tín hữu giáo dân được Chúa kêu gọi và có sứ mạng  cộng tác để  phát triển Giáo Hội và thánh hoá chính mình cũng như thánh hoá thế gian.

     Tác vụ tông đồ của người giáo dân là tham dự vào sứ mạng cứu rổi của Giáo Hội.

Đó là tác vụ tông đồ mà mọi tín hữu Chúa Kitô đều được kêu gọi tham dự vào qua Phép Rửa và Phép Thêm Sức.

Qua các Phép Bí Tích, nhứt là Phép Thánh Thể mọi tín hữu đều được thông ban cho tình yêu thương đối với Thiên Chúa và với mọi người.

Lòng yêu thương đó là linh hồn của động tác tông đồ.

Mọi tín hữu Chúa Kitô, nhứt là người tín hữu giáo dân, được kêu gọi làm cho thể hiện và biến thành động tác lòng yêu thương đó trong Giáo Hội, ở những nơi và trong các hoàn cảnh mà điều đó không thể trở thành muối và ánh sáng thế gian, nếu không có họ.

Mỗi người tín hữu giáo dân, với những ân sủng mà mình nhận được, là nhân chứng và dụng cụ sống động của chính sứ mạng Giáo Hội " tùy theo tầm mức ân sủng được Chúa Kitô ban cho " ( LG, id.)
 

Người tín hữu giáo dân được kêu gọi

  - cộng tác trong tác động tông đồ với Hàng Giáo Phẩm,

  - hành xử một vài phận vụ của chính Hàng Giáo Phẩm.

Như vậy, tất cả mọi tín hữu giáo dân đều phải hành động, để cho đồ án cứu độ của Chúa được thông đạt đến mọi người và đến khắp nơi trên mặt đất.

 

  a ) Người tín hữu giáo dân tham dự vào chức vụ tư tế chung của tất cả mọi  chi thể Cộng Đồng Dân Chúa.

 

    " Chúa Giêsu Kitô , Thượng Tế vĩnh cửu, vì cũng muốn giáo dân tiếp tục cộng việc làm chứng và phục vụ của mình, nên đã nhờ Thánh Thần ban cho họ sự sống và không ngừng thôi thúc họ thực hành những điều thiện hảo ..." ( LG, 34).

 

Thật vậy, tất cả động tác của người tín hữu giáo dân, từ kinh nguyện cho đến các sáng kiến tông đồ, đời sống đôi lứa vợ chồng  và gia đình, công việc thường ngày, các an ủi nâng đỡ thiêng liêng và thể xác, nếu họ thể hiện trong Thánh Thần, và cả những khó khăn bực bội trong cuộc sống, nếu được họ nhẫn nại gánh lấy, tất cả đều trở thành của lễ thiêng liêng được hướng dâng lên cho Thiên Chúa, nhờ Chúa Kitô và hiến dâng thế giới cho Thiên Chúa :

 " Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng , và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Chúa Giêsu Kitô " ( 1 Pt 2, 5 ).


  b) Người tín hữu  giáo dân tham dự vào thiên chức ngôn sứ của Chúa Kitô.

 

 " Chúa Kitô, vị Ngôn Sứ cao cả, Đấng đã dùng chứng tích đời sống và sức mạnh của lời nói để công bố vương quốc của Chúa Cha...Người chu toàn chức vụ đó, không những nhờ hàng Giáo Phẩm là những người nhân danh và lấy quyền Người  giảng dạy, nhưng nhờ cả các giáo dân đã được Người đặt làm chứng nhân, đồng thời ban cho họ cảm thức đức tin và ơn dùng ngôn từ để sức mạnh Phúc Âm được sáng ngời lên trong đời sống thường ngày, trong gia đình và ngoài xã hội ..." ( LG, 35).

 

Chúa Kitô, vị Đại Ngôn Sứ, thiết định các tín hữu giáo dân thành nhân chứng  của Người, ban cho họ ý thức được ý nghĩa  đức tin của họ và ân sủng của Lời Người trong Phúc Âm, nhờ đó Phúc Âm được chiếu rạng lên trong đời sống thường nhật, trong gia đình, ngoài xã hội.

Người tín hữu giáo dân cho thấy mình là con cái của lời Chúa hứa, khi họ vững mạnh trong đức tin và niềm hy vọng, biến thời gian hiện tại đang sống thành lợi ích và trông đợi niềm vinh quang tương lai với lòng kiên nhẫn.

Niềm hy vọng đó, họ không được để ẩn giấu trong tâm hồn, mà còn phải được thể hiện ra trong các cấu trúc đời sống xã hội.

Ngưòi tín hữu giáo dân trở thành nền tảng hữu hiệu của đức tin, nếu họ biết phối hợp lời tuyên xưng đức tin của mình hội nhập vào cấu trúc cá biệt của đời sống thường nhật.

