Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)

 NGUYỄN HỌC TẬP

 

Tường thuật lại cuộc hành trình ( Lc 11, 51-18, 28). 

20 - Ba dụ ngôn về lòng nhân ái ( Lc 15, 1-32 ).

Trong chương nầy, Thánh Luca trình bày ba du ngôn có liên quan đến chủ đề về lòng nhân ái của Chúa đối với người tội lỗi. Đó là dụ ngôn 

   - con chiên bị lạc mất ( Lc 15, 4-7),

   - đồng bạc bị đánh mất ( Lc 15, 8-10),

   - và người cha nhân lành ( hay đứa con hoang đàng ) ( Lc 15, 11-31 ) 

 Với phương thức trình bày đó, ngài có ý hiến tặng cho chúng ta bản tính sâu đậm, mẫu gương hoàn hảo thực sự về Tin Mừng mà Phúc Âm đem đến cho chúng ta.

Chúa Giêsu tiếp đón những người tội lỗi và ăn uống đồng bàn với họ. Và đó là điều tạo nên nhiều lời chỉ trích và bàn tán thì thầm gìữa " các người công chính ", các kinh sư và người Pharisêu .

Đây là một trong những điểm luôn luôn tao nên tình trạng căng thẳng giữa Chúa Giêsu và các đối thủ của Người, như cả Phúc Âm chứng minh cho chúng ta thấy.

Mẫu gương thứ nhứt, chúng ta đã được gặp ở ( Lc 5, 29-32 ), biến cố kêu goi ông Levi. 

Chương Lc 15 khởi đầu giới thiệu ba dụ ngôn bằng cách nhắc lại việc tiếp nhận người tội lỗi là một thái đô thường tình của Chúa Giêsu, được diễn tả bằng động từ ở " thì bán khứ " ( imparfait ):

   - " Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Chúa Giêsu để nghe người giảng dạy " ( Lc 15, 1 ), ( Cependant le publicains et les pécheurs s'appochaient tous de lui pour l'entendre, La Sainte Bible, L'Ecole Biblique de Jérusalem, Cerf, Paris 1961, 1375). 

Nhưng thói quen đó của Chúa Giêsu làm cho những người " công chính " tức bực, không những những kẻ đương thời với Chúa Giêsu ( các kinh sư và người Pharisêu thì thầm chỉ trích), mà cả những người Kitô giáo kế tiếp, như Thánh Luca thường ghi lai trong Sách Tông Đồ Công Vụ ( Act 11, 13 ).

Không phải là các người Pharisêu muốn loại trừ vĩnh viễn những kẻ tội lỗi, nhưng điều mà họ muốn là

   - Thiên Chúa nên có thái độ nghiêm khắc đối với bọn người đó và người tội lỗi,

   - muốn được tiếp nhận trở lại vào cộng đồng công chính, họ phải trả bằng giá của việc đền tội, bằng hành động và tuân giữ lề luật.

Hiểu được tâm trạng đó, chúng ta hiểu được tại sao họ không chấp nhận được thái độ tốt lành khoan dung của Chúa Giêsu, Đấng mạc khải chân dung đích thực của Chúa Cha,

   - là Thiên Chúa đang đợi chờ người tôi lỗi,

   - đang tìm kiếm họ

   - và vui mừng khi tìm găp lại được họ, thấy họ trở về: 

   - " Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời  bạn bè hàng xóm lại, và nói: " Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó " ( Lc 15, 5-6 ).

   - " Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè hàng xóm lai, và nói: " Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất " ( Lc 15, 9).

   - " Anh ta còn đang ở xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh và hôn lấy hôn để...Vì con ta đã chết, mà nay sống lai, đã mất mà nay lại tìm thấy...Chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết, mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy "( Lc 15, 20.24.32). 

Nhưng với tâm trạng " công chính ", kéo thẳng mực tàu vừa kể " những người công chính " nhiều khi ghen tức lòng nhân từ của Chúa và cảm thấy mình bị  bực tức, không chịu nỗi. Ho muốn Thiên Chúa có một khuôn mẫu phụ tử khác, nghiêm khắc hơn, thẩm phán hơn là người cha.  

