Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).

 

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Sứ mạng ở Giêrusalem ( Lc 19, 29-21, 38). 

Trong đoạn tường thuật nầy chúng ta thấy Chúa Giêsu tiến đến làm chủ tình thế thành Giêrusalem, nhứt là đền thờ và thanh tẩy để biến nơi đó thành nơi chốn thích hợp với sứ mạng của Người.

Ở đây Thánh Luca khai triển quan niệm thần học cho biết rằng thị trấn và đền thờ Giêrusalem vật thể không còn là nơi thiên thánh cho sự hiện diên của Thiên Chúa: Chúa Giêsu đã đảm nhận lấy nơi mình đặc ân và niềm vinh dự đó. 

   A - Các biến cố hành trình Chúa Giêsu tiến vào Giêrusalem ( Lc 19, 29-48).

Các biến cố nầy bao gồm cả cuộc hội nhập của Đấng Cứu Thế, được viết theo sơ đồ:

     a) Biến cố Đấng Cứu Thế đi vào thị trấn ( Lc 19, 29-40).

Đây là mức khởi đầu cuộc khải hoàn của Chúa Giêsu, nhưng là cuộc khải hoàn trong đó hội nhập các sắc diện cao cả và khiêm nhường của Người: 

   - " Nói những lời ấy xong, Chúa Giêsu đi đầu, tiến lên Giêrusalem...Người sai hai môn đệ và bảo: " Các anh đi vào làng trước mặt kia, khi vào sẽ thấy một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó.Các anh tháo dây ra và dắt nó đi.Nếu có ai hỏi : " Tại sao các anh dắt lừa người ta đi, thì các anh cứ nói: " Chúa có việc cần dùng " ( Lc 19, 28-31).  

Cao cả và khiêm nhường, đó là hai đăc tính bàng bạc suốt dòng lich sử Đấng Cứu Thế.

Việc Chúa Giêsu đi vào thành Giêrusalem dĩ nhiên là môt cảnh tượng khải hoàn của một vị vua, nhắc lại những gì tiên tri Zaccaria đã tiên báo: 

   - "  Vì kìa Đức Vua của ngươi đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa vẫn còn theo mẹ " ( Zc 9, 9 ). 

Đó là một lời nói tiên tri về đăc tính khải hoàn long trọng của một vị vua, nhưng là một vị vua khiêm nhường.  

     b) Thương khóc thành Giêrusalem.

Bất thình lình bài ca khải hoàn vương tước bổng nhiên gián đoạn, bởi động tác thương khóc của Chúa Giêsu. 

   - " Khi đến gần Giêrusalem và trông thấy thành, Chúa Giêsu khóc thương, mà nói : " Phải chi hôm nay ngươi nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi ! Nhưng hiện giờ điều ấy cón bị che khuất, mắt người không thấy được. Thật vậy, sẽ có ngày quân thù đấp lũy chung quanh ngươi, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ được Thiên Chúa viếng thăm " ( Lc 19, 41-44). 

Thánh Luca rất quan tâm các thực trạng xã hội trái ngược lúc đó: các người công chính Pharisêu và bọn thu thuế, gia chủ giàu có và tên ăn mày Lazzaro lê lếch ngoài cổng, những người được chúc phúc và những ai bị lên án.

Chúa Giêsu trở thành bất lực trước những ai khước từ Người. Đông tác " khóc ra nước mắt " ( klaio, Hy Lap ) diễn tả trạng thái mà người chung quanh nghe được và thấy được với nước mắt, nói hiện trạng thất bại, tuyệt vọng, nhưng cũng nói lên lòng yêu thương và lo lắng trước thực trạng.

Người biết hình phạt sẽ xảy ra cho thấy rằng mình có lý, nhưng như các tiên tri, ước gì điều đó đừng xảy đến.

Thị trấn bị phạt vạ, đó không phải là điều làm cho Người vui sướng gì. Người cảm thấy đau khổ và khóc lên.

Khước từ Chúa Giêsu là khước bỏ sự hiện diện của Thiên Chúa, cơ hội trọng đại cần phải kịp thời nắm lấy.

Đó là cơ hôi được ám chỉ như là con đường hoà bình, " những gì đem lại bình an cho ngươi ". hoàn toàn trái ngược với những gì sẽ xảy đến, " quân thù đấp lũy, bao vây và công hãm tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái ngươi ở giữa...".

Như vậy khước từ Chúa Giêsu là khước từ hoà bình ( ngôn từ Thánh Kinh ám chỉ tất cả những gì con người cần phải có được cho cuôc sống ).

Ở đây Thánh Luca không giải thích rõ tại sao thị trấn Giêrusalem khước từ Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu đã nói ra trong nhiều trường hợp: đó là thi trấn đang chờ đợi môt cuộc thăm viếng khải hoàn, nhưng Chúa Giêsu lại đến một cách khiêm nhường. 

     c ) Thanh tẩy đền thờ ( Lc 19, 45-48).

