Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( C 47 ); ( 22.09.2007); ( Lc 16, 1-13)

CHÚA NHẬT XXV  PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM C

 

NGUYỄN HỌC TẬP 

Đoạn Phúc Âm hôm nay gồm có một dụ ngôn ( Lc 16, 1-8a), một đoạn bình luận ngắn ngủi: 

   - " Quả thế con cái đời nầy khôn khéo hơn con cái sự sáng, khi xử sự với người đồng loại" ( Lc 16, 8b) và một loạt các câu tục ngữ, khiến chúng ta đặc tâm chú ý đến cách xử dụng của cải trần thế; 

   - " Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi vĩnh cửu" ( Lc 16, 9),

   - " Ai trung tín trong việc  nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn, ai bất lương trong việc nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn" ( Lc 16, 10),

   - " Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì sẽ ghét chủ nầy và yêu thương chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ nầy, mà khinh dể chủ nọ" ( Lc 16, 13). 

Các lời giảng dạy trong đoạn Phúc Âm hôm nay, dụ ngôn, đoạn bình luận và loạt các câu tục ngữ là những lời giảng dạy Chúa Giêsu nói với các môn đệ và những ai đang đi theo Người hôm đó, trên đoạn đường lên Giêrusalem.

 

1 - Dụ ngôn được kể lại với văn mạch trong sáng dễ hiểu và theo tiến trình tự nhiên của kinh nghiệm cuộc sống hằng ngày, nhưng lời kết luân ở câu 8 có thể làm cho ai nghe Chúa Giêsu hôm đó cũng bất ngờ vì hai lý do: 

- lý do thứ nhứt là câu kết luận không cho người nghe được biết những con nợ được quản gia biệt đải, nhận được lợi lộc, có thực sự biết ơn người quản gia, đón tiếp ông ta vào nhà họ, sau khi bị thất sủng với gia chủ hay không.

- ly do thứ hai là sự tái hiện diện của gia chủ trong bối cảnh được diển  tả, và thay vì la ó, mắng nhiếc người quản gia bất trung, ông lại khen hắn ta là người lanh lợi, " sáng suốt ";  trước tình trạng thất sủng, có thể bị dí vào góc tường chờ chết đói, hắn ta lại biết " lanh lợi ", dùng mưu kế, tạo cho mình một tương lai thoả đáng: 

   - " Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó hành động khôn khéo" ( Lc 16, 8).    

So sánh giữa " con cái đời nầy "  và " con cái ánh sáng ", là những kẻ đón nhận Nước Thiên Chúa, tham dự vào Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu khuyến khích " con cái ánh sáng " cũng phải biết khôn ngoan, toan tính, chuyên cần lo cho tương lai mình như, như " con cái đời nầy ", dĩ nhiên là không phải bằng tâm địa lưu manh và phương thức bất chính của họ, cho bằng dùng trí óc khôn ngoan, nhận xét đâu là việc và lúc phải làm và dấn thân chuyên cần, thực hiện theo đường lối công chính, thay vì  " điềm nhiên tọa thị ", dững dưng " ngồi ngáp" hay vô trách nhiệm " lách sang rồi bỏ đi luôn": ( Lc 10, 29-37): 

   - " Quả thế, con cái đời nầy khôn khéo hơn con cái sự sáng, khi xử sự với người đồng loại" ( Lc 16, 8b),

   - " Bao lâu các ông còn có ánh sáng, thì hãy tin vào ánh sáng, để trở nên con cái ánh sáng" ( Lc 12, 36),

   - " Vì tất cả anh em là con cái ánh sáng, con cái của ban ngày. Chúng ta không thuộc về đêm và cũng không thuộc về bóng tối " ( 1 Thes 5, 5),

   - " Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ trong Chúa, anh em là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng" ( Eph 5, 8 ). 

Qua ý nghĩa của những câu được trích dẫn, chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của dụ ngôn và các câu tục ngữ được Chúa Giêsu dùng để khuyến dạy các môn đệ và những ai theo người hôm đó trên đường lên Giêrusalem, dĩ nhiên là cho cả chúng ta: Nước Thiên Chúa đang đến giữa họ, qua sự hiện diện của Người, và chương trình cứu rỗi đang được thực hiện.

Các môn đệ, những ai nghe Người hôm đó và cả chúng ta " con cái ánh sáng", đang tham dự vào Nước Thiên Chúa, phải có quyết định thích đáng, không chần chừ, không chểnh mảng, mà phải dứt khoát, lập tức như thái độ của " con cái đời nầy". Ý nghĩa đó được Thánh Luca kể lại thái độ của người quản gia, bằng cách dùng động từ ở thì " mệnh lệnh tính" ( impératif):  

   - " ...Bác nắm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi" ( Lc 16, 6).

   - " ...Bác nắm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi" ( Lc 16, 7b).