Trong cả ba dụ ngôn, Thánh Luca cho chúng ta thấy tâm trang vui mừng của Thiên Chúa, trước sự ăn năn hối cải của người tội lỗi.

   1) Trong phần kết luận của dụ ngôn đầu, chúng ta đọc được:

     * " Vậy, Ta nói cho các ông hay: trên trời cũng vậy, ai nấy sẽ vui mừng, vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là chính mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn " ( Lc 15, 7 ).   

   2 ) Trong phần kết của dụ ngôn thứ hai, chúng ta có:

     * " Cũng vậy, Ta nói cho các ông biết: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng, vì một người tôi lỗi ăn năn sám hối " ( Lc 15, 10). 

   3) Trong dụ ngôn thứ ba, chúng ta không có từ ngữ vui mừng, nhưng thay vào đó Thánh Luca kể lại buổi tiệc tùng khuếch đãi:

     * " ...rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt, để chúng ta mở tiệc ăn mừng. Vì con ta đã chết mà nay sống lại , đã mất mà nay tìm thấy " ( Lc 15, 23-24). 

Tất cả những trích dẫn vừa kể từ ba dụ ngôn cho thấy Phúc Âm Thánh Luca quy chiếu vào niềm vui mừng của Thiên Chúa vì người tội lỗi sám hối trở lại, chớ không phải dựa trên động tác sám hối của kẻ lỡ lầm.

Thánh Luca thuật lại những gì Thiên Chúa cảm nhận, chớ không phải những gì người tội lỗi phải làm, ngài đặc tâm chú ý đến phương diện thần hoc hơn là luân lý.

Điều mới mẻ mà Phúc Âm mạc khải cho chúng ta trước tiên là thái độ của Thiên Chúa, Người Cha đi tìm con cái tội lỗi và vui mừng khi tìm gặp được, chớ không phải cách thức ăn năn sám hối của con người.

 

Dụ ngôn người mục tử và con chiên lạc.

Du ngôn đồng bạc bị đánh mất và tìm lại được ( Lc 15, 8-10) ít quan trọng hơn hai du ngôn kia, chỉ lập lại ý nghĩa của dụ ngôn thứ nhứt ( con chiên bị mất ), chớ không thêm gì mới mẻ.  

Trong khi đó thì trái lại, dụ ngôn người mục tử và con chiên lạc ( Lc 15, 4-7). Mục tử và đoàn chiên là chủ đề cỗ điển chúng ta thường găp trong Cựu Ước. Biến cố tìm lại được con chiên bị lạc mất là chủ đề thường được dùng để nói về ơn cứu rổi ( Mi 4, 6-7; Ez 34, 11-16; Ger 23, 1-4).

Thiên Chúa là Vi Mục Tử chống lại các thủ lãnh của dân chúng, là những kẻ có cách hành xử của người mục tử xấu xa, vô trách nhiệm, những kẻ chỉ biết tìm cách bênh vực mình và lợi thú của mình, thay vì phục vụ đoàn chiên và có lòng thương hại đối với những ai bi thất lạc. 

Dụ ngôn nầy, ngoài ra có nền tảng trong Cựu Ước, cũng có liên quan đến những gì được Thánh Matthêu tường thuật lại ( Mt 18, 12-24).

Nhưng ở đây, Thánh Luca ghi lai với ý nghĩa và định ý khác hơn so với Phúc Âm Thánh Matthêu. Thánh Matthêu không đặt dụ ngôn vào bối cảnh tranh luận với các người Pharisêu, mà như là cách hành xử phải lẽ, hữu lý cuộc sống cộng đồng xã hôi. Bởi đó Thánh Matthêu không đặc tâm nhấn mạnh đến niềm vui mừng, khi tìm lại được con chiên lạc, mà đến thông lệ người mục tử ra sức tìm kiếm, khi chiên bị mất.