Biến cố xua đuổi nhũng người buôn bán ra khỏi đền thờ đều được cả bốn Phúc Âm thuật lại. Nhưng ý nghĩa lịch sử của biến cố có nhiều ý kiến khác nhau.

Ý kiến thông thường cho biết rằng Chúa Giêsu không có ý đả phá đền thờ, cho bằng chống lai phương thức mà con người hành xử với đền thờ của Chúa.

Đọc theo tư tưởng đó, thái độ tác động của Chúa Giêsu không có gì vượt quá cách hành xử của các tiên tri, là những vị thường lên án lợi dụng đền thờ để làm trở thành nơi buôn bán sung túc cho thương mãi.

Hai lời trích dẫn của Chúa Giêsu 

   - từ tiên tri Isaia: " Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện " ( Is 56, 7 ) và

   - từ tiên tri Geremia: " các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp " ( Ger 7, 11 ). có lẽ xác nhận tư tưởng vừa kể. 

Nhưng suy tư của Tân Ước, đạt đến thượng đỉnh trong Phúc Âm Thánh Gioan còn cho thấy biến cố có một ý nghĩa sâu xa tận gốc rễ hơn: tác động của Chúa Giêsu không chỉ nhằm thanh tẩy đến thờ, mà là xóa bỏ đi từ đây trở về sau.

Xác tín đó là nền tảng không lâu sau đó mở đường cho đức tin các người tín hữu Chúa Kitô tiên khởi, theo đó thì nơi chốn đích thực để Thiên Chúa hiện diện giữa con người chúng ta không còn là đền thờ nữa, mà là chính Chúa Giêsu

Như vậy biến cố thanh tẩy đền thờ vươt qua bên kia động tác đơn sơ với ý nghĩa thanh tẩy, mà còn gợi cho chúng ta một ý nghĩ khác.

Các người buôn bán súc vật và đổi tiền không phải là những gì thể hiện phi pháp trong đền thờ. Đúng hơn, sự hiện diện của họ tạo điều kiện cho việc tế tự được dễ dàng hơn. Các người hành hương từ khắp nơi đến có thể mua súc vât để chu toàn các phận vụ dâng tế được lề luật thiết đinh và để dâng hiến tiền bạc. Nhưng tiền tệ ngoại quốc, bị coi là nhơ bẫn, phải được đổi lấy tiền Do Thái, xứng đáng cho việc hiến dâng.

Hiểu như vây động tác của Chúa Giêsu đối với họ, xua đuổi họ ra khỏi đền thờ, thoạt tiên có vẻ như làm cản trở việc tế tự, dâng hiến thường ngày. Nhưng suy nghĩ kỷ hơn, động tác của Người có một ý nghĩa khác. Đó là việc tế tự dâng hiến trong đền thờ cho đến lúc đó để nhằm tạ ơn và giải thoát con người là những gì không còn có giá trị nữa, trước sự hiện diện của Người ở giữa họ. 

B  Các cuôc tranh luận về Giêrusalem ( Lc 20, 1-21, 4 ).   

Trong đoạn Phúc Âm nầy, Thánh Luca theo sát nôi dung của Phúc Âm Thánh Marco ( Mc 11, 27-12, 44).

Có lẽ những biến cố tranh luận đươc tường thuật nầy xảy ra trước, bởi đó tiếp đến với cùng một cách hành văn, chúng ta được Thánh Luca kể tiếp biến cố đề cập đến lần đầu về sứ mạng của Chúa Giêsu. Thuật lai các cuộc tranh luận đó ở đây, Thánh Luca có chủ đích cho thấy ý nghĩa của việc phản bác, khước từ của các viên chức Do Thái đối với Chúa Giêsu càng lúc càng gia tăng. 

   1) Uy quyền của Chúa Giêsu ( Lc 20, 1-8).

Chúa Giêsu đã thực hiện một động tác bất thường và nhứt là đến giảng dạy trong đền thờ mà không nói cho ai biết với quyền năng nào:  

   - " Một hôm, đang khi Chúa Giêsu giảng dạy cho dân chúng trong Đền Thờ và loan báo Tin Mừng, thì các thượng tế và kinh sư cùng các kỳ muc kéo đến và hỏi người rằng: " Xin ông cho chúng tôi biết ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy. Hay ai là người đã ban cho ông quyền ấy ? " ( Lc 20, 1-2).

Thật vậy, Chúa Giêsu không xuất thân từ một học viện nào đươc giới trí thức lúc đó biết đến, không đươc ai ủy quyền cho và cũng không thuộc về cơ quan quyền lực nào. 

Người khước từ, không trả lời cho các câu hỏi có dụng ý được đặt, bởi lẽ sẽ là những câu trả lời vô ích. Nhưng thay vì trả lời, Chúa Giêsu đặt ngược lại câu hỏi về quyền thế của Gioan Tẩy Giả: 

   - " Tôi cũng vậy, tôi hỏi các ông môt điều, xin nói cho tôi biết: phép rửa của ông Gioan là do Trời hay do người ta ' " ( Lc 20, 3 ). 

