Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 48 ); ( 29.09.2013); ( Lc 16, 19-31)

CHÚA NHẬT XXVI  PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM C

NGUYỄN HỌC TẬP 

Ý nghĩa dụ ngôn người nghèo khổ Lazzaro trong Phúc Âm Thánh Lễ hôm nay, chúng ta cũng được truyền thống cỗ truyền văn hóa Ai Cập và  niềm tin Do Thái Giáo thời tiền Phúc Âm nhắc đến.

Truyền thống Ai Cập thuật lại cho chúng ta, Satmi, một dũng sĩ được trời cho phép đi vào thế giới đời sau để thấy tận mắt số phận ngược đảo hạnh phúc và bất hạnh của người nghèo và người giàu cùng chết một ngày như  nhau.

Niềm tin Do Thái Giáo cũng kể lại các nhân vật và số phận ngược đảo tương tợ.

Có thể Chúa Giêsu lấy lại câu chuyện người giàu và người nghèo theo truyền thống nhân gian với ý nghĩa mới của ánh sáng Phúc Âm để giảng dạy cho những ai nghe Ngài lúc đó và được Thánh Luca ghi lại cho chúng ta.

Dụ ngôn người nghèo khỗ Lazzaro đưọc viết lại theo cấu trúc gồm ba điểm chính:

 

a)   Trình bày hai hoàn cảnh cố hữu, đối ngược và song song:

 

Có một người giàu có kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khỗ tên là Lazzaro, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được ăn những thức ăn trên bàn ông ấy rớt xuống, mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó đến liềm ghẻ chốc cho anh ta ” ( Lc 16, 19-21).

 

b)   Đặt vấn đề:

 

Thế rồi người nghèo nầy chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Abraham. Ông nhà giàu cũng chết và người ta đem chôn. Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên thấy tổ phụ Abraham ở đàng xa, và thấy Lazzaro trong lòng tổ phụ ”  ( Lc 16, 22-23).

           c)  Giải đáp sau cùng:       

       “ Con ơi hãy nhớ lại suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi. Còn Lazzaro một đời chịu toàn những bất hạnh…giữa chúng ta đây và các con có vực thẩm lớn đến nỗi bên nầy muốn qua bên kia cũng không được…” ( Lc 16, 25-26).  

Nếu để ý chúng ta thấy ngay trong phần trình bày đầu tiên, diễn tả Lazzaro với hoàn cảnh nghèo khổ, thê thảm, Thánh Luca đã ngụ ý cho chúng ta đoán được tương lai tốt đẹp hơn sẽ nghiêng về phía Lazzaro và bất lợi cho người giàu có.

Người giàu có được trình diện như là người có mức sống sang trọng, thuộc một xã hội thượng đẳng, quyền qúy chọn lọc: 

   - “ có người giàu có kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình ” ( Lc 16, 19). 

Nhưng lại là một người vô danh tiểu tốt,” có người giàu có kia ”, tiêu biểu cho lớp người thuộc đẳng cấp của ông ta, có một cuộc sống hưởng thụ, phẵng lặng vô nghĩa, 

   - “…mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình ” ( id.). 

Trong khi đó thì người nghèo khỗ, bé mọn, mặc dầu không được ai để ý tới, ngoại trừ mấy con chó, thay vì ngầm ngừ, nhe răng dọa nạt cắn sủa inh ỏi, ngoan ngoãn và thông cảm đến liếm ghẻ an ủi nâng đở số phận bất hạnh: 

   - “ Lại có người nghèo khỗ tên là Lazzaro…, thèm được ăn những thức ăn trên bàn ông ấy rớt xuống, mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó đến liếm ghẻ chốc cho anh ta ” ( Lc 16, 21),

 

Người nghèo khỗ đó lại  là người được người ta biết đến với một cái tên, “ Lazzaro”.

Lazzaro” là tên được phiên âm thành tiếng Hy Lạp  từ danh từ Do Thái “éleazar / éliezer ”  có nghĩa là “ Thiên Chúa giúp đở ”.

Như vậy ngay trong tên gọi của người nghèo khỗ Lazzaro đã nói lên cho chúng da viễn ảnh tốt đẹp ngày cánh chung của con người nghèo khỗ, bé mọn, con người luôn được Thiên Chúa chú ý, nâng niu: 

   - “ Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính ta vậy ” ( Mt 25, 40). 

Đọc hiện trạng diễm phúc của Lazzaro sau khi chết, 

    - “ được thiên thần đem vào lòng tổ phụ Abraham ”,  và số phận khốn cùng của người giàu có,  

   - “ …dưới âm phủ đang khi chịu cực hình ” ( Lc 16, 22-23), chúng ta có cảm tưởng rằng Ki Tô giáo là một tôn giáo chủ trương “ trả thù phục hận ”, chống bán và có thái độ hận thù đối với  người có của, giới tư bản và có nhãn quang tiêu cực đối với của cải,  đề cao số phận vô sản của bần cố nông, không khác gì chủ thuyết của Marx-Lenin.

