Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !

 


 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 31 ), (09.06.2013 ), ( Lc 7, 11-17 )

CHÚA NHẬT X PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM C.


 

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Đoạn Phúc Âm trong Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay được đặt vào bối cảnh văn mạch rộng lớn - từ chương 7 - 9 Phúc Âm Thánh Luca, chuẩn bị cho người đọc hiểu biết sẵn sàng để trả lời cho câu hỏi của Chúa Giêsu:

 

- " Còn anh em, anh em cho Thầy là ai ? " ( Lc 9, 20).
 

Chương 7 của Phúc Âm Thánh Luca đòi buộc chúng ta phải xác định vị trí của mình đối với căn tính ngôn sứ của Chúa Giêsu: chúng ta hãy nhận biết như đoàn lũ dân chúng rằng

 

- "một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta " ( Lc 7, 16),
 

- hay chúng ta thích đóng kín tâm thức của chúng ta như ông Simon người Pharisêu ,

 

- " nếu ông nầy quả thực là ngôn sứ, thì hẵn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào, một người tội lỗi " ( Lc 7, 39).


 

A - 1) Biến cố phép lạ cho người con trai bà goá sống lại, được tường thuật lại sau phép lạ chữa lành người đầy tớ viên đại đội trưởng bị bệnh nặng sắp chết ( Lc 7, 2 ).

 

Căn tính của hai nhân vật chính trong hai đoạn tường thuật phép lạ, đó là một người đàn ông và một thiếu phụ, một người đàn ông dân ngoại và một thiếu phụ Do Thái.

 

Tường thuật lại hai biến cố phép lạ đó Thánh Luca muốn làm sáng tỏ động tác cứu độ của Chúa Giêsu, đồng thời với trạng thái goá bụa và ngưòi con trai duy nhứt của người thiếu phụ cũng muốn làm nổi bậc tình trạng khốn khổ, đáng thương, khó nghèo của con người, được Chúa Giêsu đem Tin Mừng đến cho:

 

- " Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa " ( Lc 4, 18-19).
 

Nói tóm lại hai phép lạ được tường thuật kế tiếp trong chương 7 của Phúc Âm Thánh Luca đề cập đến căn tính của một người dân ngoại bị loại ra bên ngoài mối giao ước với Thiên Chúa Israel và trạng thái của một thiếu phụ goá bụa đáng thương đang đi cặp bên quan tài của đứa con trai duy nhứt vừa mới qua đời.

 

Trình trạng bất hạnh đó của cả hai nhân vật được Chúa Giêsu đặt vào trung tâm điểm của hai biến cố phép lạ, mà Phúc Âm Thánh Luca ghi lại cho chúng ta.

 

Chúa Giêsu khen ngợi người đội trưởng dân ngoại:
 

- " Nghe vậy, Chúa Giêsu thán phục ông ta, Người quay lại nói với đám đông đang theo Người rằng: " Ta nói cho các ông hay: ngay cả trong dân Israel, Ta cũng chưa thấy một người nào có lòng tin mạnh như vậy " ( Lc 7, 9 ).

 

Và trước tình trạng đau thương bất hạnh của người phụ nữ goá bụa, Chúa Giêsu chạnh lòng thương giải thoát cho đứa con trai duy nhứt của bà khỏi cái chết:

 

- " Nầy anh thanh niên, Ta truyền cho anh, hãy trỗi dậy " ( Lc 7, 15 ).

 

2 ) Còn một yếu tố quan trọng khác, chúng ta nên lưu ý, có liên quan nối kết cả hai đoạn tường thuật lại. Đó là Lời Chúa.

 

Thánh tác giả Phúc Âm thuật lại là chỉ
 

- " Sau khi nói xong những lời nói ấy cho dân chúng nghe " ( Lc 7, 1),

 

Chúa Giêsu mới đi vào Capharnaum.

 

Ở đó viên đội trưởng

 

- " Khi nghe đồn về Chúa Giêsu, ông cho mấy kỳ mục của người Do Thái đi xin Người đến cứu sống người đầy tớ của ông " ( Lc 7, 3 ) chứng tỏ một đức tin tuyệt đối về lời giảng dạy của Chúa Giêsu, bởi đó người đội trưởng mới thốt lên:

 

- " Thưa Ngài, tôi không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi ...nhưng xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi được khỏi bệnh " ( Lc 7, 6-7).
 

Trong biến cố thành Nain, Thánh Tác Giả nhấn mạnh cho thấy lời của Chúa Giêsu khơi nguồn như một dòng suối cho các lời thán phục ngợi khen, vượt ra khỏi cả ranh giới Galilea:

 

- " Người chết liền ngồi dậy và bắt đầu nói. Chúa Giêsu trao anh ta cho bà mẹ. Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: một Vị Ngôn Sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. Lời nầy về Chúa Giêsu được loan truyền khắp cả miền Giudea và vùng lân cận " ( lc 7, 15-17 ).