Các tư tế và các kinh sư không chịu trả lời, để khỏi bị lôi cuốn vào cuộc tranh luận có thể đưa dến thiêt hại. Thật vậy, họ không phải là những người đi tìm kiếm chân lý, cho bằng làm sao được nổi tiếng và sống yên lành: 

  - " Họ liền bàn tính với nhau: " Nếu mình nói. Do Trời, thì ông ấy vặn lại: " Vậy sao các ông lai không tin ông ấy? ". Còn nếu mình nói : " Do người ta, thì toàn dân sẽ ném đá mình, vì họ xác tín rằng ông Gioan là một Ngôn Sứ " ( Lc 20, 5-6 ). 

Bởi đó đối với các nhân vật như Chúa Giêsu, họ không muốn tranh cải. 

   2 ) Dụ ngôn người tá điền sát nhân ( Lc 20, 9-19; Mt 21, 33-46; Mc 12,1-12).

Dân được chon thường được so sánh như là một vườn nho được Chúa trồng và giao cho các  quản gia, tá điền chăm sóc ( Is 5, 1-7; Ger 2, 21; Ez 15, 1-6; 19, 10-114).

Đây là một dụ ngôn, mà Chúa Giêsu lấy ý từ đoạn Sách Tiên Tri Isaia về vườn nho ( Is 5, 1-7) với một vài xác định rõ hơn: 

a)   Tư tưởng xác đinh cá biệt thứ nhứt, đó là không phải vấn đề khác biệt giữa hoa quả tốt và xấu, cho bằng là thái độ khước từ quyền năng của chủ nhân:

b)   " Đến mùa, ông sai một đầy tớ đến gặp các tá điền, để ho nôp hoa lợi vườn nho cho anh đem về. Nhưng bọn tá điền đánh anh ta, rồi đuổi về tay không " ( Lc 20, 10).   

Thái độ đó cho thấy bọn tá điền không muốn nhận biết quyền của chủ nhân vườn nho. Ho hành xử như thể vườn nho là sở hữu của ho.

c)   Điều xác quyết nói rõ hơn thứ hai, đó là không những bon tá điền trong dụ ngôn khước từ, không nhận biết người được ông chủ sai đến, mà ngay cả con của ông cũng bị họ từ chối:

d)  " Nhưng vừa thấy cậu, bọn tá điền bàn nhau: " Đứa thừa tự đây rồi ! Ta giết quách nó đi, rồi gia tài sẽ về tay ta . Thế rồi chúng quăng cậu ra bên ngoài vườn nho, rồi giết quách đi " ( Lc 20, 14-15). 

              e) Điều xác quyết mới mẻ thứ ba, đó là hình phạt được thể hiện bởi việc ông chủ loại bỏ bọn tá điền và giao vườn nho cho người khác..

Phúc Âm Thánh Luca không nói rõ  cho chúng ta biết những người khác đó là ai.

Nhưng chắc chắn Thánh Luca nghĩ đến các dân ngoại và tiếp đến là những người Kitô hữu. 

Trong phần kết thúc bài dụ ngôn, Thánh Luca cho biết là dụ ngôn có ý nói lên cho đoàn lũ lúc đó đang lắng nghe Chúa Giêsu:

   - " Vậy chủ vườn nho sẽ làm gì chúng? Ông ta sẽ đến tru diệt các tá điền ấy, rồi giao vườn nho cho người khác ". Nghe vậy, họ nói: " Mong đừng có chuyện ấy ". Nhưng Chúa Giêsu đưa mắt nhìn họ và nói: " Vây câu Kinh Thánh nầy có nghĩa gì: " Tảng đá thợ xây nhà loai bỏ, lại trở nên tảng  đá góc tường " ( Lc 20, 16-17).

Nhưng các thủ lãnh dân chúng hiểu là du ngôn có ý ám chỉ về họ, bởi thái độ khước từ, phản đối của họ đối với Chúa Giêsu. 

   - Ngay giờ đó, các kinh sư và thượng tế tìm cách ra tay bắt Chúa Giêsu, nhưng lại sợ dân. Quả vậy, họ thừa hiểu Người đã nhằm vào họ mà kể dụ ngôn ấy " ( Lc 20, 19 ).

Họ hiểu được ý nghĩa đó qua án phạt được Chúa Giêsu đề cập đến trong dụ ngôn, " ông ta sẽ đến tru diệt các tá điền ấy, rồi giao vườn nho cho người khác ". Đó là những gì Người liên tưởng đến Thánh Vịnh 118: 

   - " Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ, lại trở nên tảng đá góc tường.

        Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta " ( Ps 118, 22-23). 

Chối bỏ Chúa Giêsu, có nghĩa là chối bỏ " tảng đá góc tường ". Lời văn không chỉ có nghĩa là tảng đá tối quan trọng cho nền móng của ngôi nhà, mà còn là chìa khóa để mở ra cho công trình kiến trúc cả ngôi nhà.

Khước từ Chúa Giêsu là cả đồ án cứu rổi của Thiên Chúa không thể nào hiểu được. ( Còn tiếp ).

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!