Ki Tô giáo có nhãn quang tiêu cực đối với của cải trần thế hay không?

Chúng ta đã có câu trả lời trong sách Sáng Thế Ký.

Thiên Chúa như người Cha ưu ái, tạo dựng thế giới có giá trị tốt đẹp cho con cái. Thế giới và vũ trụ tốt đẹp đó, không những Thiên Chúa hài lòng tỏ cho chúng ta biết một lần, mà Thánh Kinh còn lập đi lập lại đến bảy lần. Cứ mỗi lần Thiên Chúa dựng nên một sự vật, Ngài hài lòng nhìn lại công trình tạo dựng của Ngài tốt đẹp cho chúng ta, con cái của Ngài: 

   - “ Và Thiên Chúa nhìn thấy đó là điều tốt đẹp ” ( Gn 1, 4.10.12.18.21.25.31) ! 

Thiên Chúa là người Cha ưu ái dựng nên của cải vật chất “ …là điều tốt đẹp ” cho chúng ta, trước khi sinh ra chúng ta, để chúng ta có điều kiện sống xứng đáng với phẩm giá con người và phẩm giá những đứa con của Ngài.

Và rồi sau khi dựng nên ngôi nhà và của cải thế giới vũ trụ khang trang cho, Ngài dựng nên chúng ta “ giống hình ảnh Ngài ” ( Gn 1, 27), có trí khôn ngoan và lòng ước muốn tự do, hạnh phúc vô hạn, phản ảnh lại trí khôn ngoan vô tận và tự do vô hạn của Ngài.

Với trí khôn ngoan biết phán đoán, tiên liệu và sắp đặt đó, Thiên Chúa giao cho chúng ta  thế giới vũ trụ  “ là điều tốt đẹp ” đã được dựng nên cho để chúng ta  

   - “Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để trồng trọt và trông coi ”  ( Gn 2, 15), tạo thêm nhiều và canh giữ tốt đẹp cho chúng ta và cho anh em chúng ta.

Nhưng điều sai lầm của con người  là thay vì dùng trí khôn ngoan biết phán đoán suy tính, tiên liệu và sắp đặt để tạo thêm nhiều của cải và canh giữ tốt đẹp, “ trồng trọt và trông coi  ” cho chúng ta và cho anh em, đứng trước của cải trần thế có giá trị đem lại hạnh phúc, chúng ta quáng mắt, đầu óc trở thành mờ mịt  chỉ còn nhìn thấy của cải và của cải, đăm ra vơ vét, thu tích và hưởng thụ.

Đầu óc trở thành mơ mịt, Thiên Chúa là Cha đã sinh ra mình và tạo dựng mọi điều “ là điều tốt đẹp ” cho mình và cho anh em, là người Chúa đặt cạnh mình để sống với mình cũng không còn biết nhận ra.

Tâm trí chúng ta chỉ còn biết quay cuồng vơ vét, thu tích và hưởng thụ.

Bản tính con người ích kỷ và vô ân của chúng ta hiện ra nguyên vẹn, ngay cả trong cách sống vơ vét, thu tóm và hưởng thụ.

Hiểu như vậy,  phán đoán của Thiên Chúa trong ngày cánh chung đối với chúng ta không có gì khác hơn là bạch hóa những gì ích kỷ,  bất chính mà chúng ta hành xử đối với Chúa và đối với anh em.

Thái độ tăm tối và bất cẩn đó được Chúa Giêsu cảnh cáo ở đoạn Phúc Âm mấy Chúa Nhật trước đây: 

   - “Đồ dại dột ! Nội đêm nay người ta đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ?” ( Lc 12, 20). 

Và đó cũng là những gì Thánh Luca diễn tả lại thái độ của người giàu có trong Phúc Âm Thánh Lễ hôm nay:

   - “ Có một ông giàu có kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình ” ( Lc 16, 19). 

Đôn đáo lo thu tích của cải cho mình và đầu óc tối tăm chỉ biết hưởng thụ đó là những gì sai lầm mà Phúc Âm Thánh Luca hôm nay muốn gởi đến chúng ta.

Căn nguyên của lối hành xử vô ân và bất nhân hay “ vô thần và phi nhân bản ” đó, ngoài ra căn nguyên phát xuất từ bản thể con người bị thương tích bởi nguyên tội, còn do những hiểu biết sai trái hay không muốn hiểu biết Thánh Kinh.

