Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Tường thuât lại cuộc hành trình ( Lc 11, 51-18, 28).

   Đoạn viết song song với Phúc Âm Thánh Marco ( Lc 11, 15-19, 28). 

   3 ) Loan báo cuộc khổ nan lần thứ ba ( Lc 18, 31-34).

Đây là lần loan báo cuối cùng và đầy chi tiết hơn. Chúa Giêsu nhắc lại rằng Người đang đi lên Giêrusalem:

   - " Chúa Giêsu kéo riêng Nhóm Mười Hai ra và nói với các ông: " Này chúng ta lên Giêrusalem, và tất cả những gì các ngôn sứ đã nói về Con Người sẽ đựợc hoàn tất " ( Lc 18, 31). 

Đối với Thánh Luca chi tiết vừa kể rất quan trọng. Bởi đó ở đoạn tường thuật nầy ngài liệt kê ra tất cả mọi bối cảnh của Cuôc Khổ Nạn, trong đó được làm cho nổi bậc lên diện mạo của Người Đầy Tớ đau khổ, mà tiên tri Isaia đã đề cập đến ( Is 50, 6-7): 

   - " Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che măt khi bi mắng nhiết phỉ nhổ. Có Chúa là Chúa Thượng phù hộ tôi, bởi đó tôi đã không hổ thẹn, bởi đó tôi trơ mặt  như đá, Tôi biết mình sẽ không phải thẹn thùng " ( Is 50, 6-7). 

Cuôc Khổ Nạn của Chúa Giêsu đã được viết ra, ghi chép thành văn bản trước, chớ không phải là điều bất ngờ, ngẩu nhiên và Chúa Giêsu đảm nhận lấy với ý thức, đức vâng lời và hiến tặng chính mình.

Nhưng mỗi khi Người đề câp đến, đều gặp phải thái độ không hiểu biết của các môn đệ. 

     a) Chữa người mù tại Giêrico ( Lc 18, 35-43).

Ngay cả đến lúc đang phải đối đầu với những giây phút quyết đinh của sứ mạng mình, Chúa Giêsu cũng không ngần ngại dừng lại doc đường để chữa trị cho một người ăn xin mù loà. Không quên giúp đỡ người nghèo khổ, bởi lẽ không có gì quan trọng hơn, ưu tiên hơn nữa phải thi hành trước. Người mù được thay đổi lạ lùng: anh ta mù loà đang ngồi đó ăn xin và Chúa Giêsu đã biến anh trở thành  thành một môn đệ đi theo Người. 

   - Chúa Giêsu phán: " Anh hãy thấy đi ! Lòng tin của anh đã cứu anh ". Lâp tức anh ta nhìn thấy được và đi theo Người, vừa đi vừa tôn vinh Thiên Chúa. Thấy vây, toàn dân đều cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa, " ( Lc 18, 42-43 ). 

Đi theo và nhìn thấy là hai đặc tính của người môn đê.

Phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu là giải thoát người bị quỷ ám ( Lc 4, 31ss) và phép lạ cuối cùng là chữa người mù được sáng vừa kể.

Hai phép lạ được Thánh Luca chọn trình bày, nhằm định ý nói lên sự chiến thắng của Chúa Giêsu trên hai mãnh lực đối nghịch, cản trở, làm cho con người không nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa trong lich sử: đó là ác qủy và lòng cứng tin. 

     b) Ông Dakêu ( Lc 19, 1-10). 

Ông Dakêu là hình ảnh người tội lỗi sám hối. Cuộc sám hối của ông minh chứng cho thấy 

   - " Những gì không thể được đối với loài người, là điều có thể được đối với Thiên Chúa " ( Lc 18, 27). 

Người giàu có cũng có thể trở thành là nhân chứng của Chúa.

Dakêu cũng là hình ảnh của quyền năng Thiên Chúa, chuyển hoá con người bằng cách làm cho con người thay đổi cuộc sống của mình: 

   - " Nầy Dakêu xuống mau, vì hôm nay Thầy phải ở lại nhà anh " ( Lc 19, 5 ).  

Qua câu nói vừa kể, chúng ta thấy được Chúa Giêsu đối đải với Dakêu một cách thật tế nhị. Bởi lẽ Chúa Giêsu không nói với ông: "Xuống mau đi, vì Ta muốn cải hoá anh " mà là " Ta muốn là khách đổ trọ nhà anh ".

Chúa Giêsu có vẻ làm cho mình trở nên cần Dakêu, để kế đến có cơ hội tha thứ cho ông. Chúa Giêsu đón nhận Dakêu, trước khi có dịp tha thứ cho ông.

Điều vừa kể cho thấy không phải sự sám hối tao nên cảm tình của Chúa Giêsu đối với ông, nhưng chính tình yêu của Chúa Giêsu đối với người tội lỗi khiến cho họ sám hối.

Cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa luôn luôn là ơn được ban cho và đồng thời cũng là giai đoạn kết thúc của một cuộc tìm kiếm.

Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu là thay đổi cuộc sống con người.  

Người thu thuế Dakêu là hình ảnh người môn đệ Chúa Kitô, không vất bỏ đi tất cả, " thoát tục " để theo Người, như những người khác, mà là con người vẫn ở lại trong nhà mình, vẫn tiếp tục công việc của mình, nhưng nhân chứng Chúa Kitô với một phương thức mới, không phải nhằm lợi nhuận như là điều tiên quyết trên tất cả, mà là nhằm đặt công chính làm nền tảng thượng đẳng: 

   - " Thưa Thầy, phân nửa tài sản của con, con cho người nghèo; và nếu con đã chiếm đoạt của ai cái gì, con xin đền gấp bốn " ( Lc 19, 8). 