Bởi vì tùy theo thái độ dứt khoát, không chần chừ, chểnh mảng đó mà mình thiết định được tương lai của mình.

Nước Trời đã đến và đang được thực hiện giữa họ, không thể để mất cơ hội để mình được tham dự:

   - " Còn nếu Ta dựa vào Thánh Thần của Thiên Chúa mà trừ qủy, thì quả là Triều Đại của Thiên Chúa đã đến giữa các ông" ( Mt 12, 28).

 

2 - Trong các lời phán đoán ở câu 9-13, Thánh Luca mời gọi những ai đọc Phúc Âm ngài chú ý đến việc dùng của cải một cách chính đáng.

Trong câu 9, của cải được coi là " bất chính ": 

   - " ...hãy dùng của cải bất chính mà tạo lấy bạn bè..." ( Lc 16, 9). 

Dĩ nhiên  của cải được ghép cho tỉnh từ  " bất chính" đó, không phải là của cải đời nầy tự nó  vô giá trị hay xấu xa nhơ bẩn, cần phải " vất đi ", xa lánh, " thoát tục", mà là của cải có liên hệ đến cách hành xử của người quản gia " phung phí của cải " của gia chủ: 

   - "...bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi...một ngàn giạ lúa..., viết lại tám trăm thôi..." ( Lc 16, 1.6.7). 

Hiểu như vậy, đó là lời mời gọi hãy sám hối,  dùng của cải mình giúp đỡ cho người nghèo. 

Một ý nghĩa khác có liên hệ đến " của cải bất chính" đó là thái độ hành xử, của người quản gia trong cách quản trị của cải của người khác, mà tiêu xài phung phí tùy hỷ  như là của chính mình: 

   - " Người ta tố cáo với ông là anh nầy phung phí của cải nhà ông..." ( Lc 16, 1). 

Trong ý nghĩ đó lời mời gọi có thể được hiểu là mời gọi ám chỉ đến thành phần giàu có trong xã hội, tự coi gia sản họ có được như là tài sản tuyệt đối của chính họ, họ là chủ nhân ông, " có quyền tư hữu ",  trong khi đó thì theo tinh thần Phúc Âm của cải ở đời nầy là của cải của Thiên Chúa, được Thiên Chúa là Đấng tác tạo nên.

Hiểu như vậy, thành ngữ " của cải bất chính" ( Lc 16, 9), được hiểu là của cải không được coi là của Chúa và được mình tiếp nhận, có được như là của cải Chúa giao cho để quản trị, mà là của cải thực hữu được dùng để thoả mãn lợi nhuận và lợi thú của mình, kể cả thú tính không xứng đáng với phẩm giá con người. 

Câu 9, có lối cấu trúc cũng giống như câu 4, nói lên cách hành xử tiền liệu của người quản gia, được xem như là mẫu gương cần bắt chước, phân phát của cải để tạo thân hữu láng giềng cho mình: 

   - " Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ" ( Lc 16, 4).

   - " ...hãy dùng của cải bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu" ( Lc 16, 9).  

Và hiểu ý nghĩa cách hành xử vừa kể theo tinh thần của câu Phúc Âm được Thánh Luca nêu lên trước đó, phân phát của cải để tạo nên bạn hữu láng giềng về sau là phân phát cho người nghèo khổ: khi chết đi những người nghèo khổ đó chính là những kẻ giúp đở chúng ta vào Nước Thiên Chúa, của cải giàu sang vật chất không tạo được lợi ích gì khi chúng ta nhắm mắt xuôi tay:  

   - " Hãy bán tài sản của mình mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền không hề cũ rách, một kho tàng không thể hao hụt trên trời, nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục phá" ( Lc 12, 33). 

Câu 10 nêu lên câu tục ngữ về lòng trung thành, cách hành xử, ngược lại thái độ gian ngoa của người quản gia phung phí của và bất chính.

Điều đó cũng nói lên cách hành xử phải có của chúng ta trong việc " quản trị " của cải trần thế ( việc nhỏ) Chúa giao cho, liên quan đến tiêu chuẩn để chuẩn định lòng trung thành với Thiên Chúa ( việc lớn), được vào Nước Thiên Chúa hưởng hạnh phúc đời đời với Người: 

   - " Ai trung tìn trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn..." ( Lc 16, 10). 

Và ý nghĩa của câu tục ngữ vừa kể được hai câu 11-12 làm sáng tỏ hơn, trong đó được đề cập trở lại " của cải bất chính" và được đối chiếu với       " của cải dành riêng cho anh em": 

   - " Vậy nếu anh em không trung tín trong việc xử dụng của cải bất chính, thì ai tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em? Và nếu anh em không trung tín trong việc xử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải sẽ dành riêng cho anh em" ( Lc 16, 11-12). 