 

Với những yếu tố căn bản được lưu ý vừa kể, chúng ta có thể đi sâu vào bản văn của đoạn tường thuật. Bản văn được trình bày rất cân đối:

 

- hai câu nhập đề ( Lc 7, 11-12),

- hai câu kết thúc ( Lc 7, 16-17)

- phần thân bài ( Lc 7, 13-15 ) được lồng vào hai phần vừa kể, được cấu trúc với các động từ mà Chúa Giêsu là chủ từ chính của cả bản văn.


 

B - 1) Phần nhập đề được mở ra qua phần trình bày hai nhóm người. Nhóm thứ nhứt đi theo Chúa Giêsu gồm có các môn đệ và đám dân chúng đông đảo theo nghe Người giảng dạy:

 

- " Sau đó, Chúa Giêsu đi đến thành kia, gọi là Nain, có các môn đệ và đám rất đông cùng đi vơi Người " ( Lc 7, 11 ).

Nhóm thứ hai gồm " nhiều người trong thành ": 

 

- " Khi Chúa Giêsu đến gần cửa thành, thì đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn, người nầy là con trai duy nhứt của mẹ anh ta, và mẹ anh ta lại là một bà goá phụ. Có đám đông cùng đi với bà " ( Lc 7, 13 ).

 

Hai yếu tố vừa kể về hai nhóm người nói lên sự khác biệt hiển nhiên: nhóm thứ nhứt theo sau một Đấng quyền năng, mọt ngôn sứ; nhóm thứ hai đi theo một người chết.

 

2) Nhưng Thánh Tác Giả Phúc Âm không dừng lại ở phương diện tình cảm của nhóm nầy hay nhóm kia.

 

Trong phần thân bài, ( Lc 7, 13-15 ), Chỉ có Chúa Giêsu là nhân vật chính và mọi động tác đều nói lên Người là chủ từ của các động từ: Người thấy, nói, đến gần, đụng chạm vào:

.

- " Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói...Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài...Chúa Giêsu nói: " Nầy anh thanh niên, Ta truyền cho anh..." ( Lc 7, 13-15 ).

 

Qua cái nhìn của Người, chúng ta có thể thấu hiểu được tâm tình của những người khác, hiểu được thảm trạng những giọt nước mắt của người thiếu phụ, biết được lứa tuổi của người chết:
 

- " Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: Bà đừng khóc nữa...Nầy cậu thanh niên, Ta truyền cho cậu hãy trỗi dậy " ( Lc 7, 13 ).


 

3 ) Trong khi ở câu ( Lc 7, 11 ) chúng ta gặp được tên Chúa Giêsu:

 

- " Sau đó Chúa Giêsu đi đến thành kia,gọi là Nain...", thì trong câu ( Lc 7, 13 ), chúng ta có được danh từ ngôi thứ tước vị để xưng hô

 

- " Trông thấy bà, Chúa động lòng thương và nói: " Bà đừng khóc nữa...".
 

Thay đổi cách xưng hô vừa kể, Thánh Tác Giả Phúc Âm cho thấy ngài không còn chỉ là tác giả, phóng viên chỉ ghi lại sự kiện, mà hành xử với tư cách là người tín hữu, báo trước cho chúng ta biết những gì dân chúng sẽ tuyên xưng lên sắp đến vào khoảng cuối đoạn tường thuật:
 

- " Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: " Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người " ( Lc 7, 16).

 

4 ) Thánh Luca cũng kể lại lý do khiến Chúa Giêsu hành động: " Trông thấy bà, Chúa động lòng ..." ( Lc 7, 13).

 

Không phải cái chết khiến cho Người động lòng thương xót, nhưng chính là sự đau khổ của người mẹ. Chúa Giêsu " thấy " người thiếu phụ, thấu hiểu được nỗi đau khổ của bà và đó là điều khiến cho Người ra tay hành động.

 

Mục đích động tác của Người là giao trả lại đứa con trai sống cho người thiếu phụ mẹ, khiến cho bà lấy lại được căn tính người mẹ của bà.

 

Từ ngữ " động lòng " có ý nghĩa trước tiên những gì thuộc về bụng dạ, đưọc quan niệm cỗ cho rằng đó là nơi chốn phát sinh ra các ao ước, tâm tình và các năng khiếu tự nhiên, như nóng giận, lo âu, đau khổ, ước vọng tình thương, khiến cho con người trở nên áy náy, lo lắng hay thoả nguyện yên tĩnh.

 

Trong truyền thống cố cựu của Do Thái và cả trong Tân Ước, " động lòng " có nghĩa làm cảm thấy " thương hại, " khiến cho mình trở thành nhân từ " .