Hiểu như vậy, chủ đích của Phúc Âm Thánh Matthêu là lời kêu gọi cộng đồng Giáo Hội, nhứt là đén những vị có trách nhiệm phải tiên liệu làm sao để tìm kiếm các con chiên bị thất lạc, bắt chước gương của Chúa Giêsu đối với người tội lỗi.

Trong khi đó thì Thánh Luca lưu tâm cá biệt đến niềm vui của Thiên Chúa, khi tìm lại được con chiên.

 

Dụ ngôn người cha và hai đứa con.

Bất cứ nhìn dưới khía cạnh nào, chúng ta cũng nhận ra được trong dụ ngôn người cha và hai đứa con ( Lc 15, 11-32 ) khuôn mặt nổi bậc nhứt là khuôn mặt người cha, nhân vật chính trong cẳ đoạn tường thuật.

Điểm mà du ngôn đặc tâm lưu ý, đó là nói lên cho chúng ta thấy Thiên Chúa đối xử với con cái như thế nào - đứa con hoang đàng  cũng như đứa con chính trực - và cũng cho thấy cách hành xử thế nào của hai người con trước mặt Cha mình.

Trong hai trường hợp, chúng ta nhận thấy được một sự đối nghịch rõ ràng. Đây chính là nền thần học mới mẻ của Chúa Giêsu.

Như trên vừa nói, đoạn tường thuật đặc tâm lưu ý đến diện mạo người cha. Ông là người không bao giờ hết thương con, dầu cho cậu ta có bỏ nhà ra đi. Ông không lưu tâm gì đến việc cậu con tiêu xài phung phí tiền bạc. Điều làm cho ông đau khổ, chính là vì cậu con đi xa nhà, gặp khổ nạn.

Khi cậu trở về, ông chạy ra đón tiếp cậu và vui mừng vì cậu trở về nhà. Trước cử chỉ đó, cậu con phải nhận ra ngay là giữa cha và cậu không có gì thay đổi hết, cha không có gì thay đổi đối với cậu. cậu vẫn là một đứa con và nhà đó vẫn là nhà của cậu.

Đó chính là diện mạo đích thực của Thiên Chúa, diện mạo của một người cha và chỉ có vậy. Và đó chính là điều Chúa Giêsu mạc khải cho moi người, khi Người tiếp đón vô điều kiện người tội  lỗi đến với mình. 

Cậu con nhỏ bỏ nhà ra đi, không phải vì nhu cầu làm việc ( vì cha cậu là người giàu có, có cả ruộng vườn và người làm công), nhưng vì muốn có một đời sống tự lập cho chính mình. Với tâm trạng đó, ở lại trong gia đình là một cuộc sống nặng nề không chịu nổi đối với cậu, là một cuộc sống vâng dạ, nô lệ.

Một người cha đích thực là người cha đầy lòng yêu thương, nhưng đồng thời cũng tượng trưng cho luật lê, trât tự. Điều đó, đôi khi khiến cho người con nghĩ thầm rằng cha cậu là ông chủ đối với cậu, thay vì là người cha dịu ngọt nâng niu, chiều chuông, thả lỏng cho cậu tha hồ tung hoành.

Điều sai lỗi của cậu con bỏ nhà ra đi không phải là cuộc sống thả bổng, ăn chơi, truy lạc tha hồ trong lúc xa nhà.

Những gì vừa kể là hâu quả của môt lỗi lầm trước đó, sâu đâm và tê hại hơn. Đó là cái sai lỗi nghĩ rằng sống trong nhà, trong gia đình với cha là cuộc sống tù ngục, thiếu tự do, sự hiện diện của người cha thật là một chướng ngại vật và đè bẹp tự do của cậu. Bởi đó, bỏ nhà ra đi, xa lánh khỏi cha là một cuôc giải thoát, sống đời sống tự do.

Đó chính là điều sai lỗi đích thực và là nguyên cội của mọi lỗi lầm khác. 

Nhưng chính lúc bỏ nhà, khởi hành ra đi, chính là khởi điểm của cuộc sống bê rạt: một cuộc sống vô trât tự, rồi đến cơn đói, đến phải đi phục vụ cho một ông chủ dân ngoai, hèn hạ đến mức phải đi chăn heo.

