Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)

NGUYỄN HOC TẬP

 

Tường thuật lại cuộc hành trình ( Lc 11, 51-19, 28)

18 - Dự tiệc ( Lc 14, 1-24 ).

Đoạn Phúc Âm chúng ta đang tìm hiểu, đươc Thánh Luca góp nhặt yếu tố từ nhiều truyền thống khác nhau và đúc kết dưới chủ đề tham dự tiệc, theo tâm thức ngôi vị và thứ hạng trong quan niệm Do Thái, nhứt là quan niêm Hy Lạp.

Đoạn tường thuật đươc khởi đầu bằng biến cố chữa người mắc bệnh phù thũng trong ngày sabat.

Biến cố xảy ra trong nhà một người Pharisêu và Thánh Luca là tác giả Phúc Âm duy nhứt tường thuật lại sự hiện diện của Chúa Giêsu trong buổi ăn trưa ở nhà người Pharisêu: 

   - " Có người Pharisêu mời Chúa Giêsu dùng bửa với mình. Chúa Giêsu đến nhà người Pharisêu ấy và vào bàn ăn " ( Lc 7, 36 ). 

Điều vừa kể cho thấy không phải tất cả các người Pharisêu đều là những người thù địch đối với Chúa như thường thấy khi nhiều người chúng ta nghĩ.

Tuy nhiên những cuộc gặp gỡ với người Pharisêu không bao giờ thiếu những cơ hôi căng thẳng, như dip bửa ăn chúng ta đang đề câp: 

   - " Một ngày sabat kia, Chúa Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bửa: họ cố dò xét Người " ( Lc 14, 1 ) . 

Hai câu hỏi mà Chúa Giêsu đưa ra để nói với các thầy thông thái luật và người Pharisêu là những câu hỏi được đưa ra nhằm lột mặt na thái độ giả hình của họ: con người hay con lừa, chủ thể nào nào quan trọng hơn:

   - " Người lên tiếng nói với các nhà thông thái và những người Pharisêu: " Có đươc phép chữa bênh ngày sabat hay không? ...Ai trong các ông có đứa con trai hoặc có con lừa rớt xuống giếng, lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày sabat ? ( Lc 14, 3.5 ). 

Một câu hỏi quá hiển nhiên như vây làm cho không ai có thể trả lời được, bởi đó, hoặc thành thật phải đứng ra chấp nhận sự thật, hoặc giữ thái đô thinh lăng chống báng, và càng chống báng bao nhiêu, thì càng phải hiểu ngầm đối thủ đặt câu hỏi có lý bấy nhiêu: 

   - " Và họ không thể đáp lại những lời đó " ( Lc 14, 6 ).  

Biến cố thứ hai xảy ra trong bửa cơm ( Lc 14, 7-11), Thánh Luca cho biết Chúa Giêsu không có ý dạy cho các người dùng bửa hôm đó với Người phép lịch sự phải có, khi được mời, cho bằng lợi dụng cách ăn ở lịch sự trong lúc dùng bửa, Người rút ra những kết luân có liên quan đến Nước Thiên Chúa: 

   - " Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn chỗ nhứt mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn nầy: khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhứt, kẻo có nhân vât nào quan trọng hơn anh cũng được mời và rồi người mời anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: " Xin anh nhường chỗ cho vị nầy. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống chỗ cuối " ( Lc 14, 7- 9 ). 

Tham dự vào dạ tiệc trong Nước Thiên Chúa là do Thiên Chúa mời, là Đấng mời những kẻ nhân biết phận hèn khiêm tốn của mình và nhận biết mình cần có đươc ơn cứu rỗi. 

Lời khuyên mà Chúa Giêsu ban cho người chủ nhân bửa tiệc hôm đó ( Lc 14, 12-14 ) thật là một cách ăn ở mới mẻ, cách mạng, khác với mọi tập tục con người: 

   - " Chúa Giêsu nói với kẻ mời Người rằng: " Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông và như vậy ông đã được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như vây ông mới thật có phúc, vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại " ( Lc 14, 12-14 ).  