 

Thánh Luca dùng từ ngữ " động lòng " trên đến ba lần:

 

- trong biến cố đang bàn,

- trong dụ ngôn người Samaritano nhân lành

- và trong dụ ngôn người cha nhân từ ( hay người con trai hoang đàng ), để nói lên lòng thương hại sâu xa của Chúa Cha, mà chúng ta gặp được nơi Chúa Giêsu.

 

Đây là một tình trạng tình cảm phức tạp, gồm cả lòng âu yếm, thương hại, cảm thông liên đới, một mối động lòng làm cho chính chủ thể phải rung động và trở thành tích cực ra tay hành động, để làm lợi ích cho nạn nhân mình gặp phải đáng thương.

 

Mối động lòng từ nội tâm khiến cho Chúa Giêsu ra tay cứu sống người thanh niên bị chết sớm.
 

Chúa Giêsu kêu gọi người thiếu phụ đừng khóc nữa, Người đến gần và chạm vào quan tài. Đó là động tác vượt quá lằn mức sạch sẽ hay dơ bẫn của lề luật Moisen:
 

- " Người giơ tay đụng vào anh ta ( người bị phong hủi ) và bảo: " Ta muốn, anh sạch đi ". Lập tức chứng phong hủi biến khỏi anh...Hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được sạch, thì hãy dâng của lễ như ông Moisen đã truyền, để làm chứng cho người ta biết " ( Lc 5, 13-14 ).

 

Sau cùng Người cất lên tiếng nói, truyền lệnh cho người chết hãy trỗi dậy ; và như vậy cho thấy Người là Thiên Chúa.

 

Người giao cậu con trai lại cho người mẹ. Và như vậy một lần nữa người thiếu phụ trở lại thành mẹ, khi bà đón nhận lại cậu con, nhưng đời sống của cậu không phải được thoát xuất ra từ chính bà, mà từ Đấng Tạo Hoá.
 

5 ) Đoạn tường thuật kết thúc bằng cách đảo lộn vị thế: hai nhóm khởi đầu cùng kết họp nhau trong thái độ:
 

" Mọi người đều kính sợ và tôn vinh Thiên Chúa ..." ( Lc 7, 16).

 

Thánh Tác Giả Phúc Âm giải thích biến cố được xảy ra như là những gì thực hiện lời tiên tri trong bài ca chúc tụng của tiên tri Zaccaria: nơi con người Chúa Giêsu: Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người:
 

- " Chúc tụng Chúa là Thiên Chúa Israel đã viếng thăm cứu chuộc dân Người...Thiên Chua đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông từ chốn cao vời viếng thăm ta " ( Lc 1, 68.78 ).
 

Hai câu ( Lc 7, 16-17) " mọi người đều kinh sợ, tôn vinh Thiên Chúa rằng: một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. Lời này về Chúa Giêsu được loan truyền khắp cả miền Giudea và vùng lân cận "giúp chúng ta hiểu được vai trò của đoàn lũ dân chúng đang hiện diện lúc đó. Họ là những nhân chứng để giải thích và kể lại những gì đã xảy ra.

 

Sự hiện diện của sự " kính sợ " là phản ứng tự nhiên, khi con người được tiếp xúc với Thiên Chúa:
 

- " Nhưng sứ thần bảo: " này ông Zaccaria, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin, bà Elisabeth vợ ông, sẽ sinh cho ông một đứa con trai và ông phải đặt tên cho con là Gioan " ( Lc 1, 12 )

 

- " Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và sự việc ấy được đồn ra khắp miền Giudea " ( Lc 1, 65 ).

 

- " Mọi người đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ kinh hãi nói với nhau: " Hôm nay chúng ta đã thấy những chuyện kỳ lạ " ( Lc 5, 26).

 

Và đoàn lũ dân chúng dân chúng nói lên xác tín của mình về những gì họ đã chứng kiến: đó là:.sự viếng thăm, sự hiện diện của Thiên Chúa. Bởi đó dân chúng vinh danh Người:
 

- " Mọi người đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ kinh hãi và nói với nhau: " Hôm nay, chúng ta đã thấy những chuyện lạ kỳ " ( Lc 5, 26 ).
 

- " Rồi Người đặt tay lên bà, tức khắc bà đứng thẳng lên được và tôn vinh Thiên Chúa " ( Lc 13, 13 ), bởi vì Thiên Chúa đã ưu ái nhìn đến dân Người, gởi đến cho họ một vị ngôn sứ vĩ đại:

 

- " Chúc tụng Thiên Chúa là Chúa Israel đã viếng thăm cứu chuộc dân Người " ( Lc 1, 68).

 

- " Thiên Chúa đã đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta " ( Lc 1, 78).
 