Ý nghĩa của " của cải chân thật "  được hiểu theo ý nghĩa của câu ( Lc 12-13), trong đó Thánh Luca đề cập đến " kho tàng trên trời", " túi tiền không hể cũ rách...kho tàng không hề hao hụt trên trời" , chúng ta vừa trích dẫn ở trên. 

" Kho tàng không hề hao hụt trên trời " là của cải gia sản duy nhứt, mà con người có thể xem là của cải đích thực của mình: " kho tàng dành riêng cho anh em" ( Lc 16, 12).

Nhưng muốn có được " kho tàng dành riêng cho anh em " đó, người môn đệ Chúa Ki Tô phải biết quản trị một cách hữu hiệu và trung tín của cải vật chất ở trần thế: 

   - " Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín tong việc lớn" ( Lc 16, 10).

 

3 - Câu 13 là câu cuối cùng của đoạn Phúc Âm hôm nay, chính là chìa khóa để có thể hiểu được rõ ràng hơn các câu tục ngữ được Chúa Giêsu dùng để giải thích dụ ngôn trên: 

   - " Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ nầy và yêu mến chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ nầy, mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi của cải được" ( Lc 16, 13). 

Trong câu Phúc Âm vừa kể " của cải "  hay  " mammona" ( tiếng aramaico), phát xuất từ gốc "  'mn  ", có cùng gốc như từ ngữ " amen" chúng ta thường dùng để kết thúc lời nguyện của chúng ta.

Cả hai từ ngữ đều chứa đựng ý nghĩa " vững chắc , chắc chắn ", chúng ta kết luận lời kinh nguyện bằng " amen" với lòng tin  chắc chắn được Chúa nhâm lời và ban cho lời nguyện ước; cũng vậy " mammona" ( của cải)   nói lên một thực tại mà con người có thể " yên tâm, vững bụng, đặt tin tưởng của mình", như là nơi vững chắc để mình nương tựa.

Hiểu được tư tưởng đó trong câu ( Lc 16, 13) vừa kể, chúng ta thấy được sự đối chọi giữa những ai đặt tin tưởng vào Thiên Chúa và những ai đặt tin tưởng vào " của cải giàu sang, mammona", mà họ tưởng là nơi vững chắc và ơn cứu độ mà con người chạy theo tìm kiếm, " của cải chân thật ". Nhưng chính " của cải giàu sang , mammona" đó sẽ biến người chạy theo nó thành đầy tớ nô bộc của nó, "... vừa làm tôi của cải được" ( Lc 16, 13). 

Cũng trong cùng ý nghĩa đó tiên tri Amos đã cảnh tỉnh chúng ta, trong bài đọc thứ nhứt, sự đối chọi không thể sát nhập vào nhau giữa việc lựa chọn đức tin và cuộc sống chạy theo của cải như là khuôn thước đo lường, là thực tại thu hút hết cả cuộc sống con người: 

   - " Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi của cải được" ( Lc 16, 13), 

 Cách hành xử làm tôi của cải đó, tiên tri Amos cảnh cáo chúng ta là Thiên Chúa sẽ không bao giờ quên, bởi vì chúng ta bỏ Người, quay đi thờ phượng của cải, đến độ không còn coi ra gì  kẻ thân cận và người nghèo khổ đáng được giúp đở: 

   - "  Hãy nghe đây, hỡi những ai đàn áp người cùng khổ và tiêu diệt kẻ nghèo hèn trong xứ...Thiên Chúa đã lấy thanh danh là niềm hảnh diện của Giacob mà thề: Ta sẽ chẳng bao giờ quên một hành vi nào của chúng" ( Am 8, 4.7). 

Thật là một câu lên án nặng nề, nói lên những ai thu tóm giàu có trên đầu trên cổ người nghèo khó, yếu đuối, dùng quyền lực đàn áp những kẻ thấp cổ bé họng,"  bịt miệng" tha hoá con người như súc vật,  không có một phương tiện nào trong tay để tự bênh vực mình, những kẻ đó  là những kẻ không có cách gì được tha thứ, án phạt của họ đã được để sẵn đó, trước mặt Thiên Chúa: 

   - " ...đàn áp người cùng khổ và tiêu diệt kẻ nghèo hèn trong xứ...Ta sẽ chẳng bao giờ quên một hành vi nào của chúng" ( Am 8, 7). 

" Dân Chủ ": có nghĩa là

   - dân làm chủ,

   - Đảng lãnh đạo,

   - Nhà Nước quản lý .

Đó là chủ trương  của Đảng và Nha Nước.

Không biết Đảng và Nhà Nước có lãnh đạo và quản lý theo tiếng nói lương tâm ngay chính của mình, như tinh thần Phúc Âm chỉ dẫn hướng mà chúng ta vừa suy niêm, hướng về viễn ảnh tương lai đời sống bất diệt của con người hay không ?

.

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!