Thánh Luca liệt kê danh sách những người đáng được mời, đó là tất cả những hạng người bị bỏ qua bên lề xã hội. Đó chính là thái độ cách mạng mới mẻ.

Trước mặt Thiên Chúa, không ai là người bị bỏ rơi, loại ra bên lề xã hội. Bởi lẽ tất cả là người thân cân với tôi. 

Phần cuối của đoạn tường thuật: đó là dụ ngôn một bửa đại tiệc ( Lc 14, 1-24).

Chúa Giêsu mời gọi tất cả mọi người hãy vào Nước Thiên Chúa. Có những người khước từ ( tức là các kinh sư và nhóm Pharisêu), nhưng cũng có những người khác tiếp nhận lời mời ( đó là những người tội lỗi và những kẻ bị khinh bĩ, loại ra bên lề xã hội ).

Những kẻ khước từ, với viện chứng rằng họ đang có những chuyện khác quan trọng hơn phải làm:

   - " Tôi mới mua đất, cần phải đi thăm, cho tôi xin kiếu...Tôi mới tâu năm con bò, tôi đi thử đây, cho tôi xin kiếu...Tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được " ( Lc 14, 18-20).  

Qua các câu trả lời của các người từ chối, chúng ta thấy được họ tuyệt đối hóa các nhu cầu và bổn phân đang có, khiến cho họ không còn chăm lo gì đến Nước Chúa.

Đó là những gì ý nghĩa được dụ ngôn nói lên, để cảnh cáo cách ăn ở của con người đối với Nước Thiên Chúa đang chờ đợi họ.

Điều đó cũng cho thấy đối với con người, không có gì quan trọng hơn Nước Thiên Chúa.

Thiên Chúa, chủ nhân của bửa đại tiêc, sẽ không ở đó chờ đợi những người không đáp ứng lai lời mời của Người. Nếu những người được mời không đáp ứng lập tức lời mời của Người, Người sẽ cho những người khác chiếm lấy các chỗ đó: 

   - " Bấy giờ ông chủ nhà nổi cơn thịnh nộ, bảo người đầy tớ rằng: " Mau ra các nơi công cộng và đường phố trong thành, đưa các người nghèo khỗ, tàn tật, đui mù, què quặt vào đây...Ra các đường làng, đường xóm, ép người ta vào đầy nhà cho ta " ( Lc 14, 22-23).

   - " Ta nói cho các anh biết: những khách đã được mời trước kia, không ai sẽ được dự tiệc của Ta " ( Lc 14, 24 ).

 

   19 - Lời kêu goi hãy biết từ bỏ ( Lc 14, 25-35 ).

Chúng ta không còn ở trong nhà  người Pharisêu đang lúc dùng bửa nữa, mà là đang trong cuộc hành trình và Chúa Giêsu không còn chỉ nói với các kinh sư và nhóm Pharisêu nữa, mà là nói với dân chúng." đang cùng đi với Người ":

   - " Có rất đông người đang cùng đi với Chúa Giêsu. Người quay lai bảo họ . Ai đến với Ta, mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ Ta được " ( Lc 14, 25-26). 

Như những gì chúng ta ghi nhận được ở những lời mở đầu ( Lc 14, 25 ) và những lời kết thúc ( Lc 14, 33), tất cả đều quy chú vào chủ đề " các điều kiện phải có để trở thành người môn đê ":

   - " Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ Thầy được " ( Lc 14, 33). 

Đây không phải là một chủ đế mới mẻ, nhưng ở đây được tuyên bố một cách mãnh liệt và tận gốc rể, khó mà có thể tìm được ở đoan Phúc Âm nào khác.