Thánh Kinh thuật lại cho chúng ta rằng nhận loại chúng ta được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài: 

   - “ Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh mình,

Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa,

Người Nam và người Nữ, Ngài dựng nên ” ( Gn 1, 27). 

a) Trước hết con người chúng ta được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, được Chúa ban cho trí khôn ngoan và lòng ước muốn tự do hạnh phúc phản ảnh lại trí khôn vô tận và tự do không bị bất cứ một điều kiện nào ràng buộc của Ngài.

Điều  đó có nghĩa là ngoài trí khôn ngoan ra, Thiên Chúa đã đặt trong tâm khảm mỗi người chúng ta, bất cứ ai, bất cứ ở đâu và ở bất cứ thời đại nào,  lòng khao khát hạnh phúc vô tận khi Ngài dựng nên chúng ta.

Nỗi khao khát hạnh phúc vô tận đó, không có gì, không có bất cứ tạo vật nào có thể thoã mãn được.

Thâu tóm tích trử bao nhiêu của cải cũng vậy, chúng ta chỉ làm việc thu góp nhiều số lượng của cải có giá trị hữu hạn, “ …là điều tốt đẹp ”. Thánh Kinh chưa hề nói cho chúng ta của cải được Thiên Chúa dựng nên “ là điều tốt đẹp nhứt, tuyệt hảo, viên mãn, vô hạn”.

Do đó tổng cộng các đại lượng có giá trị hữu hạn, bao nhiêu bất kể, không bao giờ chúng ta có được một tổng số vô hạn.

Đó là điều vô vọng và bất hạnh của con người chỉ biết chạy theo ảo tưởng thu tóm, tích trử của cải, danh vọng, quyền lực , sắc đẹp, để mong đạt được hạnh phúc vô hạn.

Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu khiển trách ông nhà giàu chỉ biết lo thu tóm, tích trử, mong được mãn nguyện:

   - “Đồ dại dột! Nội đêm nay, người ta đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” ( Lc 12, 20). 

Nỗi khao thát hạnh phúc vô tận mà Chúa đặt vào tâm khảm mỗi người chúng ta, chỉ có Chúa là nguồn hạnh phúc tuyệt đỉnh và vô tận mới có thể lấp đầy khoảng trống đó trong tâm hồn chúng ta.

Đó cũng là lý do tại sao Phúc Âm lập đi lập lại nhiều lần, khuyên bảo chúng ta phải tìm mọi cách chiếm cho bằng được Nước Trời, chiếm cho bằng được chính Thiên Chúa: 

   - “ Ai cầm cày mà còn ngoái lại sau lưng thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa ” (Lc 9, 62), 

   - “  Hãy cố gắng qua cửa hẹp mà vào…” ( Lc 13, 24),

   - “ Ai đến với Ta, mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ Ta. Ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta ” ( Lc 14, 26-27)

   -   “ Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ Ta được ” ( Lc 14, 33 ). 

Chiếm cho bằng được Nước Trời hay chiếm hữu được Thiên Chúa thành nguồn hạnh phúc cho chính mình, đối với người tín hữu Chúa Ki Tô không phải là mơ ước không tuởng, bởi lẽ chính Thiên Chúa tự ban chính Ngài cho chúng ta, ban cho chúng ta tham dự vào chính đời sống của Ngài, để thoả mãn khao khát hạnh phúc tuyệt hảo và vô hạn của chúng ta: 

   - «  Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy » ( Jn 14, 23). 

   - «  Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy ( của Chúa Giêsu), Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta những gì rất qúy báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa… » ( 2 Pt 1, 4). 

Với những gì Chúa Giêsu nói với chúng ta trong những đoạn Phúc Âm vừa kể và biến hy vọng thành thực hữu, có được Thiên Chúa trong huyết quản của mình để sống hạnh phúc mà Thánh Phêrô loan báo cho chúng ta, thái độ gom góp thu tích và chỉ biết hưởng thụ của cải trần gian là thái độ mù quáng, lạc hướng, đánh mất Thiên Chúa, lấy của cải và hạnh phúc hữu hạn trần gian thay cho Thiên Chúa, mục đích mà cuộc sống trần gian phải đạt đến.

Điều đó cắt nghĩa tại sao sau khi  

   - « ông giàu có cũng chết, và người ta đem chôn » ( Lc 16, 22),

   - «  Dưới âm phủ, ông ta phải chịu cực hình… » ( Lc 16, 23) và giữa ông ta và Lazzaro, «  người được Chúa giúp đở », có một khoảng cách không thể vượt qua :

   - «  …giữa chúng ta đây và các con ở đó, có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên nầy muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó qua bên chúng ta đây cũng không được » (Lc 16, 26).

 

Khoảng cách không thể vượt qua đó là vực thẳm giữa có Thiên Chúa và không có Thiên Chúa.

Hai trạng thái mâu thuẩn nhau ( contradictoires), không thể có con đường thứ ba : 

  -« Ens et non-ens, tertia non datur » ( một nguyên tắc căn bản của Luận Lý Học). 