  - hôn nhân và gia đình có giá trị cao cả trong đời sống, nơi mà đôi vợ chồng được ơn riêng của Chúa kêu gọi đối với họ, người nầy cho người kia và cha mẹ cho con cái là những nhân chứng đức tin và tình yêu thương của Chúa Kitô.

  - mặc cho bận bịu phải chăm lo các vấn đề và các việc trần thế, người tín hữu giáo dân có thể và phải  tác động rao giảng Phúc Âm cho thế giới.

    * trong trường hợp thiếu các vị giáo sĩ hay vì các vị bị ngăn cản, người tín hữu giáo dân có thể thay thế cho các vị trong một vài  thánh vụ, tùy theo điều kiện cho phép của mỗi người.

    * một vài người tín hữu giáo dân khác cũng có thể hy sinh cả đời sống mình cho tác động Nước Chúa Kitô giữa trần thế.

    * họ nên chăm lo tìm hiểu sâu đậm hơn chân lý đã được mạc khải cho

    * cùng nhau khẩn xin Chúa ban cho ân sủng hiểu biết hơn:
 

    " ...Dù có một số giáo dân đã dốc toàn lực vào việc tông đồ, tất cả vẫn phải cộng tác vào việc mở mang và phát triển Nước Chúa Kitô trên trần gian. Vì vậy, giáo dân phải khéo léo tìm hiểu sâu xa hơn chân lý Chúa mạc khải, và tha thiết nài xin Chúa ban ơn khôn ngoan cho mình " ( LG, 35).

 

 c) Người tín hữu giáo dân tham dự vào tước vương giả.

Chúa Kitô ao ước trải rộng

  - vương quốc chân lý và sự sống

  - vương quốc thánh thiện và ân sủng

  - vương quốc công lý, hoà bình và tình yêu thương của Người

bằng cả nhờ phương thức các người tín hữu giáo dân:  

    * " Chúa Kitô đã hạ mình vâng lời cho đến chết, và vì đó Người được Chúa Cha tôn vinh ( Ph 2, 8-9), đã vào trong vinh quang nước Người. Mọi vật phải suy phục Người, cho đến khi  Người cùng với mọi tạo vật suy phục Chúa Cha, dể Thiên Chúa trở nên tất cả trong mọi người ( 1 Cor 15, 27-28). Người cũng thông ban cho các môn đệ quyền bính đó để họ được hưởng sự tự do vương giả và chiến thắng ách thống trị của tội lỗi nơi họ, bằng đời sống từ bỏ và thánh thiện ( Rom 6, 12). ...Thật thế, Chúa cũng muốn nhờ cả giáo dân để mở rộng nước Người, nước của chân lý và sự sống, của ân sủng và thánh thiện, của công lý, tình yêu và hoà bình..." ( LG, 36).

 

Bởi đó người tín hữu giáo dân

  - phải nhận biết bản tính sâu xa của mọi  vật, giá trị và định hướng của chúng nhằm tôn vinh Thiên Chúa,

  - phải biết trợ lực giúp đỡ nhau để có được một cuộc sống thánh thiện, ngay cả bằng những công việc trần thế, để cho thế gian được thấm nhuần Thánh Thần của Chúa Kitô, và đạt được một cách hữu hiệu cùng đích công lý, hòa bình và bác ái của mình,

Người tín hữu giáo dân với thẩm quyền của mình, phải biết góp phần để cho tạo vật được dựng nên tiến triển lên nhằm lợi ích cho tất cả mọi người.

Khả năng góp phần của họ là góp phần

  - bằng việc làm,

  - bằng kỷ thuật,

  - bằng văn hoá được phát huy và phổ biến hợp lý, nhờ đó nền tiến bộ phổ quát trong tự do nhân loại và Kitô giáo được thể hiện.

Như vậy, Chúa Kitô nhờ phương tiện chi thể của Giáo Hội, sẽ soi sáng càng lúc càng nhiều hơn cho cả xã hội loài người bằng Ánh Sáng Cứu Độ của Người.  

Bằng cách chung sức cộng tác với nhau, người tín hữu giáo dân

  - lành mạnh hoá các thể chế, cơ chế và hoàn cảnh thế gian, khiến cho các thực thể đó thích hợp với lề luật công lý,

  - tạo điều kiện thuận lợi để thực hành các đức tính,

  - thấm nhuần văn hoá và động tác con người bằng giá trị luân lý.

Tác động như vậy, người tín hữu giáo dân dọn sẵn đồng ruộng để gieo giải lời Chúa  và tinh thần hoà bình được loan báo hội nhập được vào thế gian.
 