Tỉnh từ " vĩ đại " trong từ ngữ " một vị ngôn sứ vĩ đại " nhắc cho chúng ta lời loan báo của thiên sứ Gabriel:
 

- " Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua David, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacob đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng tận " ( Lc 1, 32-33).
 

Và đồng thời cũng gợi cho chúng ta nhớ lại lời hứa một ngôn sứ như Moisen, người sẽ giúp dân chúng có được kinh nghiệm biết được Thiên Chúa:
 

- " Từ giữa anh em, trong số các anh em của anh em, Chúa là Thiên Chúa của anh em, sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để gìúp anh em. anh em hãy nghe vị ấy. Đó chính là điều mà anh em đã xin với Chúa, Thiên Chúa của anh em, tại núi Orep, trong ngày đại hội. Anh em đã nói: " Chúng tôi không dám nghe tiếng Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi nữa, chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa lớn nầy nữa, kẻo phải chết. Bấy giờ Chúa phán với tôi: " Chúng nói phải. Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi, để giúp chúng. Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy " ( Dt 18, 15-18).
 

Căn tính của Chúa Giêsu được xác nhận như là ngôn sứ được Thiên Chúa gởi đến, Thánh Luca làm nổi bậc lên trong cấu trúc đoạn tường thuật của ngài dựa vào Cựu Ước, mà bản văn chúng ta đã được nghe trong bài đọc thứ nhứt: các thiếu phụ goá bụa, cậu con trai duy nhứt bị chết, cuộc sống lại khỏi cái chết được đánh dấu bằng tiếng kêu lên hay bằng những lời nói; con cái được giao trả lại cho các bà mẹ; cả hai đoạn tường thuật được kết thúc bằng việc xác nhận căn tính của vị được sai đến:
 

- " Bà nói với ông Elia: " Vâng, bây giờ tôi biết ông là người của Thiên Chúa và lời Chúa do miệng ông nói ra là đúng " ( 1 Re 17, 24 ).
 

- " một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện ra giữa chúng ta. Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người " ( Lc 7, 16 ).
 

Thánh Tác Giả Phúc Âm đã dùng Sách Vua quyển I ( 1 Re 17) bằng cách khởi đầu sứ mạng công cộng của Chúa Giêsu:

 

- " Thật vậy, Ta nói cho các ông biết : vào thời ông Elia, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Israel, vậy mà ông không được sai đến để giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp giúp bà goá thành Sarepta, miền Sidon " ( Lc 4, 25-26).
 

Giờ đây ở chương 7, Thánh Luca lập lại đoạn tường thuật với một vài thay đổi khác biệt có ý nghĩa:

 

- bỏ qua mọi yếu tố tương phản: không cho biết bà goá ở Sarepta có điều gì phản đối chống lại Elia hay không và tố cáo là Elia đã mang lời xét đoán của Thiên Chúa vào nhà bà ay không. Bởi đó người goá phụ trong Phúc Âm không thốt lên một lời nào.

 

Chúng ta chỉ biết được nỗi đau khổ của bà qua cái nhìn của Chúa Giêsu.

 

-ngôn sứ Elia van xin lập đi lập lại, xin Chúa can thiệp . Trong khi đó thì trong Phúc Âm Thánh Luca, Chúa Giêsu chỉ ra lệnh cho cậu trai sống lại và trao trả cậu lại cho mẹ cậu.

 

- Bà goá phụ ở Sarepta nói lên căn tính của Elia, " được sai đến để giúp bà goá Sarepta ", trong nhà riêng tư của bà, trong Phúc Âm Thánh Luca trái lại, chính dân chúng nhân chứng như vết dầu loan, đến cả những miền đất mà vị ngôn sứ của Thiên Chúa chưa đến viếng thăm.
 

Nhưng mối tương quan trọng đại hơn cả, đó là thái độ của hai vị ngôn sứ.

 

Chúng ta không biết được tình cảm của ngôn sứ Elia. trái lại Phúc Âm Thánh Luca ghi rõ lòng cảm động của Chúa Giêsu đối với người mẹ thiếu phụ goá bụa, đó là điều thúc đẩy Người ra tay hành động làm phép lạ cứu sống cậu con.

 

- Thiên Chúa trong Cựu Ước là vị thẩm phán cất đi mạng sống, như là phần phạt đối với tội lỗi bị che giấu, là Đấng làm cho bà goá thành Sarepta khiếp sợ.

 

- Đấng Thiên Chúa đó khác ngược với Thiên Chúa mà bà goá phụ thành Nain được gặp: Người là Thiên Chúa nhận thấy nỗi đau khổ của con người chúng ta, ôm ấp chúng ta vào tình yêu thương cảm thông của Người và kêu gọi chúng ta hãy " trỗi dậy ", vất bỏ đi mọi hình thức của sự chết.




 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!