Gương của Dakêu cho thấy có những môn đệ từ bỏ tất cả để hiến thân cả đời mình, để rao giảng Nước Thiên Chúa ( các giáo sĩ, tu sĩ ), nhưng cũng có những người môn đệ sống và rao giảng Phúc Âm bằng cuộc sống giáo dân hằng ngày của mình giữa trần thế. 

Đoan tường thuật lại câu chuyện ông Dakêu hội nhập nhiều nguyên nhân kiến tao cho cuôc sám hối.

   1) Yếu tố thứ nhứt đó là thái độ " nhanh lẹ, gấp rút ". Cơ hội đang đến gần, cần phải nắm lấy, không có thời giờ để phải mất đi:

    - " Ông liên chạy tới phía trước, leo lên một cây sung, để được nhìn thấy Chúa Giêsu, vì  Người sắp qua đó " ( Lc 19, 3).

  - " Nầy Dakêu, xuống mau đi, vì hôm nay Thầy phải ở lại nhà anh " ( Lc 19, 5).

Dakêu mau mắn vui mừng leo xuống. 

   2 ) Kế đến là thái độ sẵn sàng muốn có được, Dakêu mong uớc được thấy Chúa Giêsu, nhưng không thấy được vì đám đông. Nhân cơ hội sẵn sàng tiếp đón nầy của Dakêu, Chúa Giêsu đến trong đời sống của ông và thay đổi con người của ông. 

   3 ) Yếu tố thứ ba là " khước từ " , tức là tách rời khỏi gia tài của cải giàu sang của mình, để phân phát cho người nghèo. 

   4 ) Sau cùng là " niềm phấn khởi vui mừng " . Gặp được Chúa Giêsu và đón nhận lời đề nghi của Người ( đến trọ lại nhà ông ), Dakêu cảm thấy mình phấn khởi như là tìm được ngọc quý, mà để đạt đươc nên bán đi tất cả, để mua cho bằng được và cảm thấy mình không những không bị mất mát gì mà còn găp được điều mà mình ao ước cả đời. 

Nhưng dù sao đi nữa, Thánh Luca cũng không quên nhắc nhớ chúng ta rằng cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu nhân từ và Dakêu hôm đó cũng không thiếu cơ hội bị nhiều người coi như là gương mù gương xấu:

   - " Thấy vậy, mọi người xì xầm với nhau: " Nhà người tội lỗi, mà ông ấy cũng vào trọ " ( Lc 19, 7 ).

Thái độ của đám đông hôm đó cho thấy quan niệm của họ như là Nước Thiên Chúa chỉ dành cho những người công chính, thay vì ngược lại.

 

     c) Dụ ngôn kho tàng ( Lc 19, 11-28).

Dụ ngôn kho tàng của Phúc Âm Thánh Luca cũng giống như dụ ngôn những yến bạc của Phúc Âm thánh Matthêu ( Mt 25, 14-30).

Thánh Luca kiến trúc dụ ngôn của ngài dựa trên môt sự kiện lịch sử trong thời Chúa Giêsu, mới xảy ra trước đó, vẫn còn sống động trong dân chúng.

Nhưng ý nghĩa của bài dụ ngôn đó là con người phải tìm kiếm trong lịch sử cuộc sống của cải được Chúa ban cho.

Cần phải biết làm cho sinh lợi của cải mà Thiên Chúa đã giao cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống, bởi lẽ chúng ta phải tính sổ trước mặt Chúa về của cải mà Người giao cho.

Hiểu như vậy, cách hành xử phải có đối với những gì được Chúa ban cho không phải là gìn giữ cho khỏi mất , mà phải ra công gắng sức hành xử để chúng được sinh lợi.

Cần phải sống trong trạng thái của người đợi người chủ khắc khe đòi hỏi, muốn thu góp cả những gì ở nơi ông không gieo rắc ": 

   - " Hãy lo làm ăn sinh lợi, cho tới khi tôi đến " ( Lc 19, 13b).

   - " Hỡi đầy tớ tồi tệ ! Tôi cứ lời miệng anh mà xử anh. Anh đã biết tôi là người khắc nghiệt, đòi cái không gởi, gặt cái không gieo. Vậy thì tại sao anh không gởi bạc của tôi vào ngân hàng? Có vậy, khi tôi đến, tôi mới lấy ra đưọc cả vốn lẫn lời chớ " ( Lc 19, 22.24 ). 

Câu nói vừa kể cho thấy Thiên Chúa chờ đợi ở con người chúng ta là những người biết lo lắng, làm lụng gắng sức, chuyên cần.

Con người không phải chỉ đơn sơ là người gìn giữ của cải được Thiên Chúa giao cho, mà còn có bổn phận phải biết dùng của cải, tài năng sinh lợi cho mình và cho cả anh em mình.

Sống đao là vậy !

Bởi đó Thiên Chúa không đặt tổ phụ chúng ta trong vườn địa đàng để " hưởng thụ  " mà là để  " trồng trọt và canh giữ đất đai ": 

   - " Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Eden, để trồng trọt và canh giũ đất đai " ( Gen 2, 15 ). 

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!