Người tín hữu giáo dân phân biệt nhau giữa quyền và bổn phận thuộc thẩm quyền của họ. Họ có thể là

  - thành phần của Giáo Hội,

  - thành phần của xã hội con người.

Ước gì họ tìm kiếm phương thức để hoà hợp với nhau, bằng phương thức ghi nhớ rằng mỗi sự việc hay vật thể trần thế phải được tinh thần Kitô giáo hướng dẫn, bởi lẽ không có động tác nào của con người, cả những động tác thuần nhứt trần thế, đều có thể tách mình ra khỏi giới răn của Thiên Chúa.

 

  d) Tín hữu giáo dân và hàng giáo phẩm.

 * " Như mọi Kitô hữu khác, giáo dân cũng có quyền được các chủ chăn có chức thánh ban phat dồi dào ơn trợ lực chứa đựng trong kho tàng thiêng liêng của Giáo Hội, đặc biệt là  Lời Chúa và các Phép Bí Tích. Như con cái Chúa và như anh em trong Chúa Kitô, họ cũng sẽ trình bày với các vị ấy những nhu cầu và khát vọng của mình một cách tự do và tín cẩn ..." ( LG, 37 ).

Qua những dòng vừa được trích dẫn, người tín hữu giáo dân có quyền nhận được của cải thiêng liêng ( Lời Chúa và các Phép Bí Tích), cũng như có khả năng và đôi khi cũng là bổn phận phải trình bày đến các vị giáo sĩ cho các vị biết ý kiến của họ liên quan đến những gì lợi ích cho Giáo Hội, luôn luôn với tinh thần tôn trọng sự thật, đầy nghị lực và khôn ngoan , cũng như lòng kính trọng đối với các đấng bậc có chức thánh, đại diện cho Chúa Kitô.  

Người tín hữu giáo dân phải chấp nhận những gì các vị chủ chăn của mình, nhân danh phận vụ huấn dạy và quyền năng của Giáo Hội , cũng như khuyên dạy họ cầu nguyện lên Chúa:

 

    * " Giáo dân đừng quên dùng lời cầu nguyện phó dâng các vị lãnh đạo của mình cho Thiên Chúa, để các ngài hoan hỉ, không than  phiền thi hành nhiệm vụ chăm sóc linh hồn chúng ta, như những người sẽ phải trả lẽ ( Dt 13, 17) ( LG, 37) ".


 

  V - Các vị chủ chăn và tín hữu giáo dân.

 

 " Phần các chủ chăn có chức thánh, các ngài phải nhìn nhận và nâng cao phẩm giá và trách nhiệm của giáo dân trong Giáo Hội. Các ngài nên chấp nhận những ý kiến khôn ngoan của họ, tin cẩn giao cho họ những công tác để họ phục vụ Giáo Hội , cho họ tự do và có quyền để hành động. Hơn nữa, các ngài còn nên khuyến khích họ tự đảm nhận lấy công việc " ( LG, 37b).

 

Qua những gì vừa trích dẫn,  chúng ta thấy được các mối tương quan giữa các vị chủ chăn và người tín hữu giáo dân là mối tương quan trong thương yêu, tin tưởng, phó thác và tôn trọng lẫn nhau, nhằm đem lại lợi ích cho Giáo Hội.

Trong nhãn quang vừa kể, chúng ta thấy được xác tín

  -  tinh thần yêu thương và trách nhiệm của người tín hữu giáo dân đối với các vị chủ chăn có chức thánh lãnh đạo,

  - nhằm năng lực thúc đẩy lòng hăng hái và nghị lực của người tín hữu giáo dân hợp tác với các động tác của các vị chủ chăn,

  - phần các vị chủ chăn, nhờ kinh nghiệm trên hiện trường của người tín hữu giáo dân, các vị có thể phán đoán chính xác và thích hợp hơn các vấn đề liên quan đến đời sống đạo đức, cũng như thuộc các lãnh vực trần thế.

 

Như vậy Giáo Hội , đầy năng lực và khôn ngoan trong các chi thể, có thể thực hiện một cách hữu hiệu hơn sứ mạng đem lại đời sống cho thế gian.


 

  VI - Kết luận.

 

 * " Trước mặt nhân loại, mỗi giáo dân phải là chứng nhân của sự phục sinh và sự sống của Chúa Giêsu Kitô, đồng thời cũng là dấu hiệu của Thiên Chúa hằng sống ..." ( LG, 38).

 

Cùng chung nhau, mỗi người một phần của mình, phải nuôi dưỡng thế gian bằng hoa trái thiêng liêng và loan truyền tinh thần yêu thương người nghèo khó, nhân lành và xây dựng hoà bình mà Chúa đã tuyên bố trong Tám Mối Phước thật:

 

 * " Vì Nước Trời là của họ " ( Mt 5, 2-12).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!