 

c)   kế đến, «  Thiên Chúa tạo dựng nên con người giống hình ảnh Thiên Chúa » ( Gn 1, 27).

Điều đó không chỉ có nghĩa là Chúa ban cho chúng ta trí khôn ngoan,lòng ước muốn tự do và niềm khao khát hạnh phúc vô hạn như đã nói, mà còn cho chúng ta ý nghĩa phải hành xử trong cuộc sống chúng ta theo khuôn cách hành xử của Thiên Chúa.

Đó cũng là những gì Chúa Giêsu căn dặn chúng ta: 

   - «  Anh em hãy nên trọn hảo, như Cha anh em trên trời là Đấng trọn hảo » ( Mt 5, 48). 

Tư cách « trọn hảo như Cha trên trời » mà Chúa Giêsu huấn dạy chúng ta không phải là cử chỉ « đường đường chính chính, dù một chấm một phết trong luật Moisen » cũng không bỏ qua, nhưng lại « lách sang rổi bỏ đi luôn » ( Lc 10, 31.32) của vị tư tế và thầy thông thái luật, trước hoàn cảnh khốn cùng của người bị cướp đánh, trong dụ ngôn người Samaritano nhân lành.

«  Trọn hảo như Cha trên trời » cũng không có nghĩa là lánh xa hạng người nghèo khổ, bẩn thiểu, tội lỗi, để khỏi bị « ô nhiểm, đê tiện hoá » như họ,  bởi lẽ chính Chúa Giêsu đến ngồi ăn cùng bàn và hoà đồng với họ ( Mt 9, 10), và bênh vực họ : 

   - «  Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi » ( Mt 10, 13). 

Như vậy, «  trọn hảo như Cha trên trời » là hành động như Thiên Chúa, ân sủng chúng ta nhận được nhưng không do Thiên Chúa ban cho, chúng ta có bổn phận ban phát lại cho anh em chúng ta, bởi lẽ họ cũng là con Thiên Chúa, được mời gọi «  tham dự vào bản tính Thiên Chúa » ( 2 Pt 1,4), như chúng ta. 

Thành ngữ «  trọn hảo như Cha trên trời » mà mọi người chúng ta được kêu gọi phải có trong nếp sống Ki Tô hữu, được Thánh Luca viết ra dưới một dạng thức khác, để giải thích rỏ hơn : 

   - «  Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ  » ( Lc 6, 36). 

«  Có lòng nhân từ như Cha trên trời » không phải chỉ biết xúc động trước nhu cầu hay bất hạnh của người khác, mà còn biết biến tình cảm và hiểu biết của mình thành hành động, như người Samaritano nhân lành đã thực hiện: 

   - « Ông hãy đi và cũng làm như vậy » ( Lc 10, 37).  

Nhưng muốn dấn thân phục vụ anh em, biết thương yêu anh em bằng tình cảm và bằng hành động, chúng ta phải biết hy sinh từ bỏ và khiêm nhượng : 

   - «  Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo » ( Lc 9,  23).

   - «  Nhưng anh em thì không phải thế, trái lại, ai lớn nhứt trong anh em, thì phải nên người nhỏ nhứt, và kẻ làm đầu thì phải nên người phục vụ » ( Lc 22, 26). 

Điều đó cắt nghĩa tại sao

   - «  …ông giàu có kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình » ( Lc 16, 19)  không hề thấy hay hay biết  

   -« có một người nghèo khó tên là Lazzaro, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được ăn những thứ trên bàn ăn của ông rớt xuống mà ăn cho no » ( Lc 16, 20), mà đến nỗi mấy con chó cũng thấy và biết thương : 

   - «  Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc cho anh ta » ( Lc 16,21), không phải là cử chỉ «  anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ ». 

Đọc kỷ đoạn Phúc Âm, chúng ta không hể thấy ông nhà giàu có cử chỉ gì độc ác, xấu xa, tàn bạo đối với Lazzaro.

Ông nhà giàu cũng được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài ( Gn 1, 27), nhưng với cuộc  sống « …mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình » làm ông ta tối mắt, không còn biết cách hành xử giống như Thiên Chúa, « hãy nên trọn hảo như Cha trên trời », «  hảy có lòng nhân từ, như Cha anh em trên trời là Đấng nhân từ ».

Ông chỉ có mỗi tội duy nhứt , với của cải và cuộc sống vương  giã, ông  đã đánh mất Thiên Chúa và đánh mất anh em, tạo cho mình một cực thẳm xa cách không thể vượt qua đối với Chúa và đối với anh em : 

-«  Giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên nầy muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được » ( Lc 16, 26). 

Cuộc sống Ki Tô hữu là cuộc sống đối với Chúa và đối với anh em bằng tâm tình yêu thương  và bằng hành động vì yêu thương..

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!