Nổi bất hạnh đó của cậu không phải là hình phạt do cha cậu giáng xuống trên cậu ( hay do Chúa phạt, nói theo tục ngữ Việt Nam chúng ta), mà là một tình trạng bất hạnh mà chính cậu con tự tạo lấy cho mình.

Điều khổ nảo bất hanh đó là cơ hội để làm cho lương tâm cậu thức tỉnh. Và đó chính là cuộc hành trình băt đầu trở về nhà được phát xuất từ nôi tâm của cậu: 

   - " Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư, gao thừa, mà ta ở đây lại chết đói. Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: " Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng goi là con của cha nữa.Xin coi con như một người làm công cho cha vậy " ( Lc 15, 17-18). 

Tâm trang vừa kể, được diễn tả ra trong câu nói, cho thấy cậu con chưa hiểu biết được cha mình: cậu nghĩ rằng mình đã bị mất đi tình thương yêu của cha và chỉ đáng được làm công nhân cho cha cậu thôi.

Trái lại, người cha không bao giờ chấm dứt tình thương của mình đối với cậu con, bởi đó khi cậu bắt đầu mở miệng xin lỗi, người cha không để cho cậu kịp nói, bởi lẽ tình thương yêu của ông vẫn còn hiện diện, có trước cả khi cậu con bắt đầu suy nghĩ ăn năn: 

   - " Anh Ta còn đang ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để " ( Lc 15, 20).  

Cha của cậu hoàn toàn khác hẵn với những gì cậu suy nghĩ ra trong bụng.

Y phục đẹp nhứt, xỏ nhẩn vào tay, mang dép vào chân là tất cả những dấu chỉ địa vị của đứa con.

Người cha sẵn sàng ban tặng hết cho cậu, không phải để nói lên rằng cậu bây giờ trở lại thánh con của ông, mà để nói với cậu rằng cậu luôn luôn là con của ông.  

Đứa con trai lớn, thay vì cùng vui hưởng niềm vui mừng của người cha, lại cảm thấy bực dọc khó chịu.

Cuộc tiếp đón vui mừng dành cho cậu em làm cho cậu con cả cảm thấy tủi thân về lòng trung tín của mình, ở lại nhà và hùng hục làm việc cho gia đình khiến cho câu có cảm nghĩ như là điều vô ích.

Người tội lỗi được đối xử như vậy, thì tội gì tôi phải là người công chính ?

Đứa con chính trực và luôn luôn tuân theo lệnh cha không hiểu biết gì về cha cậu. Bởi đó cậu suy nghĩ  thái độ trung tín đối với cha là một gánh nặng và sống chung với cha là cuộc sống chán nản, mệt nhọc. Đó cũng là thái độ của các kinh sư và người Pharisêu xì xầm với nhau, tại sao Chúa Giêsu đón tiếp những người tội lỗi.   

Tình yêu thương đã thúc đẩy người cha chạy ra đón câu con nhỏ " anh ta còn ở đàng xa, ông chạnh lòng thương,chay ra ôm và hôn lấy hôn để ", cũng chính với tình yêu thương đó người cha chạy ra và xin cậu con lớn bỏ qua những điều tức tối và cùng vào nhà để ăn mừng chung: 

   - " Người anh cả liền nổi giân và không vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ...Chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẽ, em con đây đã chết, mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy " ( Lc 15, 28.32 ). 

Ngưòi cha muốn kết hợp hai đứa con lai, với mình và giữa chúng với nhau. Ông muốn cho cả hai con khám phá ra tình cha con của ông và tình huynh đệ giữa chúng với nhau.

Thiên Chúa là vậy. 

Người con cả có để cho mình được thuyết phục bởi lời khuyên của cha hay không? Có vào nhà ăn mừng lễ hội ngộ với cậu em hay không?

Chúng ta không biết được.

Người " công chính " nhiều lúc khó thuyết phục được, khó sám hối hơn người tội lỗi !

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!