Hy sinh hết mọi sư để theo Chúa tận gốc rể là đặc tính Phúc Âm Thánh Luca, nhưng đặc tính cá biệt của Phúc Âm ngài là áp dụng các sứ điệp của Chúa Giêsu vào cuộc sống thường nhật.  

Chúa Giêsu mời gọi người môn đệ cắt đứt hết mọi mối liên hê gia đình, đến nỗi cả mối liên hệ đối với chính bản thân mình: 

   - " Ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đê Ta được " ( Lc 14, 26 ). 

Lời mời goi gây bối rối, lo âu của Chúa Giêsu, dĩ nhiên, lúc khởi đầu là lời mời gọi đối với các người môn đê ra đi, hành trình, truyền giáo, là những người trên thực tế phải bỏ đi tất cả để loan báo Nước Thiên Chúa đang đến khắp nơi.

Phúc Âm Thánh Matthêu cũng ghi lại lời day bảo đó, đươc đặt vào bối cảnh bài diễn giải về truyền giáo, nhưng rồi cộng đồng Kitô hữu sau đó hiểu đó là lời kêu gọi đối với tất cả mọi người, không phải chỉ dành cho những ai lữ hành truyền giáo.

Đó là điều kiện mà mọi tín hữu Chúa Kitô đều phải có, chớ không phải chỉ riêng gì đối với các nhà truyền giáo đang đi rao giảng đó đây.

Và chính trong ý nghĩa thứ hai đó mà Phúc Âm Thánh Luca đặt lời mời gọi đối với đoàn lủ dân chúng ( Lc 14, 25), tức là mời gọi đối với tất cả mọi người.

Thánh Luca liệt kê một cách tỉ mỉ hơn các mối liên hệ cần được cắt bỏ đi: không phải như trong Phúc Âm Thánh Matthêu, các mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái, mà còn cả đối với anh chị em, vợ chồng và cả đến chính mình:

   - " Ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể  làm môn đệ Ta được ".  

Cả các dụ ngôn kế tiếp, cây tháp và nhà vua, cũng phải được hiểu trong bối cảnh chủ đề vừa kể của các điều kiện phải có để theo Chúa Giêsu, tức là trong bối cảnh từ bỏ: trở thành môn đê, theo Chúa Giêsu không phải là những gì phiến diện, đối với những người không suy nghĩ và tự cao tự đại.

Câu kết thúc,

   - " như vây, bất cứ ai trong anh em không dứt bỏ đi những gì mình có, thì không thể làm môn đệ Ta được " có lẽ là cách viết chú giải của Thánh Luca, như là lời kết thúc của hai dụ ngôn và cà ý nghĩa của đoan tường thuật.

Chỉ có tách rời khỏi của cải, gia sản của mình, mới có thể trở thành môn đệ được, mới có thể dâng hiến hoàn toàn mình được ( tức là kết thúc hoàn hảo viêc xây cất tháp dự tính xây và chiến thắng được quân đội của kẻ nghịch ). 

Đoc thoáng qua đoạn đề cập đến muối ( Lc 14, 34-35) chúng ta có cảm tưởng là câu chuyên xảy ra bất thình lình, không liên hệ gì đến chủ đề về tư cách phải có đối với người môn đệ.

Nhưng suy nghĩ kỷ hơn, chúng ta nhận ra được đây là đoạn văn kết luận về thái độ phải có của người môn đệ: không ai có thể là môn đệ nửa chừng được !

Nếu người môn đệ không hiến dâng mình trọn hảo cho sứ mạng được giao phó, người đó không khác gì với muối đã mất đi vị mặn của nó, không còn xài được gì hết :  

- " Nhưng nếu muối mà nhạt đi, thì lấy gì ướp nó cho mặn lại ? Dùng nó để bón ruông hay trộn phân đều không thích hơp, nên người ta quăng nó ra ngoài. Ai có tai nghe, thì hãy nghe " ( Lc 14, 34-35 ).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!